Cầy mangut vàng ( Cynictis penicillata ) là một thành viên trong gia đình cầy mangut chúng có trọng lượng trung bình khoảng 1/2kg và chiều dài cơ thể khoảng 500mm.
Xem thêm:
Môi trường sống của chúng là các vùng đất từ bán sa mạc cây bụi đến đồng cỏ ở Angola, Botswana, Nam phi, Namibia và Zimbabwe .
Cầy Mangut vàng có những vùng sáng nhẹ ở dưới bụng và cằm, riêng cái đuôi khá đậm, các vùng lông còn lại sẽ có màu vàng đến đỏ. Chúng là loài ăn thịt, ăn chủ yếu là các loài động vật thân mềm nhưng cũng ăn cả các loài có vú nhỏ, thằn lằn, rắn và trứng các loài khác.
Cầy mangut vàng chủ yếu kiếm ăn vào ban ngày, đôi khi vẫn thấy chúng có hoạt động về đêm. Chúng thường sống thành bầy đàn số lượng lên đến 20 cá thể, trong các hang hố ngầm dưới mặt đất và sống vĩnh viễn ở cái hang này trừ khi có sự cố đặc biệt xảy ra. Hang có nhiều lối vào, và nhiều hang thông với nhau, cấu trúc chân trước có móng vuột dài thích hợp cho việc đào xới đất.
Chúng có cấu trúc xã hội theo kiểu thứ bậc, chúng sinh sống cùng các con của mình ở lứa gần đây nhất, ngoài ra còn có cầy mangut cao tuổi như là ông bà của chúng. Khi sợ hãi chúng có thể tỏ thái độ như gầm gừ, la hét và sủa, còn những lúc bình thường thì chúng gần như là im lặng và truyền đạt trạng thái thông qua các cử động đuôi.
Hơn nữa loài cầy này cũng hợp tác với loài chim chèo bẻo để nó làm bảo kê cho bầy đàn được an toàn trước móng vuốt của các loài chim săn mồi. Chèo bẻo sẽ đậu trên cành cây cao quan sát xung quanh, nếu thấy có kẻ thù từ trên không đang rình rập, chèo bẻo sẽ phát ra tiếng kêu báo động sắp có nguy hiểm.
Khi nhận được báo động, cả bầy đàn cầy mangut vàng nhanh chóng di chuyển vào hang để ẩn nấp, cho đến khi nghe được tiếng kêu báo hiệu sự an toàn của chèo bẻo thì bầy cầy mangut sẽ tiếp tục ra khỏi hang và kiếm ăn.
Đổi lại bầy cầy khi kiếm được thức ăn sẽ phải chia sẻ “tiền thù lao” cho chèo bẻo. Một sự hợp tác mà đôi bên cùng có lợi. Ngoài ra với cấu trúc hang ổ rộng rãi loài cầy mangut vàng còn chia sẽ hang ổ của mình với cả loài sóc đất.
Sinh sản
Mùa sinh sản thường diễn ra vào tháng 7 đến tháng 12, cầy mẹ sẽ đẻ trực tiếp vào các hang mà trong hang không lót các vật liệu giữ ấm như cỏ rác. Thời gian mang thai kéo dài khoảng trên dưới 60 ngày. thông thường cầy mẹ sẽ đẻ khoảng 2 con cho một lần mang thai, các cầy non sẽ cai sữa sau 10 tuần và đạt kích thước trưởng thành sau 10 tháng.
Ngoài ra Cầy mangut vàng là loài chủ lực chính cho một dòng bệnh dại đặc hữu ở Nam Phi.
Tài liệu tham khảo: