Loài Vật

Thế giới động vật

Chim chích sậy lớn & Loài chim tu hú

Google news



Trước đây chúng ta đã từng nghe câu chuyện về loài tu hú đẻ nhờ, với hành vi tu hú mẹ  ăn trứng chim chủ nhà rồi đẻ 1 quả trứng của nó vào tổ, sau này chính đứa con ngoại tộc này sẽ làm nên những chuyện không tưởng – Chim chích sậy lớn (Acrocephalus arundinaceus).

Xem thêm:

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loài chim bị hại này, để xem chúng là loài chim gì và tại sao khi thấy tu hú hất trứng và con ruột của mình rơi khỏi tổ lại vẫn tiếp tục mớm mồi cho tu hú con ăn.

Chim chích sậy lớn
Chim chích sậy lớn – Photo by: focusingonwildlife.com

Mô tả

Chim chích sậy lớn (có tên khoa học là acrocephalus arundinaceus) là mọt dạng sẻ, kích cỡ trung bình và nó cũng là loài chim chích lớn nhất ở châu âu. Loài chim này sinh sản trên khắp châu âu và châu á, chúng cũng di chuyển sang châu phi và những khu vực cận Sahara vào mùa đông, mùa sinh sản của chúng gần như gắn liền với đầm lầy và những cây lau sậy, bụi rậm ruộng lúa và rừng rậm trong suốt mùa đông.

Chim chích sậy lớn là loài chim chích lớn kích thước chiều dài cơ thể khoảng từ 16-21cm, chiều dài sải cánh từ 25-30cm, và trọng lượng từ 22-38g, phía trên lưng  là màu nâu hoặc nâu xám, còn dưới bụng có màu trắng, cả chim trống và chim mái đều giống nhau.

Chim chích sậy lớn ăn gì?

Chim chích sậy lớn là loài chim sinh sống theo vùng lãnh thổ chúng tập trung thành một nhóm lớn trong các vườn lau sậy và loại bỏ các loài chim khác ra khỏi vùng lãnh thổ, thức ăn chủ yếu là sâu bướm, nó cũng ăn nòng nọc, côn trùng bao gồm chuồn chuồn, bọ cánh cứng, nhện, cá nhỏ và ếch nhỏ.

Chim chích sậy lớn có thể nói là nghe được nhiều hơn là thấy vì chúng có giọng hót khá to hót nhiều, nhưng nếu quan sát sẽ thấy chúng đang đậu trên các thân cây lau sậy thẳng đứng, và thực hiện các chuyến bay ngắn trên mặt nước.

Chim chích sậy lớn săn mồi
Chim chích sậy lớn săn mồi

Sinh sản

Vào mùa sinh sản chim trống sẽ thực hiện các cuộc gọi dài để thu hút chim mái, và cuộc gọi này sẽ chấm dứt cho đến khi có một con chim mái xuất hiện. tổ có hình dạng chén sâu trong các lùm cây sậy dày đặc, nguyên liệu làm tổ từ các sợi lá của cây lau sậy, cỏ và lông vũ.

Chim chích sậy lớn mái sẽ đẻ khoảng từ 3-6 quả trứng. Trong mùa sinh sản các chim trống thường sẽ đóng góp rất ít vào công việc chăm sóc chim non, công việc của nó là bảo vệ một vùng đất rộng lớn trong rừng lau sậy, nơi mà khả năng quan sát rất kém, điều đó đã cho phép chim trống “hai lòng”, nó bắt đầu lại các cuộc gọi và thu hút chim mái thứ 2, chim mái thứ 2 sẽ không nhận ra rằng chim trống này đã có vợ, và chấp nhận làm vợ rồi sinh con cho chim trống này.

Cứ như thế trong một mùa chim trống có thể có nhiều vợ, nhưng thỉnh thoảng chim trống vẫn phụ giúp chim mái trong việc mang thức ăn về cho chim non.

Cũng có thể vì lý do cảnh giới kém, hoặc mưu lược của chim tu hú cao hơn, nên một hoặc 2 quả trứng của chim chích đã bị tu hú mẹ ăn mất rồi đẻ quả trứng của tu hú vào, một số chim chích mẹ khi thấy có quả trứng lạ hoặc sẽ bỏ cả tổ hoặc sẽ hất quả trứng lạ đó ra ngoài nhưng những trường hợp này rất hiếm, đa số là không quan tâm và tiếp tục công việc bản năng của mình là ấp cho đến ngày trứng nở.

Khi trứng nở, như đã được biết tu hú con ngay từ khi chưa mở mắt đã bắt đầu hất những quả trứng nằm trong tổ rơi ra ngoài, việc làm này chỉ có thể là do bản năng của loài, không thể nói vì nó muốn cạnh tranh nguồn thức ăn được. Vì khi tu hú con nở, các quả trứng khác vẫn còn chưa kịp nở thì làm sao cạnh tranh nguồn thức ăn vời nó.

