Ít người biết rằng, trái đất từng tồn tại một loài chim sống thành đàn khổng lồ, với số lượng lên đến hàng tỷ con.
Xem thêm:
Chúng có tên là bồ câu viễn khách, bồ câu rừng, hay bồ câu Ryoko Bata (Ectopistes migratorius) từng một thời sinh sống rất phổ biến ở Bắc Mỹ.
Bồ câu viễn khách là loài chim có tính xã hội cao. Chúng sống thành bầy trải dài qua trên khắp hàng trăm km vuông, thực hiện sinh sản tập thể với lên tới 100 tổ trên 1 cây đơn lẻ. Khi bồ câu di cư, chúng tập hợp với số lượng hàng tỉ con, tạo thành một quang cảnh có một không hai, đôi khi lên đến 2 tỉ con. Bầy chim có chiều rộng lên đến 1,6km và dài đến tận 500 km trên bầu trời.
Theo tính toán có khoảng từ 3 đến 5 tỉ con bồ câu viễn khách ở Bắc Mỹ khi người châu Âu đặt chân đến châu lục này. Đây cũng là một trong những loài chim có số lượng nhiều nhất vào thế kỷ 19 cho đến khi tuyệt chủng. Vào lúc đó, bồ câu viễn khách là nhóm động vật đông nhiều thứ hai chỉ sau châu chấu núi Rocky.
Vào mùa hè, môi trường sống của bồ câu viễn khách là rừng rậm khắp phần phía đông dãy núi Rocky Bắc Mỹ: từ đông và trung Canada tới Đông Bắc Hoa Kỳ. Vào mùa đông, chúng di trú tới phía Nam Hoa Kỳ, và đôi khi là ở cả México và Cuba.
Trong những năm đầu thế kỷ 19, thợ săn thương mại bắt đầu giăng lưới và bắn những con chim này để bán cho các chợ trong thành phố, cũng như sử dụng làm mục tiêu di động để tập bắn hay thậm chí là sử dụng như phân bón nông nghiệp.
Số lượng bồ câu viễn khách lúc này là rất nhiều và không thể đếm xuể, chúng bay hàng giờ trên bầu trời vẫn chưa hết đàn, còn dưới đất là những người và ngựa, họ tạo dựng khu cắm trại.
Những nguyên nhân khiến bồ câu viễn khách tuyệt chủng
Những người nông dân còn vỗ béo 300 con lợn bằng thịt chim bồ câu, đâu đó người ta được thuê để vặt lông chim số lượng lớn và ướp muối tất cả những gì thu được từ cuộc đi săn. Những con người này ngồi giữa chim bồ câu được chất thành đống lớn.
Sự sụt giảm số lượng xảy ra khi người châu Âu bắt đầu khai phá bản địa làm chúng mất đi môi trường sống. Nhưng lý do chính yếu là việc thịt bồ câu được thương mại hoá và trở thành thức ăn rẻ tiền cho nô lệ và người nghèo, dẫn đến việc săn bắt bồ câu viễn khách với quy mô lớn.
Sự giảm sút số lượng một cách chậm chạp diễn ra vào khoảng những năm 1800 và 1870, từ những năm 1850, người ta nhận thấy dường như số lượng loài chim này đã giảm, nhưng sự tàn sát vẫn diễn ra, và còn diễn ra mạnh hơn khi đường sắt và điện báo phát triển sau Nội chiến Hoa Kỳ. Tiếp theo đó là một sự suy giảm thảm khốc vào những năm 1870 và 1890.
Số lượng chim suy giảm cộng thêm việc mất môi trường sống, loài chim này không còn có thể dựa vào số lượng lớn để tự bảo vệ. Mất đi cơ chế bảo vệ này, nhiều nhà sinh vật học tin rằng, chúng không thể sống sót.
Một nỗ lực muộn màng mong được phục hồi loài chim này bằng việc nhân giống những cá thể được nuôi nhốt nhưng việc làm này đã không thành công. Martha tên một chú chim bồ câu viễn khách cuối cùng trên thế giới, đã chết vào ngày 1 tháng 9 năm 1914 ở Cincinnati, Ohio.
Sự tuyệt chủng của loài bồ câu viễn khách đã dấy lên sự quan tâm của cộng đồng với phong trào bảo tồn dẫn đến sự ra đời của các đạo luật mới và tiến hành ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài khác.
Tài liệu tham khảo: