Chim đen cánh đỏ ( agelaius phoeniceus ), đây là một loài chim nhỏ thuộc bộ sẻ. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở Bắc Mỹ và Trung Mỹ.
Xem thêm:
- Chim Hoét đen và quả trứng ký sinh lộ liễu khác màu
- Ác Là Cánh Xanh Và Trận Chiến Dũng Mãnh Với Rắn Độc Bảo Vệ Chim Non
Mục Lục
Chim đen cánh đỏ
Nhiều người khẳng định rằng, đây là loài chim sinh sống trên cạn nhiều nhất ở Bắc Mỹ, khi trú đông số lượng loài chim này có thể tăng đến hơn một triệu con mỗi đàn.
Mô tả
Cái tên chim đen cánh đỏ được lấy từ màu sắc lông của chim trống, với toàn bộ cơ thể từ mắt, mỏ, lông cho đến chân đều là một màu đen. Màu đỏ tương phản nổi bật xuất hiện ở phần vai cánh, liền kề vệt màu đỏ còn được trang trí thêm vệt màu vàng nhạt. Chim trống có chiều dài cơ thể từ 22 – 24 cm, cân nặng trung bình khoảng 64 g và nặng nhất khoảng 82 g.
Chim mái có màu nâu đen với phần lông phía dưới nhạt màu hơn, kèm theo các vệt màu trắng. Trên đầu xuất hiện thêm vệt nâu trắng nằm ngang phía trên mắt, mỏ màu nâu sẫm. Chim mái nhỏ hơn chim trống một chút, với chiều dài cơ thể khoảng 17 – 18 cm, cân nặng trung bình khoảng 41,5g và những chim mái nhỏ nhất chỉ có cân nặng khoảng 29 g.
Chúng có sải cánh giao động từ 31 – 40 cm. Cả hai giới tính đều có cái mỏ khá nhọn. Loài chim này khá đặc biệt, chúng khó bị nhầm lẫn với bất kỳ loài chim nào tại khu vực chúng sinh sống.
Tuy nhiên, ở vùng viễn tây Hoa Kỳ, nơi xuất hiện thêm loài chim đen ba màu ( Agelaius tricolor ), dẫn đến sự nhầm lẫn vì bộ lông chim trống khá giống nhau.
Ý nghĩa vệt lông màu đỏ trên cánh
Vệt lông màu đỏ trên vai được xem là rất quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ. Những chim trống có vệt màu đỏ lớn hơn, sẽ hiệu quả hơn trong quá trình xua đuổi những kẻ xâm phạm ra khỏi vùng lãnh thổ.
Phân bố và môi trường sống
Chim đen cánh đỏ có phạm vi phân bố khá rộng rãi khắp Bắc Mỹ, ngoại trừ các vùng sa mạc khô cằn, các dãy núi cao, những khu rừng trồng rậm rạp hoặc vùng Bắc Cực.
Loài chim này có vẻ thích những nơi nhiều cỏ, vùng đất ngập nước, chúng còn xuất hiện ở cả đầm lầy nước ngọt lẫn nước mặn. Ngoài ra loài chim đen này còn được tìm thấy tại các vùng đất khô cằn hơn, nơi chúng có thể tìm kiếm thêm nhiều nguồn thức ăn trên đồng cỏ, thảo nguyên…
Các quần thể sinh sống ở phía Bắc sẽ di cư về phía Nam vào mùa đông, và việc di cư này thường sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm.
Chim đen cánh đỏ ăn gì?
Chim đen cánh đỏ là loài ăn tạp. Thức ăn chủ yếu từ các nguồn thực vật, bao gồm các hạt từ cỏ dại, ngũ cốc và cả trái cây… Chúng khá dạn dĩ với con người, và không ngần ngại bay đến đậu ở tay người để lấy thức ăn.
Ngoài thực vật, khẩu phần ăn của chúng còn bao gồm cả côn trùng và các loài động vật nhỏ khác, như chuồn chuồn, châu chấu, nhện, ấu trùng, giun, sâu, bọ nước được bắt trong các đầm lầy… Khẩu phần ăn này tăng nhiều, đặc biệt là trong mùa sinh sản.
Sinh sản
Mùa sinh sản thường được diễn ra từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 7. Trước khi giao phối chim trống thể hiện hành vi lãnh thổ mạnh mẽ với các chim trống khác. Nhưng sau khi giao phối, hành vi này giảm đi, lúc này chim trống chỉ tập trung vào việc bảo vệ chim mái và các con non, chống lại những kẻ săn mồi.
Vào mùa sinh sản, chim trống thường tạo ra các chuyến bay ngắn đặc trưng, và thường đậu ở những nơi cao, như ngọn cây, bụi rậm, hàng rào hoặc trên các đường dây điện…Trong khi chim mái thường chui rúc trong các thảm thực vật thấp để làm tổ.
Chim mái một mình làm tổ trên các cây bụi thấp, thời gian hoàn thành chỉ từ 3 – 6 ngày, nguyên liệu chủ yếu được lấy từ sợi cỏ, rong rêu…
Chim mẹ đẻ từ 3 – 4 quả trứng và một mình ấp trong khoảng từ 11 đến 12 ngày. Chim non mới nở không lông, chưa mở mắt, nhưng chúng sẽ phát triển rất nhanh.
Thời gian này đôi khi chim bố sẽ hỗ trợ chim mẹ mang thức ăn về, thức ăn cho chim non chủ yếu là các côn trùng mềm, như sâu, chuồn chuồn… Sau khoảng 11 đến 14 ngày, chim non bắt đầu rời tổ.
Chim đen cánh đỏ là loài đa thê, một chim trống có thể sinh sản với 10 chim mái. Tuy nhiên, các chim mái thường sẽ giao phối thêm với các chim trống khác, tạo ra một mối quan hệ cha con hỗn hợp. Mỗi cặp thường sẽ tạo ra từ 2 đến 3 ly hợp mỗi mùa, và mỗi ly hợp trứng được đẻ trong một tổ mới.
Hành vi lãnh thổ
Với vũ khí là cái mỏ rất nhọn, chim đen cánh đỏ trở thành những kẻ bảo vệ thực thụ. Chúng không ngần ngại tấn công các loài chim săn mồi lớn hơn rất nhiều, kể cả đại bàng nếu chúng xâm phạm vào vùng lãnh thổ sinh sản.
Không chỉ có các loài chim săn mồi và một số động vật ăn thịt, kể cả con người nếu vô tình đi vào vùng lãnh thổ sinh sản của chúng, thì ngay lập tức một cuộc rượt đuổi sẽ xảy ra, với những cú tấn công mạnh mẽ vào đầu kẻ xâm phạm.
Tầm quan trọng đối với hệ sinh thái
Là một trong những loài chim có số lượng nhiều nhất lục địa, chim đen cánh đỏ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát cỏ dại và côn trùng. Chúng còn là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài động vật khác trong khu vực sống.
Tuy nhiên, việc số lượng loài này quá nhiều, đã gây ra một số ảnh hưởng không hề nhỏ đối với những cánh đồng ngũ cốc, nếu chẳng may bị chúng tàn phá. Một số biện pháp, để tiêu diệt loài chim này được con người áp dụng. Như sử dụng bẫy bắt hàng trăm con mỗi ngày, hoặc sử dụng súng hay hóa chất, nhưng điều này là không thấm vào đâu so với những đàn lên đến hàng triệu con.
Hiện trạng bảo tồn
Là một loài có số lượng và phạm vi phân bố rộng rãi nhất Bắc Mỹ, cộng thêm vào là chúng có thể tồn tại ở khá nhiều môi trường sống. Tuy nhiên việc côn trùng phát triển mạnh ở các khu vực ngập nước, và việc phá hủy các vùng đất ngập nước tự nhiên sẽ làm dân số loài chim này bị thu hẹp.
Hiện tại chim đen cánh đỏ được pháp luật bảo vệ ở Hoa Kỳ, nhưng chúng vẫn sẽ bị giết nếu phá hoại cây trồng. Hiện tại chúng được xem là loài có ít quan tấm nhất.
Tuổi thọ
Tuổi thọ tối đa của chim đen cánh đỏ trong tự nhiên là 15,8 năm.
Tài liệu tham khảo: