Lửng mật – Honey badger và Chồn sói – Wolverine, khá khác nhau mặc dù cả hai đều thuộc họ chồn ( Mustelidae ).
Xem thêm:
Cũng giống như các loài chồn khác, chúng đều có năm ngón chân trên mổi bàn chân và sử dụng mùi xạ hương để đánh dấu vùng lãnh thổ, thu hút bạn tình và cả để tự vệ.
Lửng mật và chồn sói, sinh sống trong những môi rất khác nhau. Chồn sói tồn tại và đấu tranh ở những vùng đất hoang dã nhất. Chúng còn được biết đến về sự hung dữ, cơ chế phòng ngự đặc biệt và sự háu ăn đến khó tin.
Mục Lục
Kích thước
Chồn sói có chiều dài thân lên đến tận 107 cm, chiều cao vai khoảng 45 cm và nặng tới 25 kg. Chúng có hình dáng nhỏ gọn nhưng rất mạnh mẽ, như một con gấu nhỏ.
Chúng có bộ lông dài từ màu vàng khi còn nhỏ, đến nâu sẫm hoặc đen với phần đầu lông màu vàng khi trưởng thành. Chúng có phần đuôi màu xám hoặc đen, và mặt màu nâu nhạt khi chúng già đi. Phần đầu và đôi tai hơi tròn kèm theo một đôi mắt đen.
Trong khi Lửng mật có thân hình nhỏ hơn khá nhiều, với chiều dài thân khoảng từ 55-77cm, chiều cao vai khoảng từ 23-28cm. Lửng mật cái thường nhỏ hơn con đực một chút. Con đực nặng từ 9-16kg trong khi lửng cái chỉ nặng từ 5-10kg.
Da của lửng mật khá dày, riêng vùng da xung quanh cổ dày đến tận 6mm. Cộng thêm lớp lông dày phủ kín toàn bộ cơ thể . Đầu nhỏ, phẳng thêm vào một cái mõm ngắn, mắt nhỏ ti hí, tai nhỏ ẩn dưới lớp lông dày.
Chế độ ăn
Chồn sói là loài ăn tạp: Chúng ăn cả thịt và thực vật. Bữa ăn điển hình của một con chồn sói bao gồm những con mồi to lớn, như tuần lộc, nai sừng tấm và cả dê núi. Ngoài những con mồi lớn, chúng còn săn bắt và ăn cả những con mồi nhỏ như sóc đất, gặm nhấm, đôi còn có cả trứng chim và các loại quả mọng.
Tuy nhiên, chúng thích ăn thịt nhất và sẽ cố gắng tìm kiếm bằng mọi cách để có được thịt.
Chồn sói có khứu giác khá nhạy bén, và có thể ngửi thấy con mồi đang mắc kẹt sâu dưới lớp tuyết dày. Chúng còn được biết đến với hành vi dự trữ nguồn thức ăn, bằng cách sử dụng tuyết như một cái tủ lạnh để thức ăn luôn tươi ngon.
Trong những thời điểm khan hiếm con mồi, chúng sẽ quay trở lại kho dự trữ của mình và thưởng thức bữa ăn
Lửng mật là loài ăn thịt và nó hầu như săn mồi vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thức ăn chủ yếu là côn trùng, ếch, rùa, các loài gặm nhấm, thằn lằn, trứng, chim, và những con rắn độc như loài rắn hổ mang. Thậm chí cả cá sấu và những con trăn to lớn cũng nằm trong khẩu phần ăn của chúng.
Các loài động vật có vú lớn như chó rừng, nhất là những con chó chưa trưởng thành, linh dương, và cả mèo hoang đôi khi cũng bị bắt. Khi bắt được con mồi nó ăn gần như là ăn hết tất cả, từ da, lông, thịt và cả xương. Đôi khi chúng cũng ăn cả trái cây rau quả.
Phân bố & Môi trường sống
Chồn sói sinh sống ở Bắc Mỹ và châu Á ở vĩ độ bắc. Chúng xuất hiện trong đồng cỏ, rừng Alpine, rừng taiga và vùng lãnh nguyên châu Âu. Chúng có vẻ thích những khu vực lạnh hơn vì nơi đây, chúng sử dụng tuyết làm nơi ẩn nấp, bên cạnh việc lưu trữ thức ăn.
Chúng là những kẻ đơn độc và cần vùng lãnh thổ đủ lớn, giao động từ 65 – 600 km để đi lang thang. Con đực đánh dấu lãnh thổ của mình bằng mùi hương và chia sẽ vùng lãnh thổ của mình với chồn sói cái.
Những con lửng mật thường được tìm thấy ở miền nam châu Phi. Hầu hết lửng mật thường sinh sống một mình trong các hang tự đào. Chúng có vẻ thích những nơi có đồng cỏ khô thoáng, mặc dù bản chất của chúng rất dễ thích nghi.
Không như chồn sói, lửng mật không bảo vệ lãnh thổ của chúng và phạm vi lãnh thổ có thể trùng lặp với những con lửng mật khác.
Hành vi
Chồn sói là loài không biết sợ hãi, hành vi này của chúng được ghi lại khi nó giết chết một con gấu Bắc Cực, bằng cách dùng hàm kẹp chặt vào cổ họng và khiến con vật chết ngạt.
Thứ vũ khí chính của chồn sói là những chiếc răng sắc nhọn đặc biệt cùng một cơ hàm khỏe mạnh, khi đã cắn vào cổ họng con vật, nó sẽ giữ và không buông ra cho đến khi con vật chết ngạt.
Trong khi những con lửng mật thì cần phải đặc biệt cứng rắn để tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt.
Sư tử, báo hoa mai và linh cẩu đều nổi tiếng là những kẻ ăn thịt tàn bạo và chúng luôn tìm cách giết những con lửng mật. Những nỗ lực này đôi khi thành công, nhưng thường xuyên là không.
Lửng mật sẽ chiến đấu không ngừng cho đến khi nó chết hoặc kẻ tấn công bị buộc phải dừng lại, vì cơ chế phòng thủ và khả năng chịu đòn dai dẳng của lửng mật.
Vũ Khí
Những cái răng của chồn sói rất đặc biệt, nó có một chiếc răng hàm nằm ngược 90 độ, được dùng chủ yếu để phá xương. Những cái răng đặc biệt kèm theo một cơ hàm khỏe, cho phép chồn sói có thể ăn mọi bộ phận của con mồi, bao gồm từ móng guốc, đến xương và cả răng.
Mặc dù chúng có đôi chân ngắn, nhưng bàn chân khá lớn, mỗi bàn có 5 ngón kèm theo những móng vuốt có thể thu vào một nửa, điều này cho phép chúng leo trèo dễ dàng trên cách vách đá dựng đứng, cây cối và cả những đỉnh núi phủ đấy tuyết.
Bộ răng của lửng mật, cũng không mấy bình thường với một số răng đặc biệt nhỏ và phát triển không đều. Lửng mật cũng có chân ngắn nhưng khá cứng, kèm theo 5 móng vuốt rất khỏe và sắc nhọn, những móng vuốt này ngắn ở phía chân sau và dài hơn ở chân trước. Hơn thế chúng còn có một lớp da rất dày.
Với những vũ khí mạnh mẽ, cộng thêm sự hung dữ và bướng bỉnh không thua kém loài chồn sói.
Cơ chế phòng thủ
Sự bảo vệ chính của loài chồn sói trước những kẻ săn mồi là sự hung dữ của chúng. Chúng sử dụng điều này cùng với những cái móng vuốt, hàm răng sắc nhọn và một cơ hàm khỏe mạnh.
Kèm theo những thứ vũ khí này, chúng còn có thêm bộ lông và da khá dày để bảo vệ cơ thể chống lại sự giết hại của những kẻ săn mồi to lớn hơn rất nhiều, bao gồm cả chó sói và gấu.
Mặc dù chồn sói được biết đến là kẻ có lớp da dày, nhưng chúng vẫn bị giết chết bởi những cái lông cứng và nhọn của loài nhím Bắc Mỹ, trong một số trường hợp.
Mặc khác, cơ chế bảo vệ của lửng mật được tiến hóa hoàn hảo. Lửng mật sở hưu một lớp da dày và dày đến tận 6mm ở vùng da cổ, cộng thêm lớp lông dày, điều này giúp bảo vệ chúng chống lại các vết đốt của ong độc, móng vuốt, vết cắn của các loài săn mồi hung dữ. Và cả những chiếc lông nhọn của loài nhím châu Phi cũng hiếm khi đâm thủng.
Ngoài ra, lửng mật còn có thêm một cách phòng thủ khá kỳ lạ. Khi bị tấn công, nó sẽ lao vào háng của kẻ thù. Điều này được ghi chép tại vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi. Con trâu đực Cape trưởng thành chảy máu đến chết, sau khi bị giết hại bởi lửng mật theo cách này.
Kẻ nào sẽ chiến thắng?
Sau những gì đã tìm hiểu, bây giờ hãy xem thử loài vật nào sẽ chiến thắng giữa chồn sói và lửng mật.
Cả hai loài đều là những kẻ mạnh mẽ và săn mồi theo cùng một cách. Một điều có có lợi cho chồn sói là kích thước to lớn hơn và sự mạnh mẽ vốn có của nó. Tuy nhiên, lửng mật không ít lần có thể thoát khỏi những kẻ săn mồi to lớn và hung dữ như sư tử và cả loài báo.
Nói về sức mạnh và kích thước thì chồn sói hơn, nhưng liệu một con chồn sói có thể đánh bại được hàng phòng thủ bảo vệ của lửng mật để đi đến chiến thắng? Và liệu một con lửng mật với những thứ vũ khí của mình có thể giết chết chồn sói?
Theo ý kiến riêng, có thể lửng mật sẽ giành chiến thắng như cách mà một con nhím Bắc Mỹ, đã từng giết chết một con chồn sói.