Cái tên cuckoo có lẽ đã khá quen thuộc với nhiều người, một số bài hát ở VN cũng nhắc đến tên của loài chim này, nhưng khi tìm hiểu về chúng có thể nhiều người sẽ thấy bất ngờ và thú vị về loài chim này.
Xem thêm:
- Chim Cu Diederik Và Hành Vi Lén Lút Đẻ Nhờ Trứng Vào Tổ Loài Chim Khác
- Chim Cu Gáy & Những Sự Thật Thú Vị Ít Người Biết
Mô tả
Cookuu có tên khoa học là ( cuculus canorus ) Chúng là loài chim di cư vào mùa hè và sống phổ biến ở châu Âu và châu Á, vào mùa đông chúng sinh sống khá nhiều ở châu Phi.

Chim cuckoo là loài sống ký sinh có nghĩa là nó đẻ trứng trong tổ các loài chim khác, mặc dù trứng của nó lớn hơn trứng các loài chim bị đẻ nhờ, nhưng nó biết chọn những tổ chim có trứng gần giống với màu sắc và hoa văn với trứng của nó.
Chim cuckoo có kích thước chiều dài cơ thể khoảng 32-34 cm tính từ đầu đến đuôi, riêng cái đuôi có chiều dài từ 13-15cm, nó có sải cánh dài từ 55-60cm, Chim trống nặng khoảng 130gram, trong khi chim mái có thân hình nhỏ hơn một chút, nặng khoảng 110gram.
Cookuu có chân khá ngắn có màu vàng, bộ lông có màu xám dưới bụng và phần dưới đuôi có màu trắng kèm theo là những viền đen, thân hình hơi mảnh dẻ, khi chim cookuu bay rất dễ bị nhầm lẫn với loài chim ưng.
Tập tính
Ngoài việc đẻ nhờ là đặc điểm nổi bật của chim cookuu ra thì tiếng chim cookuu cũng là một đặc điểm rất được nhiều người biết đến, tiếng kêu cũng giống như tên của chúng và khá đơn giản chỉ gồm 2 từ cuc … koo, các cuộc gọi được sử dụng để chứng minh quyền sỡ hữu lãnh thổ và còn để thu hút bạn đời.
Chim cuckoo là loài ký sinh vì thế chim non từ khi mở mắt chào đời đã không sống cùng với bố mẹ ruột của chúng, nên có thể nói tiếng kêu là không phải do học được mà là bẩm sinh của giống nòi, tiếng chim cuckoo thường kêu vào ban ngày, nhưng cũng có một số loài kêu vào ban đêm.

Hơn thế chim cuckoo trưởng thành ở chim trống còn có khả năng bắt chước giọng hót của loài chim khác, trong trường hợp chim mái đi đẻ nhờ nhưng không may tổ được chọn để đẻ nhờ là cùa một loài chim ăn thịt, thì chim trống sẽ bắt chước tiếng hót của loài chim này để đánh lừa chim chủ nhà ra khỏi tổ, và chim mái sẽ có đủ thời gian thực hiện hành vi tráo trứng, đẻ vào đó một quả trứng của mình.
Chúng cũng được biết đến là một loài hung hăng và hiếu chiến.
Sinh sản
Cuckoo là một loài chim ký sinh bắt buộc, nó đẻ trứng trong tổ của loài chim khác. Vào đúng thời điểm thích hợp, vợ chồng nhà chim cookuu bay đến tổ của chim vật chủ, đẩy một quả trứng ra khỏi tổ, hoặc ăn quả trứng trong tổ, sau đó đẻ một quả trứng của mình vào trong tổ rồi bay đi, toàn bộ quá trình này diễn ra trong vòng 10 giây, và một chim mái có thể ghé thăm 50 tổ chim trong một mùa sinh sản.
Hơn 100 loài chim bị ký sinh bởi loài cuckoo này được ghi nhận, sau đây Jimi Channel sẽ liệt kê một vài loài phổ biến bị đẻ nhờ.
- Loài chim meadow pipit
- Loài chim dunnock
- Loài chim Eurasian reed warbler
- Loài chim garden warbler
- Loài chim pied wagtail
- Loài chim European robin ở châu Âu
- Loài chim brambling và common redstart ở Phần lan
- Và loài chim great reed warbler ở Hungary
Trên thực tế một số tổ chim bị đẻ nhờ, nói theo cách của con người thì chú chim này có chỉ số IQ cao hơn các con chim bị đẻ nhờ khác nên chúng có thể phân biệt được đâu là trứng của mình và đâu là trứng của loài chim khác.
Phản ứng của những chú chim chích sậy lớn (great reed warblers) là có tới 66% chấp nhận trứng, 12% đẩy trứng ra khỏi tổ, 20% bỏ hoàn toàn tổ, 2 % phá bỏ trứng. Trong khi hoa văn và kích thước trứng của chim cookuu được mô tả là “gần như hoàn hảo” so với trứng vật chủ.
các nguyên cứu được thực hiện bởi 90 tổ chim sậy lớn ở miền trung Hungary, thì có đến 64% tổ chim đã bị đẻ nhờ bới loài cookuu này đẻ 1 trứng của nó vào, 23% tổ được chim cookuu đẻ 2 trứng của nó vào và 10% tổ được chim cookuu đẻ 3 trứng, còn 4 trứng thì chỉ chiếm 3%. tổng cộng có đến 58% số trứng của loài chim này được trộn lẫn với trứng của chim vật chủ.
Trứng chim cuckoo có kích thước 22 x 16 mm và nặng 3,2 gram, trong đó có 7% là vỏ trứng, và chim mái có thể giữ trứng thêm khoảng 24 giờ trước khi nó tìm được tổ thích hợp để đẻ. điều này có nghĩa là trứng chim cuckoo có thể nở trước các trứng của chim vật chủ.
Chim cuckoo bố mẹ còn có khả năng điều chỉnh màu và hoa văn trên trứng của mình sao cho giống nhất với trứng của vật chủ, một số ý kiên nói rằng đó là do DNA di truyền mà chỉ chim cuckoo mái mới có thể thừa hưởng được điều này.
Chim cooku non sẽ nở ra sau 11-13 ngày ấp, sau khi nở lúc này nó còn chưa mở mắt và sẽ làm một việc mà ít ai ngờ tới đó là đẩy tất cả trứng ra khỏi tổ.
Thậm chí ngay cả khi chim non của chim vật chủ có nở ra thì cũng chịu chung số phận là bị đẩy ra khỏi tổ để độc chiếm nguồn thức ăn từ chim bố mẹ, nó sẽ dùng lưng và sức mạnh của đôi chân để hất trứng ra khỏi thành tổ rơi xuống đất.

Nay cả khi chim bố mẹ đang ở nhà và nhìn thấy chim non của mình bị hất tung ra khỏi thì chim bố mẹ cũng không hiểu tại làm sao con chim kia lại làm như vậy, thực tế thì chim bố mẹ chỉ biết đứng nhìn và chẳng có ý kiến gì, thậm chí ngay khi chim cuckoo non dùng lưng hất chim non của mình ra khỏi tổ thì chim bố mẹ vẫn mặc nhiên mà mớm thức ăn vào mồm cho chim cuckoo non ăn.
Lý giải về hiện tượng này một số ý kiến cho rằng đây là một bản năng được di truyền bởi loài, chim cuckoo non buộc phải hất tung trứng và chim non ra khỏi tổ để chim bố mẹ có thể bắt kịp với tốc độ tăng trưởng rất nhanh về thể chất của nó, hơn thế chim non còn có khả năng bắt chướt tiếng kêu của chim non vật chủ bằng một giọng rất thảm thiết trong khi miệng thì há thật to để kích thích chim bố mẹ cho ăn.
Trong thực tế các loài chim ký sinh như cooku không nhất thiết phải gây bất lợi cho loài chim vật chủ, khi chim cooku non nở nó sẽ tiết ra một mùi khá mạnh đẩy lùi các loài ăn thịt, chính vì thế một số chim vật chủ hoặc biết hoặc không biết vẫn miễn cưỡng chấp nhận ấp và nuôi chim cooku con cho đến khi trưởng thành.
Tuổi thọ
Được biết tuổi thọ trung bình của loài chim cuckoo sống gần 7 năm.
Tài liệu tham khảo: