Trước đây vào những thập niên 90 đổ về trước loài ký sinh này đã từng làm mưa làm gió trên cơ thể người, chúng gây ngứa ngáy khó chịu vào những ngày nóng bức, chúng cắn vào da đầu bất kể ngày đêm, chúng sinh sôi nảy nở vô tội vạ, không buông tha cho bất kỳ ai kể cả người già lẫn trẻ nhỏ, chúng là nỗi ám ảnh không có hồi kết cho những chủ nhân nào có lối sống thiếu vệ sinh – Chấy.
Xem thêm:
Ở thế kỷ 21 nỗi ám ảnh về chấy rận đã giảm hoặc không còn trên diện rộng, nhưng ở đâu đó, khi cuộc sống con người còn nhiều thiếu thốn nghèo đói, thì chấy vẫn đang ngày đêm cắn và hút máu người.
Chấy hoặc chí (có tên khoa học là Pediculus humanus capitis) là loài côn trùng ký sinh, chúng cư trú trên da và tóc của con người. Chấy sinh sống bằng cách hút máu người. Chúng ký sinh gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
Chấy là những con côn trùng không cánh, nó dành cả đời của mình để ký sinh trên da đầu con người, thức ăn chính là máu người. Con người là vật chủ duy nhất được biết đến của loài ký sinh đặc biệt này. Khác với bọ chét ký sinh trên cơ thể động vật, chấy không biết bay và chân ngắn một cách khập khiễng khiến chúng không thể nhảy hoặc thậm chí đi bộ không mấy hiệu quả trên bề mặt phẳng.
Tuy chấy là loài ký sinh gây khó chịu cho con người khi bị cắn và hút máu, nhưng chúng hầu như không gây ra các căn bệnh nào cho vật chủ như muỗi. Ngoại trừ các trường hợp nhiễm trùng thứ cấp hiếm gặp. Thực tế thì chí không có hại và một số người có vẻ thích thú khi có sự xuất hiện của chúng trên đầu.
Chí trưởng thành có chiều dài cơ thể khoảng từ 2,5mm đến 3mm, chúng có đầu, mắt, ngực, bụng và 6 cái chân. Chấy thường có màu xám nói chung, nhưng màu sắc chính xác của chúng còn tuỳ thuộc vào môi trường tóc mà chúng đang cư trú, sau khi ăn cơ thể nó bị đỏ lên bởi màu máu.
Mỗi ngày chấy sẽ cắn và hút máu người từ 4 đến 5 lần, khi ăn chúng tiêm nước bọt có chứa chất chống đông máu vào da đầu rồi trực tiếp hút máu. Mặc dù bất kỳ nơi nào trên đầu người cũng có thể là nơi sinh sống của chấy, nhưng chúng gần như ưu tiên cho các vị trí như sau ót, vùng phía sau tai nơi mà trứng được đặt nhiều. Chúng có vẻ như là sợ ánh sáng và thường sẽ di chuyển về vùng bóng tối.
Sáu cái chân được mọc ra từ ngực, những cái chân ngắn này kết thúc bởi một cái móng vuốt duy nhất ở mỗi chân. Cấu tạo các chi phù hợp cho việc bám và di chuyển khá nhanh trên những sợi tóc. Điều này cũng giúp chúng bám vào những sợi tóc và di chuyển đến một vật chủ khác dễ dàng.
Sự lây lan của chấy giữa người này qua người khác thường kèm với các hành vi của con người như, các trẻ em trong mỗi gia đình chơi chung với nhau, ngủ chung giường, để chung tủ quần áo, đội mũ chung hoặc chải chung lược… trẻ em từ 4 đến 14 tuổi thường là bị loài chấy này ký sinh nhiều nhất, phụ nữ có tỉ lệ bị ký sinh cao hơn gấp hai lần so với nam giới.
Tại Hoa kỳ hàng năm có khoảng từ 6-12 triệu người chủ yếu là trẻ em, được điều trị để loại bỏ chấy ra khỏi cơ thể. Ở Việt Nam vào những năm trước đây tại các khu vực chợ được bày bán khá nhiều lược dày, và loại lược này chuyên dùng để chải chấy ra khỏi đầu.
Sinh sản
Giống như hầu hết các loài côn trùng, chí cũng đẻ trứng. Chấy cái đẻ khoảng 3 hoặc 4 quả trứng mỗi ngày. Trứng được gắn vào gốc của sợi tóc, vị trí đặt trứng cũng phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ, với nhiệt độ mát mẻ vị trí của trứng thường là từ 3 đến 5 mm so với bề mặt da đầu, còn khi ở những vùng nhiệt đới, nhiệt độ nóng hơn thì vị trí của trứng có thể lên đến 15cm so với da đầu.
Để đặt một quả trứng vào tóc, chấy mẹ tiết ra một chất keo được làm bằng protein từ cơ quan sinh sản. Chất keo này nhanh chóng cứng lại kết dính vỏ trứng vào thân tóc. Trứng chấy có hình oval với chiều dài khoảng 0,8mm. Trứng có màu sáng, trong suốt, hoặc màu cà phê. Sau khoảng từ 6 đến 9 ngày chấy con thoát ra khỏi trứng bỏ lại vỏ trứng vẫn còn bám trên thân tóc. Vỏ trứng sẽ tự phân huỷ dần, với thời gian lên đến 6 tháng hoặc nhiều hơn.
Tuổi thọ
Tuổi thọ của chấy chỉ khoảng 30 ngày.