Cá mập ( Selachimorpha ) là tên gọi chung của một nhóm cá thuộc lớp cá sụn với khoảng hơn 500 loài, đặc trưng bởi từ 5 đến 7 khe mang hở hai bên thân gần đầu. Hàm răng với những răng chắc khoẻ và có thể tự mọc lại nếu bị mất.
Xem thêm:
Cá mập bao gồm nhiều loài với đa dạng kích thước, từ loài với chiều dài chỉ khoảng 17cm (Etmopterus perryi) cho đến cá mập voi khổng lồ (Rhincodon typus) với chiều dài lên đến tận 12m.
Loài cá này được tìm thấy ở tất cả các vùng biển và phổ biến ở độ sâu lên đến 2000m. Chúng thường không sống trong nước ngọt, mặc dù một vài loài là ngoại lệ. Như loài cá mập bò và cá mập sông, chúng có thể được tìm thấy trong cả nước biển và nước ngọt. Chúng được cho là đã xuất hiện cách đây hơn 420 triệu năm, trước cả thời kỳ của khủng long.
Những con cá mập với kích thước khổng lồ bao gồm megatooth và megalodon, hai loài này đã tuyệt chủng. Chúng được biết đến chủ yếu từ răng và các đốt sống hoá thạch, loài khổng lồ này đạt tổng chiều dài cực đại lên đến 20,3m và nặng đến 103 tấn, và đây cũng là loài cá mập hung hăng và nguy hiểm nhất nếu còn tồn tại.
Các loài cá mập nổi tiếng như mập trắng, mập hổ, mập xanh, mập mako, mập Thresher và cá mập đầu búa… là những loài ăn thịt hàng đầu.
Răng của loài cá này được mọc từ nướu hơn là được gắn vào hàm, và chính nhờ vậy chúng được liên tục thay thế trong suốt cuộc đời. Nhiều răng thay thế được mọc thành rãnh bên trong hàm và liên tục di chuyển tới trước như một băng chuyền. Một số cá mập mất tới 30.000 răng trở lên trong suốt cuộc đời. Tỉ lệ thay răng sẽ mất từ 8 đến 10 ngày một lần trong vài tháng.
Hầu hết các loài cá mập có khoảng 8 vây, bộ xương vây kéo dài và được hỗ trợ bởi các tia mềm không bị phân tách. Không giống như các loài cá xương, chúng không có bong bóng đầy khí giúp cơ thể nổi. Thay vào đó, cá mập có lá gan lớn chiếm tới 30% tổng khối lượng cơ thể, lá gan này có rất nhiều dầu và có chứa Squalene, cả sụn của chúng. Một số loài cá mập thì lưu trữ không khí trong dạ dày và sử dụng như như một cái bóng khí khi bơi.
Giống như các loài cá có mang khác, cá mập cũng chiết xuất oxy từ nước đi qua mang. Mang cá mập không được che kín và nằm thành hàng phía sau đầu. Khi chúng nghỉ ngơi, không di chuyển, chúng sẽ chủ động bơm nước qua mang để đảm bảo nguồn oxy cho cơ thể. Tuy nhiên một số loài đã mất đi khả năng này, và buộc chúng phải bơi không ngừng nghỉ để lấy oxy.
Loài cá này có khứu giác rất nhạy, chúng có thể nhận ra 1 giọt máu trong 1 triệu giọt nước biển. Một số loài, như nurse shark, có những râu xung quanh mép tăng độ nhạy để bắt mồi. Loài cá này thường dựa vào khứu giác để tìm ra thức ăn, nhưng chỉ trong phạm vi gần, chúng còn dùng cả đường bên để nhận biết chuyển động và những lỗ cảm giác trên đầu để phát hiện ra sóng điện trong nước.
Ngoài khứu giác ra, thính giác của chúng cũng rất nhạy bén, chúng có thể nghe tiếng của con mồi cách xa đến vài dặm. Tai cá mập là tai trong. Trong nhóm cá xương và nhóm động vật 4 chân, tai trong đã bị tiêu biến.
Mắt loài cá này bao gồm giác mạc, võng mạc và thấu kính. Mắt chúng thích nghi với môi trường biển nhờ được phủ một lớp màn mỏng. Lớp màn này ở đằng sau võng mạc và phản chiếu ánh sáng tới võng mạc làm tăng sự rõ ràng trong bóng tối. Hiệu lực của tấm màn này rất đa dạng, với một số loại cá mập giúp chúng thích nghi với bóng đêm dễ dàng hơn.
Ngoài những giác quan cơ bản, chúng còn có khả năng phát hiện ra các trường điện từ do các sinh vật sống khác tạo ra. Điều này giúp loài cá này có thể định vị và tìm ra chính xác vị trí con mồi, kể cả những con mồi đã ẩn mình dưới lớp cát.
