Loài Vật

Thế giới động vật

Chim bồ nông & Cái mỏ kỳ lạ nhất trong thế giới loài chim

Google news



Bồ nông (Pelecanus) là loài chim cỡ lớn đặc trưng bởi một cái mỏ dài và cái túi dưới cổ họng, được sử dụng để bắt mồi. Chúng thường xuyên có mặt ở đất liền và các vùng nước ven biển nơi mà chúng kiếm ăn hàng ngày.

Xem thêm:

Mô tả

Chim bồ nông là những con chim rất lớn, tuy nhiên đuôi của chúng ngắn và vuông cộng thêm đôi cánh dài và rộng giúp chúng  bay khá tốt. Nó có cổ khá dài cùng với đôi chân to và khá cứng rắn. Tuy cơ thể khá to và gồ ghề nhưng nó khá nhẹ do trong xương và dưới da có thể chứa các túi khí được nối với cơ quan hô hấp, giúp chúng nổi tốt trên mặt nước.

Chim bồ nông
Chim bồ nông

Loài chim bồ nông nhỏ nhất là bồ nông nâu có chiều dài cơ thể lên đến 1,06m nặng 2,75kg sải cánh lên đến 1,83m. Còn loài bồ nông lớn nhất có cân nặng lên đến 15kg chiều dài cơ thể khoảng 1,83m và chiều dài sải cánh lên đến 3m. Chim trống thông thường có kích thước cơ thể lớn hơn chim mái.

Mỏ của chim bồ nông có thể đạt tới gần 46cm. Phía dưới chiếc mỏ này là một túi cổ họng có thể chứa tới hơn 11 lít nước. Chiếc túi này được sử dụng chủ yếu cho việc ăn uống nhưng nó cũng được sử dụng như một “thiết bị” làm mát. Vào những ngày oi nóng, chim bồ nông sẽ lắc lư chiếc túi này để làm mát cơ thể.

Phân bố

Hiện nay chim bồ nông phân bố trên hầu hết tất cả các lục địa ngoại trừ Nam cực. Chúng chủ yếu sinh sống ở các vùng nước ấm. Chúng bơi tốt với đôi chân khoẻ và bàn chân có màng cộng thêm bộ lông không thấm nước nhờ chất nhờn được lấy từ tuyến tiền liệt.

Chim bồ nông ăn gì?

Thức ăn của chim bồ nông thường là cá, thỉnh thoảng chúng cũng ăn các loài lưỡng cư, rùa, giáp xác, côn trùng kể cả chim bồ câu và các loài động vật có vú nhỏ. Sau khi bắt được cá bồ nông giữ con mồi trong cái túi dưới cổ sau đó trúc mỏ xuống cho nước thoát ra ngoài sau đó mới nuốt con mồi, thời gian này có thể mất đến 1phút. Cũng chính trong khoảng thời gian này bồ nông dễ bị các loài chim khác cướp mất con mồi từ miệng.

Chim bồ nông

Chim bồ nông sinh sống và kiếm ăn theo bầy đàn số lượng thành viên có thể lên đến 50.00 con. Hiện nay trên thế giới còn khoảng 8 loài, trong đó 4 loài có xu hướng làm tổ trên mặt đất và 4 loài còn lại thì làm tổ trên cây.

Sinh sản

Chim bồ nông là loài chim chung thuỷ một vợ một chồng trong một mùa sinh sản. Tổ được làm khá đơn giản bởi các chim trống thường sẽ đi tìm và mang các vật liệu làm tổ về. Chim mẹ thường sẽ đẻ khoảng 2 quả trứng hoặc hơn. Cả chim bố và mẹ cùng nhau ấp trong khoảng thời gian từ 30-36 ngày.

Các quả trứng thường có tỉ lệ nở thành công rất cao lên đến 95%, nhưng 2 tuần đầu tiên sau khi nở sẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất, vì sự tranh giành thức ăn nên các chim non thường sẽ chết khá nhiều.

Cả 2 chim bố mẹ sẽ cùng nhau chăm sóc chim non, và cho ăn bằng cách nôn thức ăn ra, nhưng khi các chim non lớn hơn, nó có thể tự rúc đầu vào cổ họng chim bố mẹ để lấy thức ăn. Một hiện tượng khá lạ xảy ra sau khi được cho ăn, chúng thường có một cơn động kinh và kết thúc bằng việc bất tỉnh, nguyên nhân vẫn chưa có sự lý giải rõ ràng.

Khoảng 25 ngày tuổi các chim non tụ tập lại với nhau giống như nhà trẻ, số lượng có thể lên đến 100 con. Khoảng 6 đến 8 tuần chúng bắt đầu đi lang thang xung quanh và có thể bơi lội, và sau từ 10 đến 12 tuần sau khi nở chúng sẽ có cuộc sống tự lập.

Chim bồ nông con
Photo by: Norm Barker

Tuổi thọ

Tuổi thọ của chim bồ nông khoảng từ 15 đến 25 năm, mặc dù đã có trường hợp ghi nhận sống đến 54 tuổi.

Tài liệu tham khảo:


0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cái tôi – hai từ tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là gốc rễ của mọi khổ đau trong cuộc sống con người. Trong ánh sáng của Phật giáo, [...]
20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

Giữa cuộc đời nhiều vết xước, con người vẫn mải miết đi tìm một chốn bình yên. Nhưng bình yên không nằm nơi tiếng vỗ tay, mà nằm [...]
Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp được người đồng tu, cùng bạn đời bước đi trên con đường giác ngộ, không chỉ là một sự tình cờ, mà là phước báu lớn lao [...]
20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

Giữa bộn bề cuộc sống, ai trong chúng ta cũng đôi lần thấy lòng chênh vênh, tâm bất an. Những lúc như thế, một câu nói nhẹ nhàng, một [...]
Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều gì còn lại – Vào một ngày mùa đông của trăm năm sau, không ai trong chúng ta còn hiện diện trên cõi đời này. Những bước chân ta [...]
Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Trong văn hóa Á Đông, kỳ lân là một trong bốn linh thú Long – Lân – Quy – Phụng, tượng trưng cho điềm lành, sự giác ngộ và trí tuệ. [...]
Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Trong cơn giận, ta thường nói cho đã miệng, đánh cho đã tay, chẳng màng đến tội phước. Nhưng khi cơn giận qua đi, hậu quả [...]
Rồng – Biểu Tượng Của Sức Mạnh Vũ Trụ Và Linh Hồn Thiêng Liêng

Rồng – Biểu Tượng Của Sức Mạnh Vũ Trụ Và Linh Hồn Thiêng Liêng

Rồng không chỉ là một loài linh thú huyền thoại trong văn hóa Việt Nam mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Trong tín ngưỡng Á Đông, rồng [...]
6 Cõi Luân Hồi – Những Nẻo Đường Không Xa Lạ

6 Cõi Luân Hồi – Những Nẻo Đường Không Xa Lạ

6 Cõi Luân Hồi – Trong vòng luân hồi vô tận, sáu cõi không chỉ là những điểm đến sau cái chết mà còn là những trạng thái tâm thức mà [...]
Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai

Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai

Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai—Trời vừa hé rạng, khi hơi thở ban mai còn vương làn sương nhẹ, ta lặng lẽ chắp tay trước Phật [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x