Sâm cầm ( Fulica americana ), là một loài chim trong họ gà nước, mặc dù chúng thường bị nhầm lẫn là vịt, tuy nhiên loài chim này có đôi chân không có màng như vịt mà thay vào đó là các vảy lót ở mỗi ngón chân cho phép chúng thích nghi với cả môi trường nước lẫn môi trường đất liền.
Xem thêm:
- Gà Lôi Nước Châu Phi & Hành Vi Kì Lạ Trong Mùa Sinh Sản
- Gà lôi nước và chế độ mẫu hệ ngược ngạo trong sinh sản
Mô tả
Kích thước chiều dài chim khoảng từ 34 – 43 cm, chiều dài sải cánh khoảng từ 58 – 71 cm. Trọng lượng chim mái có phần nhỏ hơn so với chim trống một chút, với khoảng từ 427 đến 628 g ở chim mái và từ 576 – 848 g ở chim trống.
Chim sâm cầm có bộ lông tương tự nhau giữa hai giới tính rất khó phân biệt ngoại trừ kích thước. Đôi chân có màu vàng và bàn chân có màu xanh lục trắng, bộ lông tổng thể có màu đen. Mắt màu đỏ, mỏ màu trắng và màu trắng này kéo dài đến trước trán.
Môi trường sống
Môi trường sống chủ yếu là các vùng ngập nước, như đầm lầy, vùng ao hồ và cả những con sông vắng vẻ, chúng thích sống ở môi trường nước ngọt nhưng có thể sống tạm thời ở môi trường nước mặn vào mùa đông.
Chim sâm cầm có thể lặn xuống nước cũng như tìm kiếm nguồn thức ăn trên mặt đất, thức ăn chủ yếu là các loài thực vật thuỷ sinh, nhất là tảo. Tuy nhiên nó cũng là loài ăn tạp, nó ăn cả động vật thân mềm, cá, và các loài động vật thuỷ sinh khác. Trong mùa sinh sản nó có thể ăn cả côn trùng và phần lớn thức ăn kiếm được dành cho chim non.
Di cư
Chim sâm cầm là một loài chim di cư và phân bố hầu hết khắp Bắc Mỹ, từ Thái Bình Dương, Tây Nam Hoa Kỳ và cả Mexico. Vào mùa hè chúng di chuyển về vùng đông bắc để sinh sản. Khi mùa đông đến chúng tụ tập lại thành các bầy đàn lớn với số lượng lên đến hàng ngàn con tại các khu vực nước mặn.
Sinh sản
Mùa sinh sản thường diễn ra vào khoảng tháng 5 và tháng 6, chúng là loài chung thuỷ một vợ một chồng đến suốt đời. Sau khi đã chọn cho mình cặp đôi vừa ý chúng bắt đầu tìm kiếm vùng lãnh thổ riêng để làm tổ.
Vị trí làm tổ thường được chọn tại những vùng có nhiều cây sậy cao, có thể che giấu được và nó cũng thường làm nhiều tổ cùng một lúc. Tổ có đường kính khoảng 30cm và được làm ngay trên mặt nước, nguyên liệu chủ yếu là thân và cành của các loài cây thuỷ sinh, tổ được củng cố liên tục để bảo đảm nó không bị chìm trong suốt quá trình sinh sản.
Chim sâm cầm mẹ đẻ mỗi ngày một quả trứng, số lượng trướng giao động khoảng từ 8-12. Thời gian ấp trưng kéo dài khoảng 21 ngày. Khi chim non nở có một sự khác biệt đã xảy ra, số trứng khi đẻ giao động từ 8-12 quả, nhưng khi nở tối đa chỉ khoảng 8 con non, tất cả những quả trứng còn lại sẽ bị bỏ hoang. Một vài nhận định khách quan cho rằng, vì nguồn thức ăn ít ỏi nên chim bố mẹ buộc phải hạn chế số trứng nở ra.
Chim sâm cầm non mới nở có bộ lông màu xám đen, kèm theo những sợ lông tơ màu vàng ở vùng lưng và cổ, mỏ và đầu có màu đỏ tạo cho chúng có vẻ bề ngoài khá kỳ lạ, các chim non sẽ có được bộ lông trưởng thành khoảng 4 tháng tuổi.
Hiện tượng đẻ nhờ của những con chim cùng loài là rất phổ biến và nó lên đến 40%, và 13 % trong tổng số trứng được đẻ ra ở những cái tổ không phải do nó làm ra. Một ý kiến đưa ra bởi hành vi đẻ nhờ là vì lượng thức ăn hạn chế, và việc chăm sóc với số lương lớn các chim non có vẻ vượt quá khả năng của chim bố mẹ, nên chúng phải đi ký sinh trứng của mình vào tổ con chim khác và nhờ chim bố mẹ đó nuôi hộ giúp con của mình.
Tuy nhiên Chim sâm cầm không giống như các loài chim bị ký sinh khác, chúng có khả năng nhận biết và khống chế những con chim không phải con ruột của mình từ lúc còn nhỏ. Chim bố mẹ rất mạnh mẽ trong việc bác bỏ những con chim tội nghiệp này.
Chim sâm cầm là loài chim tiến hoá với khả năng nhận biết được chim non ký sinh bằng cách ghi nhớ những dấu hiệu trên con chim non đầu tiên nở, vì chim non đầu tiên nở chắc chắn là chim của nó, sau đó nó tiếp tục quan sát các chim non lần lược nở ra, chim non nào có dấu hiệu không phù hợp sẽ bị xem là những con chim ký sinh.
Khi cho ăn các chim mẹ sẽ tập trung ưu tiên cho các chim non có bộ lông sáng màu nhất và cũng có thể là chim non mà nó ghi nhận là nở ra đầu tiên. Lúc này chim mẹ tỏ ra rất nhạy cảm với các con chim ký sinh. Nó sẽ tấn công ngăn cản các chim non đi theo bầy đàn, và có thể các chim non đó sẽ phải chết bởi những vết cắn khá mạnh vào đầu của chim mẹ.
Chim sâm cầm được xem là loài ít quan ngại nhất, hơn hết nó là loài chim khá hung hăng, bảo vệ lãnh thổ trong mùa sinh sản vô cùng mạnh mẽ. Đối với con người, khi đi săn họ cũng sẽ không bắn chúng vì thịt của chúng không ngon như thịt vịt.
Tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình của loài chim sâm cầm, khoảng 9 năm.
Tài liệu tham khảo: