Rồng rộc châu phi ( Ploceus velatus ) hay còn gọi là chim thợ dệt châu phi, đây là một loài thường trú và có mặt ở khắp miền nam châu phi.
Xem thêm:
Môi trường sống
Chúng có mặt ở nhiều môi trường sống khác nhau, bao gồm cây bụi, rừng nhiệt đới, đồng cỏ, vùng đất ngập nước và cả những nơi bán sa mac nắng nóng, ngoài ra chúng cũng xuất hiện ở cả vùng ngoại ô và công viên.

Mô tả
Kích thước chiều dài cơ thể khoảng từ 11 -14,5cm, với một cái mỏ ngắn màu đen ở chim trống, đôi chân màu nâu hồng, một khuôn mặt đen kéo dài xuống phần dưới của cổ. Mắt đỏ, trên đầu và cả phía dưới bụng đều có màu vàng, đôi cánh và cái đuôi có màu nâu vàng nhạt.
Chim mái với cái mỏ màu nâu hồng, mắt màu nâu đỏ, bộ lông có màu vàng xanh nhạt, kèm theo các sọc đậm phía trên lưng, cổ màu vàng và phần bụng màu trắng. Các chim chưa trưởng thành có vẻ bề ngoài giống như chim mái.
Rồng rộc châu phi ăn gì?
Thợ dệt châu phi có cuộc gọi tương tự như các loài chim thợ dệt khác. Khi kiếm ăn chúng thường đi một mình hoặc theo các nhóm nhỏ. Thức ăn chủ yếu là các hạt cỏ, côn trùng và cả mật hoa.
Sinh sản
Tổ được làm chủ yếu vào tháng 9 đến tháng 1 hàng năm. Chim trống kết bạn với khá nhiều chim mái, và mỗi mùa sinh sản, chim trống có thể làm lên đến 25 cái tổ treo, và chia cho mỗi chim mái một cái tổ để đẻ trứng và nuôi con.

Nguyên liệu làm tổ được lấy từ các sợi cỏ dài. Tổ thường được treo trên cành nhánh nhỏ trên cao, thường là trên mặt nước để đảm bảo an toàn tránh những loài ăn thịt. Nhưng nếu là loài rồng rộc làm tổ dài, thì lũ rắn độc cho dù có bò lên đến tổ cũng khó lòng chui vào được.
Nguy cơ từ loài rắn
Tuy nhiên, khi loài rồng rộc châu phi làm ra những cái tổ treo hình cầu có lối vào hướng xuống đất, có vẻ không làm khó được loài rắn. Như đã biết rắn là loài leo cây cực kỳ tốt, nó có thể leo lên những thân cây to thẳng đứng một cách dễ dàng. Hơn thế nó còn leo khá tốt ở những cành nhánh nhỏ để ra đến tổ chim.
Khi đang bò trên cành cây tiến ra gần đến tổ, rắn đã bị chim mẹ phát hiện, và tất nhiên chim mẹ lao vào dùng hai chân và cái mỏ ngắn tấn công tới tấp. Rắn bị tấn công bất ngờ nhưng nó dường như không quan tâm đến những dòn yếu ớt từ chim mẹ. Nó tiếp tục tiến đến tổ chim, nơi mà nó nghĩ sẽ được ăn những con chim non béo núc, hoặc những quả trứng giàu dinh dưỡng.

Tuy nhiên chim mẹ không bỏ cuộc, nó tiếp tục tấn công, lần này dữ dội và quyết liệt hơn. Chim mẹ lao vào đầu rắn, mổ một cú trời giáng. Rắn bị một đòn tấn công mạnh, mất thăng bằng, xuýt rớt xuốt đất, nhưng cái đuôi đã cứu nó. Mặc dù vừa bị một đòn tấn công mạnh và xuýt rơi xuống đất nhưng rắn vẫn không từ bỏ, mà tiếp tục chậm rãi bò trườn ra đến tổ.
Phía trên là tổ chim, nó ngóc cái đầu thật cao, chui vào tổ.
Thất bại rồi! Rắn đã vào được bên trong tổ, há cái miệng thật to nuốt từng quả trứng một.
Khi trứng đã vào bụng nó ép cho trứng vỡ ra, rồi gồng mình nôn ra vỏ trứng đã dẹp lép, trả lại cho chim mẹ.
Tài liệu tham khảo: