Loài Vật

Thế giới động vật

Chim Trau Trảu – Sát thủ săn ong

Google news



Họ chim trau trảu (Meropidae) được mệnh danh là chim ăn ong, mà ong ở đây là những con ong bắp cày to, có nọc rất độc. Hầu hết chim trau trảu được tìm thấy ở châu Phi và châu Á, với một số ít ở Nam Âu, Úc và New Guinea.

Xem thêm:

Mô tả

Trau trảu được đặc trưng bởi bộ lông có màu sắc rực rỡ, hầu hết đều có màu xanh lá cây, và một vệt màu đen ngang qua mắt, thân hình thon và sợi lông đuôi trung tâm, cả chim trống và chim mái thường là giống nhau.

Chim trau trảu
Photo by: stichtingvogelreizen.nl

Trau trảu có đầu lớn, cổ ngắn, lông ngắn rực rỡ và chân ngắn. Đôi cánh của chúng có thể tròn hoặc nhọn, hình dáng của đôi cánh có mối tương quan chặt chẽ với môi trường sống ưa thích của loài.

Chim trau trảu ăn gì?

Thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng, cụ thể như bướm, bọ cánh cứng, chuồn chuồn, ve, mối, dế và cả ruồi giấm, đặc biệt là ong và ong bắp cày, những con ong này bay trong không trung, để tìm thức ăn, khi gặp những con chim trau trảu nhanh như cắt, con ong sẽ bị nó bắt bằng cái mỏ cứng.

Nọc độc của ong được chim lấy ra bằng cách cọ mạnh con ong vào bề mặt cứng, có thể nói ong là khẩu phần chính của loài chim này, chiếm đến khoảng 70%.

Săn mồi

Con mồi sẽ được phát hiện từ xa. Trau trảu có thể phát hiện ra ong đang bay cách xa khoảng 60m, đối với những con ong to hơn thì có thể bị phát hiện ở khoảng cách xa hơn lên đến 100m. Những con ong bị bắt từ hướng chính diện hoặc từ phía sau. Đối với những con mồi bị rơi xuống đất hoặc ở trên cây sẽ không bị loài chim này rượt đuổi.

Khi bắt được ong, trau trảu sẽ dùng sức mạnh cơ hàm cắn thật mạnh vào con ong, đặc biệt là vào phần đầu con mồi, 2 mỏ của chúng với sức mạnh có thể nghiền nát một con ong cỡ lớn.

Ong bị bắt nếu là ong nhỏ, sẽ được chim ăn ngay, nhưng nếu là ong to, có nọc độc cao thì chúng sẽ được chim mang về lãnh địa, và thực hiện các công việc như dùng mỏ kẹp chặt ong, sau đó đập mạnh ong vào cành cây, rồi chà xát để xả túi nọc độc của ong ra. Hành vi này là bẩm sinh của loài trau trảu.

Chim trau trảu ăn ong
Photo by: Marcin Nawrocki

Hầu hết những con chim trau trảu đều sống tập trung lại với nhau, chúng tạo thành một bầy khá đông, khá đồng đều. 

Sinh sản

Vào mùa sinh sản, trau trảu sẽ tự ghép cặp lại, và sống chung với nhau trong nhiều năm với những con chim định cư, ngược lại những con chim di cư có thể tìm những người bạn mới trong mỗi mùa sinh sản.

Những màn trình diễn tán tỉnh của chúng là không rõ ràng, cơ bản chúng tạo ra một số tiếng gọi, nâng cao cổ họng và lông vũ.

Khi chim mái tỏ thái độ đồng ý chấp thuận, chim trống sẽ có trách nhiệm cung cấp thức ăn cho chim mái hằng ngày, nếu không muốn nói là toàn bộ thức ăn của chim mái bây giờ là do chim trống cung cấp, để chim mái dự trữ năng lượng cần thiết cho việc tạo trứng.

Hầu hết tổ của chúng được đào âm xuống lòng đất, một số ít là kẽ hở của vách đá và một số thì đào sâu vào trong vách đất.

Nhưng dù là làm tổ ở đâu thì mức độ rủi ro cũng có, làm trên vách đá hoặc những vách đất cạnh sông suối thì có thể bị lũ quét, với số lượng lên đến hàng chục, hàng trăm tổ. Còn với những cặp chim làm tổ trên mặt đất thì sẽ gặp nguy hiểm bởi những loài thú săn mồi nhỏ.

Khi làm tổ các hang sẽ được đào bởi cả chim bố và chim mẹ, nhưng đôi khi vẫn còn có sự trợ giúp của những con chim giúp đỡ, chúng sử dụng cái mỏ sắc bén để làm đất tơi ra, sau đó dùng 2 chân hất ngược đất ra sau để đất văng ra khỏi tổ.

Quá trình xây dựng tổ có thể mất đến 20 ngày làm việc, những cá tổ này rất hiếm khi được chim bố mẹ sử dụng lại đến lần thứ 2. Những cái tổ bỏ hoang này sau đó sẽ được sử dụng lại bởi rắn, dơi và các loài chim khác để sinh sản, trong tổ thường không có rác hay cỏ như những loài chim khác, chỉ là một khoang rỗng.

Tổ chim trau trảu
Photo by: commons.wikimedia.org

Mỗi ngày chim mẹ sẽ đẻ 1 quả trứng cho đến khi được khoảng 5 trứng, ban ngày cả chim bố và mẹ cùng tham gia vào việc ấp trứng, nhưng vào ban đêm thì chỉ có chim mẹ ấp. Trứng sẽ nở trong khoảng 20 ngày.

Những chú chim non chưa mở mắt còn đỏ hỏn sẽ lần lược chào đời. Đối với một số loài, chim non không phải nở ra cùng một lúc, vì thế nếu thức ăn ít đi thì các con non cũng có thể sống sót. Các chim non sẽ ở trong tổ khoảng 30 ngày, trước khi chúng có thể tự bay đi kiếm ăn.

Hiện trạng bảo tồn

Hiện nay loài chim trau trảu thật sự là mối đe doạ cho những người nuôi ong, và những người nuôi ong thì họ thường sẽ khuyến khích để tiêu diệt loài chim này. Theo sách đỏ, trau trảu được đánh giá là loài chim dễ bị tổn thương.

Tuổi thọ

Đang cập nhật


0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Cách thêm Nhạc từ Máy tính vào Capcut trên PC

Cách thêm Nhạc từ Máy tính vào Capcut trên PC

Cách thêm nhạc từ máy tính vào Capcut – Capcut là ứng dụng chỉnh sửa video đơn giản, chuyên nghiệp với nhiều hiệu ứng đẹp và phong [...]
72 Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống

72 Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống

“Mỗi lời Phật dạy về cuộc sống đều mang lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá. Hãy cùng suy ngẫm về những lời Phật dạy [...]
10 Game Thế Giới Mở Hấp Dẫn Nhất Cho IOS, Androi Và PC

10 Game Thế Giới Mở Hấp Dẫn Nhất Cho IOS, Androi Và PC

Không còn nghi ngờ gì nữa, thế giới game đang ngày càng phát triển và đổi mới không ngừng. Chỉ khi bạn nghĩ rằng mình đã khám phá hết [...]
36 Loài Lan Rừng Đẹp Và Quý Hiếm Ở Việt Nam

36 Loài Lan Rừng Đẹp Và Quý Hiếm Ở Việt Nam

Hoa lan là tên gọi chung để chỉ các loại hoa thuộc họ Lan (Orchidaceae), một trong những họ thực vật lớn nhất trên thế giới với khoảng [...]
Lưỡi dao lam và cách người ta tạo ra lưỡi dao cạo

Lưỡi dao lam và cách người ta tạo ra lưỡi dao cạo

Chúng mỏng như giấy nhưng rất sắc và đủ cứng để cắt xuyên qua những vật rất thô, đó là lưỡi dao lam. Dao lam đã hiện diện trong đời [...]
Vì sao ban đêm lại thấy những ngôi sao phát sáng

Vì sao ban đêm lại thấy những ngôi sao phát sáng

Chúng ta thấy được các ngôi sao trên bầu trời đêm vì chúng phát ra ánh sáng và năng lượng. Ánh sáng phát ra từ các ngôi sao truyền đi trong [...]
Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ

Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ

Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ – Kinh Tụng Hàng Ngày Mục Lục1 LỄ THÍ PHÁT2 NHỚ ƠN PHẬT3 CẦU NGUYỆN [...]
45 Lời Phật Dạy Về Nhân Qủa Cuộc Sống

45 Lời Phật Dạy Về Nhân Qủa Cuộc Sống

45 lời Phật dạy hay về nhân quả và cuộc sống là một bài học vô cùng quý giá, mọi người hãy cùng đọc và suy ngẫm về những lời Phật [...]
40 Lời Phật Dạy Hay Về Cuộc Sống

40 Lời Phật Dạy Hay Về Cuộc Sống

Mỗi lời Phật dạy hay về cuộc sống là một bài học vô cùng quý báu, hãy cùng đọc và suy ngẫm về những lời Phật dạy hay về cuộc [...]
Nấm Linh Chi – Cách Sử Dụng An Toàn Hiệu Qủa

Nấm Linh Chi – Cách Sử Dụng An Toàn Hiệu Qủa

Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) đây là loài nấm thuộc họ Nấm lim, ngoài cái tên Nấm linh chi, loài thảo dược này còn có thêm một số tên gọi [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x