Bắt cô trói cột ( Cuculus micropterus ) là một loài chim đơn độc và nhút nhát thuộc họ cucu, được tìm thấy trong các khu rừng mở, tại các tiểu lục địa Ấn Độ, Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Xem thêm:
Mô tả
Bắt cô trói cột có kích thước trung bình khoảng 33 cm. Với bộ lông màu xám trên đầu, màu nâu phần lưng cánh, dưới bụng là các dải màu đen xen kẽ màu trắng. Cả hai giới tính đều tương tự nhau nhưng có thể phân biệt bằng vệt lông phía dưới cổ.
Cuộc gọi của chúng nghe như là tiếng bắt cô trói cột. Đối với người dân Việt Nam chỉ cần nghe giọng hót là biết được đây là chim bắt cô trói cột, vì trong giọng hót nó đã tự giới thiệu luôn tên của mình.
Và cũng chính giọng hót đặc biệt này mà dân gian đã truyền tai, câu chuyện cổ tích về một cô chủ tham lam và chàng chăn trâu nghèo khổ. Mâu thuẫn giữa người nông dân nghèo với nhà phú ông đã rạn nứt khi có sự tranh chấp tài sản, để rồi cuối cùng người chịu thiệt vẫn là kẻ thấp cổ bé họng.
Cô chủ cho rằng có tới 6 cái cột nhưng sao lại chỉ có năm con trâu, người nông dân bé nhỏ ấy trong nỗi oan trái do cô chủ gán cho đã hóa thành loài chim với tiếng kêu đầy hờn oán: “Bắt cô trói cột”!
Chim bắt cô trói cột ăn gì?
Thức ăn của chim bắt cô trói cột, chủ yếu là sâu bướm và côn trùng, đôi khi nó cũng ăn cả trái cây. Chúng thường tìm kiếm thức ăn ở các cành cây cao, nhưng đôi khi chúng vẫn xuống đất để tìm côn trùng.
Sinh sản
Mùa sinh sản thay đổi theo từng vúng. Bắt cô trói cột cũng giống như loài tu hú, chúng đẻ trứng của mình vào tổ của một loài chim khác và nhờ chim chủ nhà nuôi con giúp. Khi có ý định đẻ trứng, chim trống sẽ gây sự chú ý và dụ chim chủ nhà đi nơi khác, trong khi chim mái vào tổ ăn mất 1 quả trứng trong tổ rồi đẻ trứng của mình vào.
Những quả trứng của Bắt cô trói cột sẽ nở sau khoảng 12 ngày, còn trứng của chim vật chủ sẽ nở sau khoảng 15 ngày. Ngay khi vừa nở chim non có thể dùng lưng đẩy các trứng trong tổ ra ngoài, để độc chiếm lượng thức ăn từ chim bố mẹ.
Sự tích chim “bắt cô trói cột”
Xưa kia, ở một ngôi làng, có một anh nông dân nghèo phải làm ruộng cho một phú ông giàu có. Phú ông là người giàu nhất làng, sở hữu ruộng đất và trâu bò nhiều vô kể. Thấy anh làm việc chăm chỉ và thực thà, phú ông đã giao cho anh nuôi thêm trâu rẽ. Dần dần, số lượng trâu của anh đã tăng lên thành năm con.
Một ngày, phú ông đột ngột qua đời, để lại toàn bộ tài sản cho cô con gái. Tuy nhiều thứ mà phú ông đã giao cho những người khác đã được ghi chép rõ ràng vào sổ sách, nhưng cũng có những thứ khác vẫn chưa kịp ghi lại đã mất theo ông.
Con gái của phú ông mang tính cách giống hệt cha mình – cô có khá nhiều mánh khóe vặt và không chịu để mất bất kỳ vật nhỏ nhặt nào cho người khác. Sau tang lễ cha, cô bắt đầu kiểm tra tài sản mà cha để lại. Cô chỉ biết rằng anh nuôi một số trâu rẽ, nhưng không biết chính xác số lượng.
Khi đến nhà của anh nông dân, cô đã không tìm thấy anh, lúc này cô nhìn thấy có 6 cây cột để cột trâu, nên cô thầm nghĩ phải có đến 6 con trâu mới đúng.
Khi anh nông dân dắt trâu quay trở về nhà, cô đếm chỉ thấy có năm con trâu, trong khi cô cho rằng phải có đến sáu con trâu. Cô hỏi anh nông dân con thứ sáu ở đâu, nhưng anh bảo chỉ có năm con. Cô không tin, và cứ mải miết lẩm bẩm “năm trâu sáu cột”.
Anh tức giận và nói: “Chỉ có thể bắt cô trói vào cột mới đủ sáu cột!”. Cô cũng không phải dạng vừa nhảy dựng lên xỉa xói lại anh, và họ đã tranh cãi. Anh buồn bã rời khỏi nhà đi vào rừng, và cô con gái cũng theo sau. Cả hai vẫn tiếp tục tranh cãi với nhau trong rừng, cuối cùng họ đều biến thành chim, sống chung trong khu rừng. Tiếng đối đáp của họ “năm trâu sáu cột” và “bắt cô trói cột” vẫn vang vọng trong rừng mãi mãi.”
Tài liệu tham khảo: