Chim gõ kiến bụng trắng (Dryocopus javensis) là một loài đặc hữu của vùng trung đông và đông nam châu Á, với phạm vi phân bố từ Ấn Độ đến bán đảo Hàn Quốc. Được biết đến với khả năng leo trèo trên các thân cây thẳng đứng để tìm kiếm thức ăn, loài chim này thường sống đơn độc hoặc theo nhóm nhỏ.
Xem thêm:
Hơn thế loài chim này còn gắn liền với câu chuyện xa xưa về hành vi vẽ bùa mở khóa, khi tổ của chúng trong thân cây bị bịt kín lại vì một nguyên nhân nào đó, nó sẽ dùng mỏ vẽ một đạo bùa bí ẩn làm rơi tấm gỗ ra một cách kì lạ. Trong clip này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về loài chim gõ kiến cũng như hành vi dùng mỏ vẽ bùa mở khóa của chúng.
Mục Lục
Mô tả
Chim trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 40 – 48 cm, cân nặng giao động từ 197 đến 350 gram. Chúng có trán, mào và gáy màu đỏ tươi, kèm theo chòm lông đỏ dày phía ở hai bên dưới khóe mỏ. Phần còn lại của đầu và toàn bộ phần trên cơ thể, bao gồm cánh và đuôi, có màu đen tuyền. Sau tai có đốm trắng, cằm và ngực đen với các vệt trắng dọc hai bên cổ. Lông cánh chính có đốm trắng kem ở gốc, bụng trắng kem với sọc đen ở hai bên. Lớp phủ dưới cánh có màu đen, phần dưới cánh xám đen với lớp phủ trắng kem, và mặt dưới của đuôi có màu xám. Mỏ đen hoặc xám đen, chân xám đen hoặc xanh xám, mắt màu vàng.
Chim mái có bộ lông ít đồ sộ hơn, với trán đen còn mào có màu đỏ. Vùng hai bên má có sọc đen trắng, con non có màu xỉn và nâu hơn, cổ họng nhạt hơn, và mông có vết trắng. Chim trống non có mào đỏ lốm đốm đen. Mắt màu xám.
Phân bố
Chim gõ kiến bụng trắng là loài đặc hữu của khu vực trung đông, đông nam và phía đông châu Á, chúng phân bố rời rạc từ các ngọn đồi phía tây Ấn Độ đến bán đảo Hàn Quốc. Loài này bao gồm 14 phân loài được công nhận:
Phân loài
- Dryocopus javensis javensis (phân bố ở Trung và Nam bán đảo Mã Lai, Greater Sundas và các đảo lân cận)
- Dryocopus javensis hodgsonii (Ấn Độ)
- Dryocopus javensis richardsi (Hàn Quốc)
- Dryocopus javensis forresti (ở Myanmar và tây nam Trung Quốc)
- Dryocopus javensis feddeni (Myanmar, Thái Lan và Đông Dương)
- Dryocopus javensis parvus (Đảo Simeulue. ngoài khơi Sumatra.)
- Dryocopus javensis hargitti (Palawan, Philippines.)
- Dryocopus javensis esthloterus (ở Luzon, Philippines.)
- Dryocopus javensis confusus (Đảo Luzon, Philippines.)
- Dryocopus javensis pectoralis (Samar, Leyte, Bohol và Philippines.)
- Dryocopus javensis multilunatus (Basilan, Dinagat, Mindanao. Philippines.)
- Dryocopus javensis suluensis (Vườn Sulu, tây nam Philippines.)
- Dryocopus javensis philippinensis (Panaya, Masbate, Guimaras, Negros. wc Philippines.)
- Dryocopus javensis cebuensis (Cebu. c Philippines.)
- Dryocopus javensis mindorensis (Mindoro, Philippines.)
Giọng hót
Chim gõ kiến bụng trắng phát ra âm thanh đơn giản, mạnh mẽ, các âm tiết như “kiyow” “kiyah” “kiauk” hoặc “keer”. Tiếng kêu nhận biết này, thấp hơn một chút và bùng nổ hơn so với tiếng chim gõ kiến đen , được phát ra khi chim đang bay hoặc đang đậu. Khi chúng xuất hiện một cặp trống mái đi chung với nhau, chim trống và mái sẽ tạo ra các âm tiết như “ch-wi, ch-wi” với cường độ thấp…
Môi trường sống
Với diện tích lãnh thổ rộng lớn, loài chim gõ kiến này thường xuyên xuất hiện ở nhiều loại rừng, từ khu rừng lâu năm, rừng thông, rừng nguyên sinh rậm rạp đến rừng tái sinh và khu vực nông nghiệp, vườn tược, kể cả rừng ngập mặn. Chúng ưa thích những khu rừng ẩm ướt với nhiều cây chết hoặc mục nát nhưng cũng thích nghi với những khu vực đã bị khai thác.
Ở Nhật Bản, loài chim này từng sống trong các khu rừng lá kim và sồi. Ở Đông Nam Á và Quần đảo Sunda Lớn, chúng cư trú dưới 1000 mét, với phạm vi độ cao khác nhau: 600 m ở Thái Lan, 1400-3600 m ở Miến Điện, Miền Bắc Việt Nam và 140-2500 m ở Philippines, đặc biệt là phía bắc đảo Luzon.
Hành vi
Chim gõ kiến bụng trắng thường sống đơn độc và rất dễ phát hiện nhờ vào tiếng động ồn ào. Dù vậy, chúng duy trì liên lạc với các cặp đôi từ xa và đôi khi tụ tập thành nhóm từ 4 đến 6 cá thể.
Chúng tìm kiếm thức ăn ở mọi cấp độ thực vật, chúng có vẻ đặc biệt thích những cây chết hoặc cây bị bệnh, và chúng có vẻ được tìm thấy thường xuyên hơn ở các gốc cây chết, thân cây bị ngã, hoặc nơi có rác lá trên mặt đất.
Chim gõ kiến bụng trắng bay với nhịp đập cánh mạnh mẽ tương tự như quạ. Chúng có các điểm đậu riêng biệt và có thể nâng cao mào của mình. Chim trống chọn vị trí làm tổ và thông báo cho bạn tình của mình bằng cách dùng mỏ mổ đều trên vỏ cây. Chúng duy trì lãnh thổ với bán kính 2 km xung quanh tổ và có mối quan hệ không rõ ràng với các loài chim gõ kiến khác. Tuy nhiên, ở những nơi chúng sống chung với các loài thuộc chi Mulleripicus, chúng có vẻ phụ thuộc vào chúng.
Chim gõ kiến bụng trắng ăn gì?
Phương pháp tìm kiếm thức ăn của chúng bao gồm dùng mỏ chọc, gõ và loại bỏ vỏ cây dài đến 20 cm và dày đến tận 8 cm. Loài này thường hoạt động tìm kiếm thức ăn lâu hơn các loài chim gõ kiến khác, và giống như chim gõ kiến đen ở Hàn Quốc và Tây Nam Trung Quốc, chúng có thể ở lại một địa điểm lâu hơn một giờ để cố gắng tìm kiếm con mồi.
Chim gõ kiến bụng trắng hầu như chỉ ăn côn trùng. Con mồi ưa thích của nó là những con kiến lớn và ấu trùng của kiến cũng như mối. Tuy nhiên, nó cũng ăn bọ cánh cứng và ấu trùng ăn gỗ của bọ cánh cứng, các loài côn trùng khác như ong và động vật nhiều chân. Thỉnh thoảng chúng cũng bổ sung thêm một số loại trái cây.
