Loài Vật

Thế giới động vật

Chim sáo đá xanh – Hung hăng cướp tổ

Google news



Sáo đá xanh (Sturnus vulgaris) còn được gọi là sáo đá châu Âu, chúng vừa có dạng sẻ lại vừa thuộc họ sáo đá.

Xem thêm:

Môi trường sống

Môi trường sống thường là các trung tâm thành phố và khi chúng kiếm ăn ở đây sẽ gây ra sự phiền toái khá lớn với phần của chúng. Nó còn được tìm thấy tại các khu rừng, nhưng ở đây những nơi chúng có mặt sẽ khiến các cây non bị chết do bị đè bẹp bởi số lượng phân dày đặc lên đến 30cm.

Chim sáo đá xanh
Photo by: woodnook.net

Phân bố

Đây là loài chim có nguồn gốc ôn đới châu Âu và Tây Á, chúng phân bố khá rộng như Úc, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Peru, Argentina, quần đảo Falkland, Brazil, Chile, Uruguay và Nam Phi.

Mô tả

Đây là loài chim có kích cỡ trung bình vời chiều dài cơ thể từ 19-23cm, với sải cánh dài từ 31-44cm và cân nặng là từ 58-101g. Bộ lông chim trưởng thành có màu đen bóng kèm theo các ánh xanh hoặc tím,  và xen kẽ giữa bộ lông đen bóng là các đốm trắng dày đặc Chim trống có phần phía dưới cơ thể ít đốm hơn chim mái, chân màu hồng trong khi mỏ có màu đen vào mùa đông và màu vàng vào mùa hè. Chim non có bộ lông màu nâu xám.

Khi kiếm ăn trên mặt đất sáo đá di chuyển bằng cách bước từng bước chứ không nhảy cùng lúc 2 chân như các loài chim khác. Chúng bay khá tốt tốc độ bay lên đến 80km/h, với số lượng lên đến 1,5 triệu con, khi bay đàn chim kéo dài đến 1,5km.

Sáo đá xanh thường là loài đặc hữu, đăc biệt là vào mùa thu hoặc đông. Kích thước đàn chim thường có nhiều biến động, cho thấy khả năng phòng vệ tốt trước các cuộc tấn công của các loài chim săn mồi như chim ưng.

Đàn chim tạo thành các hình dạng như những quả cầu chặt chẽ thường xuyên mở rộng và co lại, hoặc có thể tạo ra thành bất kỳ hình dạng nào. Bầy chim dường như không có con chim đầu đàn lãnh đạo trong chuyến bay mà chúng sẽ thay đổi hướng bay và tốc độ theo những con chim bay gần nó nhất.

Chim sáo đá xanh
Photo by: avespr.org

Các đàn lớn có thể có lợi cho nông nghiệp vì chúng giúp kiểm soát sâu bệnh, tuy nhiên chúng cũng gây nên những thiệt hại to lớn vì chúng cũng ăn trái cây và các chồi mầm cây trồng, hơn nữa khi di chuyển vào các khu định cư với số lượng lớn chúng tạo ra các tiếng ồn rất phiền toái.

Sáo đá xanh ăn gì?

Thức ăn chủ yếu là côn trùng, sâu bướm, lưỡng cư, thằn lằn, giun đất, ốc sên và các loài động vật chân đốt. Ngoài ra chúng còn ăn cả ngũ cốc, hạt, hoa quả và mật ong. Chúng thường tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, trên cành cây hoặc đôi khi cũng đậu trên lưng các loài động vật ăn cỏ lớn để tìm và ăn các loài ký sinh.

Chim sáo đá xanh
Photo by: klamathaudubon.org

Số lượng sáo đá xanh đã giảm rõ rệt ở các vùng Bắc và Tây Âu từ những năm 1980, do có quá ít các loài động vật không xương sống làm thức ăn cho chúng, tuy giảm ở các khu vực này nhưng số lượng cá thể trên toàn thế giới là khổng lồ và không hề suy giảm, vì vậy loài chim này được xem là loài ít quan tâm nhất của Liên minh Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế.

Sinh sản

Mùa sinh sản thường diễn ra vào mùa xuân hoặc hè, lúc này các chim trống tìm và làm cho mình các khoang trong thân cây, chúng có thể tự tìm hoặc trở nên hung hăng đi cướp tổ của loài chim gõ kiến.

Chim trống tạo ra các cuộc gọi liên tục khi bay vào tổ giống như là nó đang kêu gọi chim mái vậy.

Các chim mái dường như là thích lựa chọn những chim trống tạo ra các bài hát phức tạp, có thể điều này cho thấy chim trống có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc trưởng thành hơn về tuổi.

Sau khi giao phối cả chim trống và mái tiếp tục công việc cho hoàn thành một cái tổ chuẩn bị cho chim mái đẻ trứng, bên trong khoang chúng sử dụng cỏ, rơm khô, cành cây, và cuối cùng là dùng các vật liệu mềm như lông để phủ lên bề mặt. Công việc làm tổ thường mất khoảng 4 hoặc 5 ngày, và nếu chưa thật sự hoàn thành thì khi ấp trứng chúng sẽ tiếp tục công việc.

Chim mái sẽ đẻ khoảng 4 đến 5 quả trứng màu xanh nhạt, hoặc màu trắng. Công việc ấp trứng được cả chim bố và mẹ cùng làm nhưng chim mẹ thường có thời gian ấp nhiều hơn, và kéo dài khoảng 13 ngày.

Tổ chim sáo đá xanh
Photo by: Gianfranco Colombo

Các chim non mới nở không lông, mắt nhắm, nhưng sẽ mở và nhìn thấy sau 9 ngày, tổ được giữ sạch sẽ, chim bố mẹ sẽ thường xuyên dọn vệ sinh và loại bỏ phân ra khỏi khu vực tổ. Sau khoảng 2 tháng các chim non sẽ có lớp lông đầy đủ đầu tiên.

Chúng sẽ có được bộ lông của chim trưởng thành sau 5 năm.

Tuổi thọ

Tuổi thọ của sáo đá xanh lên đến 22 năm 11 tháng.

Tài liệu tham khảo:


0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Cách thêm Nhạc từ Máy tính vào Capcut trên PC

Cách thêm Nhạc từ Máy tính vào Capcut trên PC

Cách thêm nhạc từ máy tính vào Capcut – Capcut là ứng dụng chỉnh sửa video đơn giản, chuyên nghiệp với nhiều hiệu ứng đẹp và phong [...]
72 Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống

72 Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống

“Mỗi lời Phật dạy về cuộc sống đều mang lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá. Hãy cùng suy ngẫm về những lời Phật dạy [...]
10 Game Thế Giới Mở Hấp Dẫn Nhất Cho IOS, Androi Và PC

10 Game Thế Giới Mở Hấp Dẫn Nhất Cho IOS, Androi Và PC

Không còn nghi ngờ gì nữa, thế giới game đang ngày càng phát triển và đổi mới không ngừng. Chỉ khi bạn nghĩ rằng mình đã khám phá hết [...]
36 Loài Lan Rừng Đẹp Và Quý Hiếm Ở Việt Nam

36 Loài Lan Rừng Đẹp Và Quý Hiếm Ở Việt Nam

Hoa lan là tên gọi chung để chỉ các loại hoa thuộc họ Lan (Orchidaceae), một trong những họ thực vật lớn nhất trên thế giới với khoảng [...]
Lưỡi dao lam và cách người ta tạo ra lưỡi dao cạo

Lưỡi dao lam và cách người ta tạo ra lưỡi dao cạo

Chúng mỏng như giấy nhưng rất sắc và đủ cứng để cắt xuyên qua những vật rất thô, đó là lưỡi dao lam. Dao lam đã hiện diện trong đời [...]
Vì sao ban đêm lại thấy những ngôi sao phát sáng

Vì sao ban đêm lại thấy những ngôi sao phát sáng

Chúng ta thấy được các ngôi sao trên bầu trời đêm vì chúng phát ra ánh sáng và năng lượng. Ánh sáng phát ra từ các ngôi sao truyền đi trong [...]
Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ

Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ

Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ – Kinh Tụng Hàng Ngày Mục Lục1 LỄ THÍ PHÁT2 NHỚ ƠN PHẬT3 CẦU NGUYỆN [...]
45 Lời Phật Dạy Về Nhân Qủa Cuộc Sống

45 Lời Phật Dạy Về Nhân Qủa Cuộc Sống

45 lời Phật dạy hay về nhân quả và cuộc sống là một bài học vô cùng quý giá, mọi người hãy cùng đọc và suy ngẫm về những lời Phật [...]
40 Lời Phật Dạy Hay Về Cuộc Sống

40 Lời Phật Dạy Hay Về Cuộc Sống

Mỗi lời Phật dạy hay về cuộc sống là một bài học vô cùng quý báu, hãy cùng đọc và suy ngẫm về những lời Phật dạy hay về cuộc [...]
Nấm Linh Chi – Cách Sử Dụng An Toàn Hiệu Qủa

Nấm Linh Chi – Cách Sử Dụng An Toàn Hiệu Qủa

Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) đây là loài nấm thuộc họ Nấm lim, ngoài cái tên Nấm linh chi, loài thảo dược này còn có thêm một số tên gọi [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x