Cá chép (Cyprinus carpio) là một loài cá nước ngọt, sinh sống phổ biến rộng khắp, chúng có quan hệ họ hàng xa với loài cá vàng thông thường, ngoài ra chúng còn có khả năng lai giống cùng với nhau.
Xem thêm:
Cá chép xuất hiện trên toàn thế giới và thường được xem là loài xâm lấn phá hoại, chúng được đưa vào danh sách 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất thế giới.
Loài cá này có nguồn gốc từ châu Âu và châu Á, sau đó được đưa đến khắp mọi nơi trên thế giới ngoại trừ các cực. Chúng được sử dụng làm thức ăn ở nhiều khu vực, nhưng cũng được xem là loài gây hại ở một số vùng do khả năng cạnh tranh với các loài cá bản địa.
Cá chép hoang dã thường có cơ thể thon thả hơn so với cá chép thuần hóa, với chiều dài cơ thể gấp 4 lần chiều cao cơ thể, thịt đỏ, miệng nhô ra phía trước, tuy nhiên cá chép hoang dã có trọng lượng và chiều dài cơ thể không bằng cá chép thuần hóa.
Cá chép được thuần hóa có thể phát triển đến kích thước rất lớn nếu được cung cấp đủ không gian và dinh dưỡng. Chúng có thể đạt chiều dài cơ thể lên đến 1,2m và trọng lượng tối đa lên đến hơn 40kg, tuổi thọ được ghi nhận cao nhất lên đến 38 tuổi.
Vào năm 2013 tại Etang La Saussaie Fishery – Pháp, một người câu cá đã bắt được con cá chép nặng đến 45,59kg.
Cá chép sinh sống tại các vùng ông đới trong môi trường nước ngọt, hoặc nước lợ với độ pH 6,5 – 9,0 và độ mặn lên đến 0,5%, nhiệt độ giao động từ 3 đến 35° C. Trong khi nhiệt độ lý tưởng của chúng là từ 23 đến 30° C. Cá chép có thể dễ dàng sống sót qua mùa trong một cái ao đóng băng, miễn là vẫn còn một lượng nước tự do bên dưới lớp băng.
Ngoài ra chúng cũng có thể chịu đựng được môi trường nước có hàm lượng oxy rất thấp, chúng có thể lấy oxy trực tiếp trong không khí bằng cách nuốt không khí trên mặt nước.
Cá chép ăn gì?
Cá chép là loài ăn tạp. Chúng có thể ăn các loại thực vật thủy sinh, nhưng lại thích dùng miệng ũi dưới đáy nước để tìm côn trùng, động vật giáp xác, phù du, tôm và giun đáy. Vì sở thích kiếm ăn ở tầng đáy, nên chúng có thể nhổ, xáo trộn và ăn các loài thực vật ngập nước, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các quần thể khác.
Hiện nay loài cá này cực kỳ phổ biến với những người đi câu ở nhiều nơi trên thế giới. Họ sử dụng các loại mồi như Ốc, cám gạo, lúa mầm, sắn giã nhỏ… để câu loài cá này.
Sinh sản
Cá chép cái trưởng thành có thể đẻ từ 300.000 trứng trong một lần sinh sản. Mặc dù loài cá này thường sinh sản vào mùa xuân, để đáp ứng với nhiệt độ và lượng mưa tăng, chúng cũng có thể sinh sản nhiều lần trong một mùa, và có thể đạt đến hơn 1 triệu quả trứng trong một năm. Tuy sinh sản với số lượng lớn như vậy nhưng quần thể cá chép trong môi trường lại không tăng mấy.
Lý do là vì trứng và con non bị tiêu diệt số lượng lớn bời vi khuẩn, nấm và các loài động vật săn mồi nhỏ bé trong môi trường nước. Cá chép chưa trưởng thành cũng bị săn bắt bởi các loài cá khác và các loài chim bao gồm cốc, diệc, ó cá và cả động vật có vú như rái cá và chồn.