Hệ thống đường bên xuất hiện ở nhiều loài cá, kể cả cá mập. Chúng sử dụng đường bên để nhận biết các chuyển động của các sinh vật khác trong nước. Chúng có thể cảm thấy những tần số trong phạm vi từ 25 đến 50 Hz.
Cá mập có tỷ lệ khối lượng não so với cơ thể tương tự như động vật có vú và chim. Chúng có những hành vi tò mò, và quan sát học tập tìm hiểu các vật thể lạ trong môi trường sống của chúng.
Một số loài sinh sống dưới đáy biền là những kẻ săn mồi phục kích siêu hiệu quả. Chúng nguỵ trang cơ thể, và nằm chờ con mồi, sau đó con mồi bị hút vào miệng. Nhiều loài cá mập sinh sống ở tầng đáy ăn chủ yếu động vật giáp xác. Một số loài ăn mực và cá, chúng nuốt toàn bộ.
Một số ít các loài cá mập ăn sinh vật phù du và cá nhỏ, còn lại đa số là loài săn mồi và ăn thịt. Những loài ăn thịt có bộ răng rất phát triển và sắc bén. Chúng có cách săn mồi vô cùng dũng mãnh là tiếp cận con mồi, rồi dùng cái miệng to ngoạm lấy, sau đó xoắn cơ thể để xé thịt ra.
Chúng có thể bơi với tốc độ trung bình khoảng 8km/giờ. Nhưng khi gặp nguy hiểm hoặc tấn công con mồi, chúng có tốc độ bơi lên đến 19km/giờ. Cá mập mako được biết là loài có tốc độ nhanh nhất lên đến 50km/giờ. Và một con cá mập có thể di chuyển được từ 70 đến 80km mỗi ngày.
Trong số hơn 470 loài cá mập, chỉ có 4 loài là thật sự nguy hiểm và được ghi nhận là tấn công con người. Bao gồm, mập trắng, cá mập hổ, cá mập bò và cá mập đại dương. Chúng là những kẻ săn mồi lớn, mạnh mẽ với bộ răng và cú căn có thể xé nát con mồi lớn.
Cá mập, tuy là loài cá hiếu chiến, nhưng chúng ít khi tấn công con người, trừ khi chúng lầm tưởng con người là một thức ăn thường ngày (hải cẩu, rùa biển…) hoặc lúc chúng quá đói. Để tránh sự tấn công của chúng, con người khi đến những khu vực biển có cá mập, không nên mang đồ trang sức hoặc kim loại sáng bóng và tránh bắn nước tun toé quá nhiều.
Sinh sản
Cá mập là loài đẻ trứng nhưng hầu hết ở các loài, trứng được nuôi dưỡng trong cơ thể cá mẹ cho đến khi nở. Ở một số loài còn lại, trứng thường được kết lại thành chùm và được gắn chặt vào một chỗ vững chãi và kín đáo. Trứng có hình thù khá kỳ lạ và đa dạng.
Cá mập là loài thụ tinh trong và một số loài thì rất chung thủy với bạn đời, suốt cả cuộc đời chúng chỉ có một bạn tình duy nhất. Nếu một trong hai con chết thì con kia sẽ không kết đôi với bất kỳ một con cá mập nào khác, hoặc sẽ sinh sản vô tính để tiếp tục nhiệm vụ duy trì nòi giống.
Về vấn đề sinh sản vô tính, đã không được hiểu một cách rõ ràng. Tuy nhiên khi nhìn một cách khách quan thì sinh sản vô tính ở loài cá này làm giảm sự đa dạng gen, giúp chúng chống lại các mối đe dọa từ các loài khác. Điều này có thể đã góp phần vào sự suy giảm số lượng, dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài cá mập.
Hơn thế, người ta ước tính có đến 100 triệu con cá mập bị giết chết bởi con người mỗi năm, do các hoạt động câu cá thương mại và giải trí. Loài vật này thường bị giết chết để lấy vây, và chỉ có lấy vây, rồi sau đó xác cá mập không vây được thả trở lại xuống biển. Giá trị thương mại của vây cá mập ở chợ đen khá cao. Điều này giúp những kẻ săn trộm vây cá mập kiếm được hàng triệu $ mỗi năm.
Tuổi thọ
Tuổi thọ cá mập có thể thay đổi theo từng loài. Hầu hết chúng có thể sống từ 20 đến 30 năm. Tuy nhiên loài cá nhám gai và cá mập voi có thể sống lên đến hơn 100 năm.
Link Video Về Loài Cá Mập
Tài liệu tham khảo: