Vị trí đầu tiên, loài chim này sở hữu tốc độ nhanh hơn cả một viên đạn. Tốc độ luôn là yếu tố cốt lõi, là kỹ năng sinh tồn quan trọng nhất của động vật. Có đến hơn 11000 loài chim trên thế giới, và điều gì đã giúp chúng có thể tiếp tục tồn tại, sinh sôi và phát triển cho đến ngày nay. Có thể hiểu đơn giản, là vì tất cả chúng đều có những kỹ năng sinh tồn độc đáo cho riêng mình, chúng còn sỡ hữu thứ tốc độ nhanh đến kinh ngạc, đây cũng có thể là vấn đề của sự sống và cái chết. [ 10 Loài Chim Nhanh Nhất Thế Giới ]
Xem thêm:
Mục Lục
Đà điểu 70 km/h
Đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách, là loài chim có cơ thể khá đồ sộ, đây cũng là loài chim lớn nhất thế giới. Đà điểu châu Phi trống trưởng thành có thể đạt chiều cao đến 2,5 mét và trọng lượng lên tới 150 kg.

Trong tự nhiên đà điểu châu Phi sống ở thảo nguyên savanna và vùng Sahel, về phía Bắc và Nam của vùng rừng xích đạo châu Phi. Mặc dù có cánh nhưng đà điểu lại là loài không biết bay, như để bù lại cho khuyết điểm này, thì chúng lại sở hữu thứ tốc độ chạy nhanh đến khó tin.
Chân của đà điểu có hai ngón với một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa, điểm độc đáo này giúp cho khả năng chạy của đà điểu trở nên vô cùng tốt. Hơn thế, trên mỗi ngón chân đều được trang bị thêm móng chân dài đến tận 7 cm, và điều này khiến chúng trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Trên các vùng đồng cỏ rộng lớn, tốc độ đi bộ của đà điểu chỉ khoảng 16 km / h. Nhưng khi gặp nguy hiểm, chúng có thể tung người nhảy cao đến 2,5 mét trên không, và tốc độ chạy lúc này có thể đạt đến tận 70 km một giờ.
Đôi chân to lớn và cứng cáp của đà điểu là thứ vũ khí tấn công vô cùng tốt, chúng có thể tạo ra những cú đá rất mạnh, những cú đá này có thể khiến đối thủ chết ngay tại chỗ.
Vịt cát ngực đỏ 130 km/h
Loài vịt này sở hữu cái mỏ màu đỏ vô cùng nổi bật, và chúng cũng rất dễ dàng được nhận ra khi bơi lội trên mặt nước. Mặc dù cơ thể chúng không quá to lớn, nhưng chúng lại là một trong những loài chim có tốc độ di chuyển cực kỳ nhanh.

Vịt cát ngực đỏ sinh sống chủ yếu tại các vùng sông hồ, chúng tìm bắt các loại tôm, cua, cá nhỏ … làm thức ăn. Và khi gặp nguy hiểm bất ngờ, chúng trở nên nhanh đến khó tin, đôi cánh của chúng vỗ nhanh trên mặt nước, thoạt nhìn thì có vẻ hơi vất vả và vụng vệ, nhưng hiệu quả là vô cùng tốt, trong một khoảng thời gian ngắn “chạy nước rút”, nó đã nhanh chóng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
Có thể nói, những con vịt này giống như một tên lửa nhỏ, lao về phía trước rất nhanh chóng, tốc độ tối đa mà loài vịt này có thể đạt được là 130 km / h. Mặc dù chúng là vịt, nhưng chúng được pháp luật bảo vệ, và tốt nhất bạn không nên đặt chúng trên bàn ăn.
Ngỗng cánh nhọn 141 km/h
Thoạt nhìn loài ngỗng này trông như sự kết hợp vụng về giữa một con chim én và con quạ, nhưng chúng lại là ngỗng và sỡ hữu một cơ thể khá mập mạp. Loài ngỗng này được tìm thấy tại các vùng đất ngập nước ở phía đông châu Phi.
Chúng có chiều dài cơ thể khoảng từ 90 – 100 cm, cân nặng trung bình khoảng từ 6 – 7 kg, kỷ lục cân nặng hiện tại là 10kg. Loài ngỗng này thích sinh sống theo từng nhóm nhỏ, đặc biệt chúng thích tụ tập cùng nhau trong mùa sinh sản và di cư.
Ngỗng cánh nhọn chủ yếu là loài ăn thực vật, bao gồm các hạt và quả… Chúng thường quanh quẩn tại các khu vực lau sậy và ít di chuyển nhiều. Tuy nhiên, bản thân chúng không phải là loài chậm chạp. Ngược lại, chúng sở hữu khả năng bay phi thường.

Theo các nhà khoa học, có thể do thói quen di cư hàng năm hoặc sự tiến hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà khi trưởng thành, đôi cánh của loài ngỗng này trở nên rất rộng khi xòe ra, với đôi cánh này, chúng rất thích hợp cho những chuyến bay đường dài. Theo các số liệu thống kê liên quan, tốc độ bay của chúng có thể đạt tới 141 km/h.
Cốc biển 153 km/h
Đây là một loài chim biển lớn, với chiều dài cơ thể khoảng 100 cm, khi đôi cánh được dang rộng ra, chiều dài sải cánh có thể lên đến tận 3 mét. Chúng có vẻ bề ngoài khá ấn tượng, với túi họng màu đỏ cồng kềnh trước ngực chim trống, trong quá trình tán tỉnh, túi màu đỏ này sẽ phồng to lên như một quả bóng khổng lồ, để thu hút chim mái.

Loài chim này chủ yếu sinh sống tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên các hòn đảo, tổ của loài chim này sẽ được làm giữa các cây hoặc bụi rậm. Giống như hầu hết các loài chim biển khác, cốc biển cũng là loài không giỏi trong việc đi bộ, kể cả bơi lội cũng vậy. Thứ duy nhất mà chúng giỏi vượt trội đó là kỹ năng bay lượn trên bầu trời.
Cốc biển thường chao lượn trên không trung để quan sát tìm kiếm con mồi dưới nước, hoặc những con cá bay vọt trên mặt nước. Những lúc như vậy, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, chim cốc có thể liệng xuống với tốc độ 153 km/h để tóm lấy con mồi, không những tốc độ cực nhanh mà độ chính xác cũng phải tuyệt đối.
Khi đã tóm được con mồi, sử dụng đôi cánh dài quá khổ của mình một lần nữa nâng cơ thể bay vụt trở lại với trời xanh. Không chỉ sở hữu tốc độ bay và sự chính xác đến điêu luyện, cốc biển còn là một trong những loài chim có chuyến bay lâu nhất thế giới, với sự hỗ trợ thích hợp của hướng gió, chúng có thể bay lượn trên không trung liên tiếp trong 60 ngày không ngừng nghỉ.
Và trong 60 ngày này, cốc biển cũng thực hiện hành vi cướp con mồi của loài chim khác ngay trên không trung, để bổ sung nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, có thể nói cốc biển là một trong những tên cướp không quân mạnh mẽ nhất về thể chất.
Cắt Trung Quốc 161 km/h
Đây là một trong những loài chim cắt hoang dã được pháp luật bảo vệ khá nghiêm ngặc ở Trung Quốc. Chúng là loài chim cỡ trung bình, với chiều dài thân khoảng 36 cm, trọng lượng giao động từ 140 – 340 gram.
Mặc dù chúng có kích thước khiêm tốn nhưng kỹ năng của chúng thì cực kỳ mạnh mẽ. Loài chim này sở hữu những móng vuốt vô cùng sắc nhọn, dùng để săn bắt các loài chim nhỏ cỡ chim sẻ.
Hầu hết chim cắt Trung Quốc đều di cư, khi sự thay đổi giữa các mùa thay đổi, chúng sẽ bay đến những nơi có không khí ấm áp hơn để sinh sống. Chuyến bay của loài chim này rất nhanh và linh hoạt, tốc độ nhanh nhất mà chúng có thể đạt được khi bay là 161 km / h. Chúng thường tạo ra những nhịp đập cánh nhẹ và rồi chao lượn trong không trung một quảng ngắn để tiết kiệm năng lượng.

Thói quen săn mồi của loài chim này cũng khá thú vị, chúng thường không đậu trên mặt đất, mà thường rượt đuổi con mồi trên không trung, tóm và ăn con mồi ngay trong chuyến bay.
Yến đuôi nhọn họng trắng 169 km/h
Loài chim này được đặt tên theo cái đuôi nhọn hình kim và cổ họng màu trắng của nó. Loài yến này chủ yếu sinh sống tại các khu vực trống trải ở các khu rừng núi và vùng thung lũng sông.
Trong mùa sinh sản, chúng thường làm tổ tại các kẽ đá hoặc hốc cây, mỗi lứa loài chim này thường để khoảng từ 2 – 6 quả trứng.
Yến đuôi nhọn họng trắng thường săn bắt và ăn các loài côn trùng nhỏ, như kiến, ruồi, bướm đêm… Khi đi săn, chúng chao lượn và tóm con mồi ngay trên không trung, đôi khi chúng cũng bay rất thấp ở sát mặt nước để tìm kiếm con mồi.

Tốc độ bay của chúng có thể đạt tối đa 169 km / h. Trong khi đi săn, chúng có xu hướng bay lên cao một cách nhanh chóng, nhắm vào mục tiêu rồi vỗ cánh thật mạnh lao thẳng đến. Khi bay với tốc độ nhanh như vậy, nếu đứng gần bạn sẽ nghe thấy âm thanh vù vù khi chúng vút qua. Và hơn hết, loài chim này hầu như có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới, có nghĩa là phạm vi phân bố của chúng rất rộng, hãy ngẩn đầu lên bầu trời và tìm chúng nhé, biết đâu may mắn bạn sẽ nhìn thấy chúng đang săn mồi trên không trung đấy.
Ưng đuôi lửa 193 km/h
Đây là một trong những loài chim có phạm vi phân bố rộng rãi khắp Bắc Mỹ. Bộ lông của Ưng đuôi lửa có thể thay đổi tuỳ vào phân loài và khu vực sống. Tuy nhiên hầu hết phần đầu đều có màu nâu sẫm, lưng có màu nâu đậm xuất hiện những đốm sáng từ hung đến trắng. Cân nặng giao động từ 690 – 1600 gram. Chim mái thường to lớn hơn chim trống khoảng 25%.

Ưng đuôi lửa có thói quen bay lượn khá đặc biệt, chúng sẽ dang rộng đôi cánh của mình hết cỡ, điều này giúp chúng giảm đi tần suất vỗ cánh để tiết kiệm năng lượng hết sức có thể. Trong trạng thái bay thông thường, tốc độ của chúng chỉ đạt khoảng 32 – 64 km / h. Tuy nhiên, khi chúng phóng xuống từ trên cao, tốc độ mà chúng đạt được tăng lên đáng kể, lên đến tận 193 km /h.
Bên cạnh đó, đây cũng là loài chim săn mồi theo kiểu cơ hội, nghĩa là chúng không chủ động tìm kiếm con mồi, mà sẽ đứng yên chờ đợi con mồi thình lình xuất hiện.
Cắt Bắc Cực 209 km/h
Loài chim cắt này sinh sống chủ yếu ở vùng cao nguyên Bắc Cực, chúng cũng xuất hiện tại các vùng đất nông nghiệp, bờ biển và các vùng thảo nguyên bản địa. Tương tự như các loài chim cắt khác, nhưng loài cắt này sở hữu một cơ thể khá to lớn, với chiều dài thân lên đến 60 cm, trọng lượng giao động từ 1 kg đến 2,1 kg.

Mỏ có móc cong quặp vô cùng sắc nhọn, đặc thù của những loài chim săn mồi dũng mãnh. Thức ăn chủ yếu của loài chim này là chim và các loài động vật có vú nhỏ lên đến kích cỡ của thỏ rừng. Con mồi thuộc lớp chim có kích thước từ chim sẻ đến ngỗng, trong đó bao gồm Mòng biển, Qụa, các loài chim lội, đến cả các loài chim săn mồi nhỏ.
Lại nói đến khả năng và tốc độ bay của loài chim này, chúng thường bay theo đường thẳng ở độ cao thấp, sau khi con mồi được nhìn thấy, nó nhanh chóng gập cánh lại, lao vút đến con mồi, giống như một phi tiêu được ném ra hết tốc lực, tốc độ mà loài chim này đạt được lúc này lên tới 209 km một giờ.
Ngoài tốc độ, loài chim này còn rất thông minh khi biết hợp tác cùng nhau săn mồi. Nếu một con chim đang lẩn trốn trong hang đá, thì chim cắt mái sẽ lao vào hang, trong khi chim cắt trống thì chờ đợi sẵn ở bên ngoài và sẵn sàng tóm lấy con mồi nếu nó bay ra.
Đại bàng vàng 240 – 320 km/h
Phân bố ở vùng ôn đới của Bắc bán cầu, nơi xuất hiện những dòng sông đóng băng và tuyết phủ trắng xóa. Đại bàng vàng là loài chim săn mồi to lớn, chúng sở hữu một đôi cách khổng lồ lên đến 2,5 mét, điều này cho thấy chúng không thể hoạt động tốt trong môi trường rừng rậm. Không những đôi cánh to lớn, cơ thể đại bàng vàng cũng có thể dài đến 1 mét, cân nặng lên đến 7 kg.
Với cơ thể to lớn đồ sộ như vậy, môi trường sống của chúng cũng trở nên thoáng đãng hơn, khi chúng chủ yếu xuất hiện tại các vách núi cao, đồng cỏ và sa mạc. Đối mặt với môi trường khắc nghiệt, chúng không hề sợ hãi. Đại bàng có thể xuất hiện ở độ cao lên đến 4000 mét, nơi mà các loài chim khác ít khi có mặt.
Đại bàng vàng thường hoạt động một mình hoặc theo từng cặp, đôi khi những nhóm nhỏ có thể tụ tập lại vào mùa đông khi nguồn thức ăn khan hiếm. Đại bàng rất giỏi chinh phục độ cao và chao lượn, chúng có thể dành hàng giờ để chao lượn trên không trung quan sát tìm kiếm con mồi dưới mặt đất.

Chúng sử dụng đôi cánh và đuôi rất linh hoạt, để kiểm soát hướng bay, độ cao và tốc độ bay. Khi mục tiêu được tìm thấy, nó nhanh chóng gấp đôi cánh lại, phóng thẳng xuống với tốc độ đạt từ 240 – 320 km / h.
Đôi chân với các móng vuốt dang rộng, sẵn sàng tóm lấy và giữ chặt con mồi. Lực bóp của bàn chân đại bàng vàng cực kỳ khỏe, nó có thể đâm xuyên hộp sọ con mồi bằng những cái móng sắc nhọn của mình.
Cắt Saker 322 km/h
Cắt Saker sinh sản từ trung tâm châu Âu sang phía đông châu Á. Chúng chủ yếu là loài di cư ngoại trừ ở các phần cực Nam trong phạm vi chúng sinh sống. Chim cắt saker trú đông ở một số vùng của châu Phi, như bán đảo Ả Rập, bắc Pakistan và vùng phía tây Trung Quốc.

Loài chim này có chiều dài cơ thể khoảng 60 cm, cân nặng khoảng 1200 gram. Chim cắt saker dành phần lớn thời gian trong ngày để săn mồi. Không như loài cắt lớn lao xuống con mồi từ trên cao, ưng saker lại chọn cách săn đuổi con mồi theo chiều ngang và thường ở sát mặt đất.
Khi săn mồi, loài chim này rất kiên nhẫn, chúng quan sát con mồi trên không trung hoặc đậu tại một cành cây thông thoáng tầm nhìn và chờ đợi con mồi. Khi con mồi được phát hiện, chúng đột ngột lao xuống tóm lấy con vật.
Chúng khá nhanh nhẹn và mạnh mẽ, khi bay chúng có thể đạt được tốc độ 120 – 150 km/h, vận tốc tối đa mà loài chim này có thể đạt được là 322 km/h, với tốc độ này khi bất ngờ sà xuống, con mồi có rất ít cơ hội trốn thoát.
Cắt Saker là một hiện thân của sự hung dữ và nhanh nhẹn như một lưỡi dao sắc bén.
Cắt lớn 389 km/h
Được mệnh danh là loài chim nhanh nhất thế giới, chúng sở sải cánh rộng và là kẻ nhanh nhất trong thế giới động vật, điển hình với những cú liệng từ trên cao lao vút xuống đạt đến vận tốc 389 km/h.
Cắt lớn có chiều dài cơ thể từ 34 đến 58 cm, sải cánh từ 74 đến 120 cm, cân nặng giao động từ 330 đến 1500 g, với chim mái sẽ lớn hơn chim trống khoảng 30%.
Cắt lớn có thể được tìm thấy gần như ở khắp mọi nơi trên trái đất, ngoại trừ những khu vực cực kỳ gần các địa cực, những ngọn núi rất cao, và hầu hết các khu rừng mưa nhiệt đới. Thêm vào đó là vùng đất không có băng lớn duy nhất mà nó hoàn toàn vắng bóng là New Zealand.
Khi bay lượn, tốc độ trung bình loài chim này có thể đạt được khoảng 100 km/h, nhưng khi nó lao vút xuống từ trên cao, cơ thể nó lúc này giống như một vệt xoẹt đi trong không khí vậy, tốc độ kinh hoàng lúc này lên đến 108 mét mỗi giây. Đó là thứ tốc độ của ánh sáng, lên đến 389 km/h.
Tốc độ thoát ra của viên đạn từ súng hỏa mai bột đen thông thường, là khoảng 120 mét mỗi giây. Tuy nhiên, khi viên đạn bắn ra và tiếp xúc với không khí, sức cản không khí sẽ làm giảm tốc độ nhanh chóng.

Điều này có nghĩa là, với con mồi ở khoảng cách xa hàng trăm mét, loài cắt lớn vẫn có tốc độ nhanh hơn đáng kể so với viên đạn. Điều này đến từ khả năng xuất sắc về khí động học và cấu trúc cơ thể của chúng. Thậm chí, máy bay ném bom chiến lược B2 Phantom cũng được thiết kế dựa trên nguyên lý này.
Tuy nhiên, không phải tất cả những con chim cắt lớn đều có tốc độ xuất sắc ngay từ khi mới sinh ra. Chúng cần sự hướng dẫn kỹ lưỡng từ cha mẹ để phát triển kỹ năng săn mồi, liên tục nỗ lực cải thiện và phát triển khả năng sống sót độc lập. [ 10 Loài Chim Nhanh Nhất Thế Giới ]