Tổ chim chích sậy lớn bị tu hú đẻ nhờ
Photo by: Jordi Sargatal

Có một số ý kiến rằng tại sao khi tu hú mẹ đẻ trứng, trong tổ đã có những quả trứng khác của chim chích rồi, có nghĩa trứng chim chích đẻ trước, vậy tại sao khi nở, chim tu hú con lại nở đầu tiên. để giải thích vấn đề này, có 2 lý do, thứ nhất chim tu hú mẹ có một khả năng là giữ trứng trong bụng của mình thêm 24 giờ rồi mới đẻ, thứ 2 thời gian nở của tu hú ngắn hơn so với thời gian nở của chim chích.

Thử đặt giả thuyết nếu tu hú là loài tự làm tổ cho riêng mình và đẻ những quả trứng của mình vào đó, thì với cái kiểu hất trứng từ khi còn chưa mở mắt này thì trong mỗi một mùa sinh sản chỉ có 1 con tu hú con ra đời đầu tiên và cũng là con duy nhất sống sót.

Lại nói về chim chích khi nó đã chấp nhận ấp trứng của tu hú điều đó có nghĩa nó đã không nhận ra sự có mặt của quả trứng lạ này, rồi đến khi nở, nó cũng chỉ làm công việc như 1 bản năng là chăm sóc chim non nở ra từ trong trứng do mình đẻ ra.

Ngay cả khi tu hú con hất rơi chim non ra khỏi tổ thì chim chích mẹ vẫn mặc nhiên mớm mồi cho tu hú con ăn mà không hề có sự can ngăn hay có ý định bảo vệ chim non của mình.

Điều này càng khẳng định các hành vi của chim mẹ làm từ khâu làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, cho đến khi chim non ra đời há miệng kêu đói đòi thức ăn và chim mẹ sẽ có trách nhiệm tìm kiếm thức ăn về cung cấp cho chúng, điều này giống như là mọi hành vi của chim mẹ đã được lập trình sẵn và nó không biết phải xử lý thế nào nếu có sự cố xảy ra.

Chim tu hú đẻ nhờ trong tổ chim chích sậy lớn
Photo by: abcnews.go.com

Nhưng thử suy nghĩ lại nếu có một con chim khác loài hoặc 1 con rắn đến ăn trứng xem, sẽ thấy ngay phản ứng của chim bố mẹ, đó là xả thân bảo vệ tổ, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù.

Tài liệu tham khảo:


0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cái tôi – hai từ tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là gốc rễ của mọi khổ đau trong cuộc sống con người. Trong ánh sáng của Phật giáo, [...]
20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

Giữa cuộc đời nhiều vết xước, con người vẫn mải miết đi tìm một chốn bình yên. Nhưng bình yên không nằm nơi tiếng vỗ tay, mà nằm [...]
Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp được người đồng tu, cùng bạn đời bước đi trên con đường giác ngộ, không chỉ là một sự tình cờ, mà là phước báu lớn lao [...]
20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

Giữa bộn bề cuộc sống, ai trong chúng ta cũng đôi lần thấy lòng chênh vênh, tâm bất an. Những lúc như thế, một câu nói nhẹ nhàng, một [...]
Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều gì còn lại – Vào một ngày mùa đông của trăm năm sau, không ai trong chúng ta còn hiện diện trên cõi đời này. Những bước chân ta [...]
Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Trong văn hóa Á Đông, kỳ lân là một trong bốn linh thú Long – Lân – Quy – Phụng, tượng trưng cho điềm lành, sự giác ngộ và trí tuệ. [...]
Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Trong cơn giận, ta thường nói cho đã miệng, đánh cho đã tay, chẳng màng đến tội phước. Nhưng khi cơn giận qua đi, hậu quả [...]
Rồng – Biểu Tượng Của Sức Mạnh Vũ Trụ Và Linh Hồn Thiêng Liêng

Rồng – Biểu Tượng Của Sức Mạnh Vũ Trụ Và Linh Hồn Thiêng Liêng

Rồng không chỉ là một loài linh thú huyền thoại trong văn hóa Việt Nam mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Trong tín ngưỡng Á Đông, rồng [...]
6 Cõi Luân Hồi – Những Nẻo Đường Không Xa Lạ

6 Cõi Luân Hồi – Những Nẻo Đường Không Xa Lạ

6 Cõi Luân Hồi – Trong vòng luân hồi vô tận, sáu cõi không chỉ là những điểm đến sau cái chết mà còn là những trạng thái tâm thức mà [...]
Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai

Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai

Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai—Trời vừa hé rạng, khi hơi thở ban mai còn vương làn sương nhẹ, ta lặng lẽ chắp tay trước Phật [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x