Sinh sản
Mùa làm tổ khá khác nhau tùy theo khu vực: Tháng 1-tháng 3 ở Ấn Độ, tháng 2-tháng 5 ở Miến Điện, tháng 3-đầu tháng 5 ở Hàn Quốc, tháng 12-tháng 3 ở Malaysia, tháng 4-tháng 5 và tháng 8-tháng 9 ở Quần đảo Sunda Lớn. Tổ được chim gõ kiến dùng mỏ khoét vào các thân cây lớn, già hoặc sắp chết, tạo khoang rỗng bên trong thân cây, tổ thường được làm ở độ cao từ 8 đến 16 mét so với mặt đất.
Chim mẹ thường đẻ khoảng 2 quả trứng, đôi khi chúng có thể đẻ từ 3 hoặc 4 quả ở các quần thể phía bắc. Cả bố và mẹ đều thay phiên nhau ấp trong khoảng 14 ngày và cho chim con ăn bằng cách nôn thức ăn ra từ miệng. Con non có lông đầy đủ sau khoảng 26 ngày.
Hiện trạng bảo tồn
Loài chim gõ kiến bụng trắng, phân bố có tính địa phương và không phổ biến ở hầu hết các khu vực của nó. Tại một số nơi như Java, Bali và Bán đảo Thái Lan, quần thể của loài này thậm chí được coi là thưa thớt hoặc hiếm, và dường như đã tuyệt chủng ở Singapore. Mặc dù số lượng có vẻ giảm, nhưng loài này vẫn không gặp nguy hiểm nghiêm trọng và hiện được IUCN xếp vào nhóm “Ít quan tâm” (LC).
Câu chuyện chim gõ kiến vẽ bùa mở khóa
Bạn có từng nghe câu chuyện huyền bí về chim gõ kiến dùng mỏ vẽ bùa mở khóa chưa? Theo truyền thuyết dân gian, loài chim này sở hữu một khả năng kỳ diệu khiến bất kỳ ai cũng phải kinh ngạc. Khi tổ của chúng bị bịt kín, chim gõ kiến không chỉ đơn thuần là cố gắng mở tổ bằng cách khoét lỗ bởi cái mỏ rất nhọn và cứng, mà chúng còn vẽ những ký hiệu bí ẩn bằng mỏ của mình dưới gốc cây có tổ của chúng, điều này khiến vật bịt miệng tổ bị bong ra một cách kỳ lạ.
Hãy tưởng tượng bạn phát hiện một tổ chim gõ kiến bị bít kín, và sau khi rải một lớp đất mịn dưới gốc cây, bạn chờ đợi chim mẹ trở về tổ. Khi chim gõ kiến phát hiện tổ của mịnh bị bịt kín lối vào, nó sẽ đáp xuống đất và bắt đầu vẽ những hình dạng kỳ lạ trên mặt đất. Theo truyền thuyết, ngay khi các ký hiệu ngoàn ngoèo giống như bùa hoàn tất, tấm ván bít tổ sẽ tự động mở ra, như thể cái tổ đã được phép thuật kỳ bí nào đó giải thoát.
Lợi dụng sự kỳ lạ đến thần kỳ này của chim gõ kiến, những kẻ gian đã sao chép đạo bùa của loài chim này để làm việc xấu. Họ dùng đạo bùa này mở bất kỳ loại khóa nào, để có thể đột nhập vào nhà lấy cắp tài sản.
Mặc dù đây là một câu chuyện kỳ bí, truyền miệng, chưa được chứng minh bằng khoa học, nhưng nó vẫn thu hút sự tò mò và sự khao khát khám phá của những người yêu thích sự bí ẩn. Từ những câu chuyện dân gian đến các truyền thuyết huyền bí, khả năng mở khóa của chim gõ kiến vẫn là một trong những bí ẩn thú vị của thế giới tự nhiên. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về đạo bùa kỳ lạ của loài chim gõ kiến? Hãy comment ý kiến của mình vào bên dưới nhé!
Tuổi thọ
Đang cập nhật
Tài liệu tham khảo: