Chim ăn mật đầu nâu / Brown-headed Honeyeaters (Melithreptus brevirostris) đây là một loài chim nhỏ, có chiều dài cơ thể từ 13 đến 15cm.
Xem thêm:
- Chim ăn mật mặt xanh & Thói quen treo ngược trên cành cây để săn mồi
- Chim ăn mật đầu nâu & Cái tổ trên cây bạch đàn
Toàn thân loài chim ăn mật đầu nâu có 2 màu cơ bản, phía trên có màu xanh ô liu, thân dưới là màu trắng xám. sau ót có một viền màu xám trắng kéo dài từ mắt bên này vòng về phía sau đầu sang mắt bên kia. Mỏ có màu đen và chân là màu da cam.
Chim ăn mật đầu nâu được tìm thấy nhiều ở Australia, môi trường sống của chúng là những khu vực có nhiều cây bạch đàn, những khu vực rộng rãi như những cánh đồng lúa mì ở tây Úc, và những nơi có thể cung cấp các loại thức ăn có sẵn.
Thức ăn của Chim ăn mật đầu nâu chủ yếu là côn trùng và cũng giống như các loài cùng họ hàng với chúng, nó cũng ăn cả mật hoa. Chúng thường tụ tập thành các đàn nhỏ từ 6 đến 12 con, ở dưới các tán cây lượm lặt thực phẩm từ vỏ cây, cành, lá và hoa.
Sinh sản
Mùa sinh sản thường được diễn ra vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 12, trong thời gian này chúng có thể sinh sản 1 hoặc 2 lần.
Chim ăn mật đầu nâu có lối sinh sản khá khác lạ, đó là kiểu sinh sản hợp tác với các thành viên trong đàn, với tối đa là 5 con chim tham gia sinh sản trong 1 tổ. Tổ được làm từ xơ của vỏ cây, sợi cỏ, và các sợi lông được cố định bời tơ nhện, hoặc chúng cũng có thể đi thu thập nguyên liệu từ các tổ bỏ đi của các loài chim khác.
Tổ được làm có dạng hình chén sâu và treo lơ lửng trên cành cây trĩu xuống, ẩn nấp sau những lá cây dày đặc, Tổ thường làm ở độ cao từ 1m đến 6m so với mặt đất.
Tất cả các con chim trong đàn đều tham gia ấp trứng và cho chim non ăn. Những chú chim non sau khi nở vẫn sẽ tiếp tục ở lại với bầy đàn thêm khoảng một thời gian nữa, cho đến khi chúng tự gia nhập một nhóm nào đó hoặc tự tạo bầy đàn cho riêng mình.
Tài liệu tham khảo: