Sẻ nhà (Passer domesticus), là một loài chim khá gần gũi với con người, chúng thường xuất hiện ở công viên, vỉa hè, cánh đồng, và làm tổ trên mái nhà, cột điện… Chúng là loài sinh sống phổ biền, được tìm thấy ở hầu hết khắp nơi trên thế giới.
Xem thêm:
Mục Lục
Mô tả
Sẻ nhà là loài chim nhỏ lùn săn chắc và mập mạp, với chiều dài cơ thể khoảng 16cm, trọng lượng trung bình giao động từ 24-39.5 gram. Chim mái có màu nâu nhạt và xám,còn chim trống có màu đen sáng hơn, thêm màu trắng và những mảng màu nâu.
Phân bố – Môi trường sống
Sẻ nhà có mặt trên hầu hết khắp thế giới nhưng tập trung nhiều ở một số nơi như châu âu, địa trung hải, và phần lớn ở châu Á. Chim sẻ nhà có mồi trường sống gần như là gắn kết với con người: Chúng có thể sống trong thành thị, nông thôn…
Mặc dù sẻ nhà được tìm thấy trong nhiều môi trường sống, nhưng có vẻ chúng không thích các khu rừng và thường vắng bòng ở sa mạc, hoặc những nơi cách xa khu định cư của con người.
Tốc độ bay của chim sẻ thông thường là 38km/h và tăng tốc lên 50km/h lúc cần thiết.
Chim sẻ nhà ăn gì?
Thức ăn của chim sẻ nhà chủ yếu là các hạt giống ngũ cốc và các hạt của cỏ dại, sậu bướm, côn trùng. tuy nhiên nó có tính thích nghi rất cao nên sẽ ăn bất cứ thức ăn nào có sẵn và có thể ăn, trong các thị trấn và thành phố, nó thường dọn sạch các thức ăn trong các thùng chứa rác ở ngoài trời, nơi có những phần thức ăn thừa và mảnh vụn, loài chim sẻ cũng khá thông minh có có thể thực hiện các việc làm phức tạp như mở cửa tự động để vào siêu thị.
Khi ăn chim sẻ cũng ăn cả sạn cát để tiêu hoá thức ăn và chúng còn được quan sát thấy đã có hành vi ăn cắp thức ăn từ các loài chim khác.
Thiên địch
kẻ thù săn mồi của sẻ nhà là mèo, diều hâu, cú, rắn, các loài chim và động vật có vú ăn thịt khác. tuy nhiên tất cả các loài động vật này săn bắt chim sẻ cộng lại cũng không bằng con người, con người là kẻ thù số 1 của loài chim sẻ nhà, họ dùng lưới treo, họ dùng lưới xập, họ dùng keo dính và một số loại bẫy khác để bắt và tiêu diệt một số lượng lớn chim sẻ để làm thực phẩm.
Chim sẻ nhà là loài mang nhiều ký sinh trùng gây bệnh tật, và các bệnh này gây ra sự nguy hiểm đáng kể cho con người, các loài vi khuẩn bao gồm như, Salmonella và E coli.
Salmonella là loài ký sinh phổ biến ở chim sẻ, số lượng chim sẻ bị nhiễm loại vi khuẩn này lên đến 13%, nó giống như một loại dịch vào mùa xuân và mùa đông loài vi khuẩn này có thể giết chết một số lượng lớn chim sẻ.
Chim sẻ nhà và con người
Thông thường chim sẻ được xem là loài sâu bệnh, vì nó tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, và lây lan bệnh sang người và các vật nuôi khác.
Ở các nước trên thế giới chim sẻ nhà thường không được pháp luật bảo vệ, nên vấn đề giết hại chúng đã trở nên phổ biến, tuy nhiên ở một góc nhìn khác chim sẻ nhà có lợi cho con người, vì chúng ăn côn trùng sẽ giảm đi một mối hoạ hoa màu cho con người.
Sinh sản
Chim sẻ nhà có thể sinh sản ngay sau khi chim non nở, và chúng cũng là loài không chung thuỷ. Chim trống sẽ chịu trách nhiệm xây dựng tổ và sau đó kêu gọi chim mái, vị trí làm tổ khá đa dạng thường thấy nhất là bên trong mái nhà, lỗ các vách đá, trên các cột điện, trên các hốc cây gỗ mục, ở những khu vực nắng tốt, chim sẻ có thể làm tổ trên cành cây, nguyên liệu làm tổ chủ yếu là cỏ mềm, lông chim và các vật liệu mềm khác, các tổ thường được sử dụng lại nhiều lần.
Mỗi lần chim mẹ sẽ đẻ khoảng 4 hoặc 5 trứng, ở một số nơi lượng trứng đẻ ra giao động từ 1 đến 10 trứng cho 1 lứa, khá nhiều tổ chim được làm bên cạnh nhau, nên việc các chim mái đẻ trứng vào tổ của nhau là điều không tránh khỏi.
Chim mái sẽ có trách nhiệm ấp trứng chính còn chim trống đóng vai trò phụ giúp, trứng sẽ nở sau từ 11 đến 14 ngày ấp, thời gian nở của trứng dài hay ngắn còn phụ thuộc thêm vào nhiệt độ của môi trường.
Chim sẻ non được chim bố mẹ cho ăn chủ yếu là côn trùng cho đến 15 ngày sau nở, một số nơi chim non được cho ăn các loại lúa mềm, loại lúa còn trên cây và chưa chín, ở một số nơi khác, châu chấu và dế là thực phẩm dồi dào nhất cho chim non.
Câu chuyện chim sẻ và bãi phân bò
Ở VN có một câu chuyên rằng có một chú chim sẻ nọ trong một chuyến bay đi kiếm ăn, nó đã bị một cơn bão tuyết thổi bật trở lại và rơi xuống đất vì lạnh vì kiệt sức nó gần như thoi thóp.
Tuy nhiên, cũng vào lúc đó có một con bò đi ngang qua và thải một đống phân lên người chim sẻ, rất may là đống phân bò không lấp đi phần đầu của chim, và may mắn hơn cũng chính nho` hơi ấm từ đống phân bò ấy đã giúp chim sẻ hồi sức và khoẻ trở lại, nhưng thật không may, có một con mèo ở gần đó chạy đến và kéo chim sẻ ra khỏi đống phân, rồi ăn thịt chim sẻ.
Câu chuyện này cho chúng ta thấy rõ 2 điều đó là không phải ai đưa tay kéo ta ra khỏi đống phân cũng đều tốt, và không phải ai ném phân về phía ta cũng đều xấu.