Loài Vật

Thế giới động vật

Cắt Saker – Loài Chim Săn Tốc Độ

Google news



Cắt Saker ( Falco cherrug ) đây là loài chim săn mồi khá to lớn, mạnh mẽ với sải cánh rộng. Chúng còn là loài chim quốc gia của Hungary, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Mông Cổ.

Xem thêm:

Mô tả

Chim cắt saker có kích thước cơ thể gần bằng loài Cắt Bắc Cực ( Gyrfalcon ), với chiều dài cơ thể từ 45 – 57 cm, sải cánh từ 97 – 126 cm, chim trống nặng khoảng 730 – 990g, chim mái nặng hơn một chút từ 970 – 1300 g.

Thoạt nhìn loài chim này trông khá giống với chim Cắt Bắc Cực, nhưng bộ lông có màu đậm hơn. Cả hai giới tính tương tự nhau chỉ khác về kích thước.

Chim cắt saker
Photo by: Rino Di Noto – some rights reserved (CC BY-NC)

Phân bố

Chim cắt Saker sinh sản từ trung tâm châu Âu sang phía đông châu Á. Chúng chủ yếu là loài di cư ngoại trừ ở các phần cực nam trong phạm vi chúng sinh sống. Chim cắt saker trú đông ở một số vùng của châu Phi, như bán đảo Ả Rập, bắc Pakistan và vùng phía tây Trung Quốc.

Môi trường sống

Chim cắt saker chủ yếu săn mồi tại các đồng cỏ rộng rãi, nơi có một số cây mọc rải rác hoặc những nơi có vách đá. Ở một số khu vực trong phạm vi sinh sống, chúng cũng có thể được tìm thấy tại những nơi gần nước, trong các khu vực nông nghiệp và thậm chí trong môi trường đô thị.

Săn mồi

Chim cắt saker dành phần lớn thời gian trong ngày để săn mồi. Không như loài cắt lớn lao xuống con mồi từ trên cao, ưng saker lại chọn cách săn đuổi con mồi theo chiều ngang và thường ở sát mặt đất.

Khi săn mồi, loài chim này rất kiên nhẫn, chúng quan sát con mồi trên không trung hoặc đậu tại một cành cây thông thoáng tầm nhìn và chờ đợi con mồi. Khi con mồi được phát hiện, chúng đột ngột lao xuống tóm lấy con vật.

Chúng khá nhanh nhẹn và mạnh mẽ, khi bay chúng có thể đạt được tốc độ 120 – 150 km/h, vận tốc tối đa mà loài chim này có thể đạt được là 322 km/h, với tốc độ này khi bất ngờ sà xuống, con mồi có rất ít cơ hội trốn thoát.

Chim cắt saker ăn gì?

Chúng săn bắt và ăn chủ yếu là chim và các loài gặm nhấm. Ở châu Âu, sóc đất và chim bồ câu hoang dã là những con mồi phổ biến nhất.

Chim cắt saker và con mồi
Photo by: laurent Geslin / naturepl.com

Sinh sản

Mùa sinh sản thường được diễn ra thừ tháng 4 đến tháng 5, chúng là loài chung thủy một vợ một chồng. Tổ thường được làm trên vách đá hoặc sử dụng lại những cái tổ cũ của các loài chim khác trên cây.

Chim mẹ đẻ từ 3 – 6 trứng, thời gian ấp từ 32 – 36 ngày. Các chim non bắt đầu bay sau từ 48 – 50 ngày tuổi, nhưng sẽ ở lại với chim bố mẹ thêm khoảng từ 30 đến 45 ngày nữa, trước khi hoàn toàn tự lập.

Những chim mái non sẽ trưởng thành về giới tính sau từ 2 – 3 tuổi, trong khi chim trống phải mất từ 2 – 5 năm.

Hiện trạng

Tại các khu vực sinh sản ở Trung Á, loài chim này đã bị suy giảm nhanh chóng và có nguy cơ tuyệt chủng. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gần như là điểm đến chính của hàng nghìn con chim cắt bị bắt và buôn bán bất hợp pháp với số tiền kếch xù tại chợ đen, tại Kazakhstan ước tính có đến 1000 con chim cắt saker bị mất do các hoạt động phi pháp.

Một số nguy cơ khác, như mất môi trường sống, bị các loài chim săn mồi lớn hơn ăn thịt, điện giật, săn trộm và bị ngộ độc bởi thuốc trừ sâu.

Tuy nhiên, loài chim này cũng đã được bảo vệ chặt chẽ và có số lượng tương đối dồi dào ở Hungary.

Tuổi thọ

Tuổi thọ trung bình ngoài tự nhiên của loài chim cắt saker khoảng từ 5 – 7 năm, tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt loài chim này có thể sống từ 15 đến 20 năm. ( Nguồn )

Link video về loài chim cắt saker

 

Tài liệu tham khảo:

48

0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cái tôi – hai từ tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là gốc rễ của mọi khổ đau trong cuộc sống con người. Trong ánh sáng của Phật giáo, [...]
20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

Giữa cuộc đời nhiều vết xước, con người vẫn mải miết đi tìm một chốn bình yên. Nhưng bình yên không nằm nơi tiếng vỗ tay, mà nằm [...]
Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp được người đồng tu, cùng bạn đời bước đi trên con đường giác ngộ, không chỉ là một sự tình cờ, mà là phước báu lớn lao [...]
20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

Giữa bộn bề cuộc sống, ai trong chúng ta cũng đôi lần thấy lòng chênh vênh, tâm bất an. Những lúc như thế, một câu nói nhẹ nhàng, một [...]
Những Điều Đáng Sợ Nhất Khi Đi Vào Rừng Sâu

Những Điều Đáng Sợ Nhất Khi Đi Vào Rừng Sâu

Đi vào rừng sâu, nơi thiên nhiên hoang dã vẫn còn nguyên vẹn và chưa bị tác động bởi bàn tay con người, là một trải nghiệm không chỉ kỳ [...]
Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều gì còn lại – Vào một ngày mùa đông của trăm năm sau, không ai trong chúng ta còn hiện diện trên cõi đời này. Những bước chân ta [...]
Chợ Maeklong – Khu Chợ Trên Đường Ray Tàu Hỏa Độc Nhất Thế Giới

Chợ Maeklong – Khu Chợ Trên Đường Ray Tàu Hỏa Độc Nhất Thế Giới

Ở Thái Lan, có một khu chợ không giống bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Nó không nằm trong những khu phố đông đúc, cũng không được [...]
Bí ẩn về tuổi thọ và vẻ đẹp của phụ nữ bộ tộc Hunza

Bí ẩn về tuổi thọ và vẻ đẹp của phụ nữ bộ tộc Hunza

Bộ tộc Hunza, sống tại một thung lũng hẻo lánh ở vùng núi Himalaya thuộc Pakistan, từ lâu đã thu hút sự chú ý của thế giới bởi tuổi [...]
Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Trong văn hóa Á Đông, kỳ lân là một trong bốn linh thú Long – Lân – Quy – Phụng, tượng trưng cho điềm lành, sự giác ngộ và trí tuệ. [...]
Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Trong cơn giận, ta thường nói cho đã miệng, đánh cho đã tay, chẳng màng đến tội phước. Nhưng khi cơn giận qua đi, hậu quả [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x