Chim sả rừng hay còn gọi là sả Ấn Độ ( Coracias benghalensis ) chúng phân bố ở nhiều ở khu vực châu Á, từ Irac và các tiểu vương quốc Ả-rập, Nam Á qua Tiểu lục địa Ấn Độ.
Xem thêm:
Môi trường sống chính của nó bao gồm các khu vực trồng trọt, rừng thưa và đồng cỏ.
Thức ăn chủ yếu là côn trùng, thông thường chúng bắt mồi trên không trung, các loài bò sát nhỏ, trong khi đi săn mồi chúng thường đậu trên các cành cây để quan sát, đôi khi chúng cũng ăn cả động vật có vú nhỏ như chuột.
Chim sả rừng có chiều dài cơ thể khoảng 26 – 27 cm, lưng có màu nâu vàng, cổ và ngực có màu tía, trên cổ có những sợi lông trắng đen chạy dọc theo cổ, phần đầu cánh là một màu xanh đậm, phần giữa cánh và bụng có màu xanh nhạt, đuôi và và cánh có các màu xanh đậm và nhạt sen kẽ , tổng thể loài chim này có bộ lông vô cùng xinh đẹp.
Chim sả rừng không phải là loài chim di cư nhưng thỉnh thoảng chúng cũng di chuyển nơi ở theo mùa. Một số nơi của Ấn Độ chọn hình ảnh chim sả rừng để làm biểu tượng.
Sinh sản
Mùa sinh sản là từ tháng 3 đến tháng 6, chúng làm tổ trong các lỗ trên cây hoặc vách đất, bên trong tổ chúng sử dụng các mảnh vụn của gỗ để lót, chim mái sẽ đẻ khoảng từ 3-5 trứng, cả chim bố và mẹ sẽ cùng nhau ấp trứngtừ 17-19 ngày, chim non sẽ rời khỏi tổ sau khoảng 1 tháng.
Tài liệu tham khảo: