Cá ngựa hay Hải mã, là tên gọi chung của 46 loài cá biển nhỏ trong chi Cá ngựa (Hippocampus).
Xem thêm:
Mục Lục
Phân bố – Môi trường sống
Cá ngựa chủ yếu được tìm thấy ở vùng nước mặn nhiệt đới và ôn đới nông trên khắp thế giới, từ khoảng 45 ° S (Nam) đến 45 ° N (Bắc). Chúng thường sống tại các khu vực có thực vật biển, cửa sông, rạn san hô và rừng ngập mặn.
Mô tả
Cá ngựa có kích thước trung bình khoảng từ 1,5 đến 35,5 cm. Chúng được đặt tên như vậy vì có vẻ bề ngoài khá giống ngựa, với cổ cong và đầu mõm dài, cả thân và đuôi cũng đều rất đặc biệt.
Mặc dù, cá ngựa được xếp vào lớp cá nhưng chúng không có vảy, mà thay vào đó là một lớp da mỏng trải dài trên một loạt các mảng xương, xếp thành từng vòng khắp cơ thể. Tùy theo từng phân loài mà số lượng vòng trên cơ thể chúng cũng khác nhau. Và vì bộ xương vòng này mà cá ngựa không có xương sườn như các loài cá khác.
Cá ngựa bơi theo phương thẳng đứng, tự đẩy mình bằng vây lưng. Các vây ngực, nằm ở hai bên đầu phía sau mắt và được sử dụng để điều chỉnh hướng bơi.
Chúng không có vây đuôi, đặc trưng của các loài cá. Đuôi của chúng được cấu tạo rất đặc biệt cong cuộn tròn vào trong. Chúng có phần đầu nhỏ với đầu mõm thon dài, phần cổ cong nối liền cùng với phần thân, đôi mắt có thể di chuyển độc lập với nhau giống như mắt của loài tắt kẻ. Ngoài ra phần trên đầu của chúng còn có thêm gai hoặc sừng, đặc trưng cho từng loài.
Tập tính
Hải mã rất giỏi ngụy trang, có thể nói chúng là bậc thầy ngụy trang dưới đại dương, một số loài cá ngựa đặc biệt có thể biến đổi màu sắc cơ thể theo môi trường sống.

Hải mã là loài cá có tốc độ bơi rất chậm, theo nghiên cứu dòng bơi chậm nhất là dòng cá Ngựa lùn. Chúng chỉ có thể bơi được khoảng 1,5m/giờ, vì khả năng bơi lội kém nên chúng thường ẩn nấp, dùng đuôi bám chặc vào những cây bụi rậm để trốn kẻ thù và nghỉ ngơi.
Cá ngựa ăn gì?
Hệ thống tiêu hóa thức ăn của loài Hải mã cực kỳ đơn giản, chúng không có dạ dày nên phải ăn liên tục để sống. Hải mã bơi không giỏi, nên chúng cần phải neo mình vào rong biển, san hô hoặc bất kỳ thứ gì có thể giúp chúng không bị trôi đi.

Sinh sản
Cá ngựa ăn các loài động vật giáp xác nhỏ trôi nổi trong nước hoặc bò dưới đáy, chúng cũng ăn cả các loài không xương sống nhỏ và thậm chí cả ấu trùng. Với khả năng ngụy trang tuyệt vời, chúng chỉ việc bám trụ và chờ đợi. Khi nhìn thấy và xác định được con mồi cần bắt, chúng sử dụng lực ở đôi vây và đuôi để đẩy cơ thể tiến đến rồi dùng mỏ hút lấy con mồi ở cự ly gần.
Hải mã thường sinh sống thành từng cặp bao gồm 1 đực và 1 cái. Tuy nhiên, một số dòng khác sống thành bầy đàn. Thông thường, những chú cá Ngựa đến thời kỳ sinh sản thường giao phối vào buổi sáng sớm. Thời gian còn lại trong ngày chúng dùng để tìm kiếm thức ăn và nghỉ ngơi.
Hải mã là một loài sinh vật có phương thức sinh sản vô cùng lạ – con đực mang thai. Chính điều này nhiều người tưởng rằng cá Ngựa là dòng lưỡng tính.
Trước thời kì sinh sản, các cặp cá ngựa có thể bơi cùng nhau, thay đổi màu sắc, hoặc bám vào cùng một sợi cỏ biển bằng đuôi… Cuối cùng chúng bắt đầu tham gia vào một vũ điệu tán tỉnh kéo dài khoảng 8 giờ. Lúc này, cá đực bơm nước vào bên trong cái túi trước bụng, cái túi sẽ nở ra và mở ra.
Khi giao phối, những con Hải mã cái có thể sẽ gửi đến khoảng 1500 trứng vào chiếc túi ở trước bụng của con đực. Phần túi trước bụng của cá đực là nơi chứa chất dinh dưỡng và cũng là nơi bảo vệ sự an toàn của trứng đến khi nở thành con. Thời gian để các trứng nở thành những chú Hải mã con thường mất khoảng từ 9 đến 45 ngày.
Ở hầu hết các loài, số lượng cá ngựa con được cá bố phun vào môi trường trung bình khoảng từ 100 – 1000 con, nhưng một số loài rất thấp chỉ 5 con non, hoặc lên đến tận 2500 con non.
Giống như hầu hết các loài cá khác, loài cá kỳ lạ này cũng không nuôi con sau khi cá con nở ra. Chính vì đặc tính này, số lượng cá con còn sống sót có tỷ lệ rất thấp (do nhiệt độ môi trường và những loài cá lớn hơn ăn thịt, hoặc bị các dòng hải lưu cuốn ra khỏi khu vực tìm kiếm thức ăn).
Ngoài ra, sau khi Hải mã con được nở ra, cá bố sẽ tự ăn một vài đứa con của mình. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm suy giảm tỷ lệ cá Ngựa con. Sau khi phóng các con non ra khỏi túi, cá đực có thể giao phối trở lại chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày trong mùa sinh sản.

Hiện trạng bảo tồn
Hải mã là một dòng cá có kích thước nhỏ, chính vì vậy chúng thường là thức ăn của những loài cá lớn hơn. Cùng với đó, tình hình biến đổi về môi trường biển cũng khiến nhiều cá thể cá Ngựa chết với số lượng lớn hàng năm.
Hiện nay, các rạn san hô và những thảm cỏ biển đang dần xấu đi, làm giảm môi trường sống của chúng. Thêm vào là việc đánh bắt Hải mã ở nhiều khu vực trên thế giới, theo ước tính mỗi năm có khoảng 37 triệu con cá ngựa bị đánh bắt ở 21 quốc gia.
Các quần thể cá ngựa được cho là có nguy cơ tuyệt chúng, do nạn đánh bắt quá mức để sử dụng trong y học cổ truyền, hoặc buôn bán chúng bằng cách sấy khô – đóng gói… Mỗi kg cá ngựa sấy khô có thể được bán với giá từ 600 – 3000 đô la Mỹ.
Tuổi thọ
Tùy thuộc vào từng loài, hải mã có tuổi thọ từ 1 – 5 năm.
Tài liệu tham khảo: