Chồn sói – Wolverine ( Gulo gulo ) đây là loài sống trên cạn lớn nhất của họ chồn ( Mustelidae ). Chúng là một loài động vật ăn thịt, đơn độc, sở hữu một cơ thể chắc nịch đầy cơ bắp, và trông chúng chẳng khác gì một con Gấu nhỏ.
Xem thêm:
- Báo Hoa Mai | Loài Thú Săn Mồi Dũng Mãnh & Cuộc Đụng Độ Bất Ngờ Với Lửng Mật
- Lửng Mật Và Những Điều Phi Thường Đến Khó Tin
Mục Lục
Chồn sói Wolverine
Chồn sói còn được biết đến với sự hung dữ, hiếu chiến và thứ sức mạnh không tương xứng với kích thước của nó, khi giết chết những con mồi to lớn hơn chính nó gấp nhiều lần.
Phân bố – Môi trường sống
Loài chồn này được tìm thấy chủ yếu tại các rừng taiga phương bắc… cận Bắc Cực và vùng lãnh nguyên núi cao thuộc Bắc bán cầu. Số lượng nhiều nhất được tìm thấy là ở phía bắc Canada, tiểu bang Alaska, Bắc Âu, khắp miền tây nước Nga và Siberia.
Chúng đòi hỏi môi trường có những khoảng đất rộng lớn, ít bị con người xáo trộn để sinh sống. Nói chung chồn sói chỉ được tìm thấy ở những khu vực có khí hậu lạnh.
Mô tả
Đây là một loài động vật có cơ bắp chắc nịch, với đôi chân ngắn, đầu tròn rộng, đôi mắt nhỏ và đôi tai tròn. Thoạt nhìn chúng trông giống như là một con gấu hơn là một con chồn.
Mặc dù chúng có chân ngắn, nhưng bàn chân khá to lớn, với 5 ngón chân xuất hiện các móng vuốt sắc nhọn, cộng thêm tư thế vận động ( di chuyển bằng ngón chân ), điều này cho phép chúng có thể leo trèo và vượt qua các vách đá dựng đứng, cây cối và những đỉnh núi phủ đầy tuyết một cách dễ dàng. Hơn thế chúng còn là những kẻ bơi lội vô cùng tốt.
Chồn sói trưởng thành có kích thước cỡ một con chó trung bình, với chiều dài thân giao động từ 65 – 107 cm, riêng cái đuôi dài từ 17 – 26 cm, cân nặng giao động từ 5,5 – 25 kg, và chiều cao vai khoảng từ 30 – 45 cm.
Chồn sói đực thường to lớn hơn chồn cái khoảng 30%, và một số chồn đực đặc biệt to lớn, chúng có thể nặng đến tận 32 kg.
Loài chồn này có bộ lông dày, sẫm màu nhiều dầu và rất kỵ nước, điều này giúp chúng có khả năng chống chọi tốt với cái lạnh của băng tuyết. Phần lông trên mặt có màu bạc nhạt khác biệt và một đường sọc trắng nhạt bắt đầu từ vai chạy dọc theo hai bên hông rồi cắt ngang ở phần gốc đuôi. Một số cá thể khác thì có những mảng lông màu trắng nổi bật trên cổ họng hoặc ngực.
Cũng như nhiều loài khác thuộc họ chồn, chồn sói cũng có tuyến mùi hậu môn mạnh, được sử dụng cho việc đánh dấu lãnh thổ và tín hiệu sinh sản. Chồn sói còn sỡ hữu chiếc răng hàm trên rất đặc biệt, hướng vào bên trong miệng, đặc tính này cho phép chúng xé thịt con mồi hoặc xác chết khi bị đông lạnh rắn chắc.
Chồn sói ăn gì?
Chồn sói được xem là kẻ chủ yếu ăn xác thối. Phần lớn thức ăn của chúng có nguồn gốc từ thịt, mà điều này hầu như chỉ phụ thuộc vào mùa đông và đầu mùa xuân. Tuy nói là xác thối, nhưng thịt ở trong môi trường băng tuyết thường khá tươi ngon.
Chồn sói thường tìm đến những thân thịt bị ăn dở dang, thường những phần thịt này được bỏ lại bởi bầy sói, hoặc đơn giản là nó lấy thịt từ những kẻ săn mồi khác. Chúng còn được biết là kẻ đi theo các đường mòn của sói hay linh miêu, với mục đích tìm kiếm những gì con sót lại từ những kẻ săn mồi trước.
Ngoài ăn xác thối, chồn sói còn là những kẻ săn mồi rất mạnh mẽ và linh hoạt. Chế độ ăn cũng vô cùng đa dạng, từ trứng nhỏ đến các loài động vật móng guốc lớn. Chúng có khả năng hạ gục những con mồi to lớn hơn gấp 5 lần cơ thể mình, nhưng nhìn chung chỉ trong điều kiện thuận lợi, khi những con vật bị mắc kẹt trong tuyết sâu.
Những con mồi thông thường của chồn sói bao gồm: nhím, sóc, chuột sóc, hải ly, martots, thỏ, chồn, cáo, tuần lộc, hươu, nai đuôi trắng, cừu, dê, bò rừng bison và cả nai sừng tấm… Đôi khi chúng cũng săn bắt cả những con chim hay chó sói… Ngoài thịt chúng còn ăn cả thực vật như rễ cây, các loại hạt và quả mọng.
Chồn sói còn được biết đến với hành vi lưu trữ thức ăn trong một khoảng thời gian dài, điều này đặc biệt quan trọng đối với những con cái đang cho con bú vào mùa đông hoặc đầu xuân, thời điểm mà thức ăn trở nên khá khan hiếm.
Sinh sản
Chồn sói nói chúng là những động vật đơn độc, chúng chỉ gặp nhau trong mùa giao phối từ tháng 5 đến tháng 8. Những con chồn sói đực mạnh mẽ, sẽ hình thành mối quan hệ trọn đời với hai hoặc ba chồn sói cái, trong khi những chồn sói đực khác có thể không có bạn đời.
Sau khi giao phối, chồn cái mang thai khoảng 30 – 50 ngày. Mỗi lứa chồn mẹ có thể đẻ từ 2 – 3 con non. Những con chồn sói cái thường đào hang vào trong tuyết để cư trú và cho con bú, cho đến khi con non cai sữa, lúc này chúng được khoảng 3 tháng tuổi.
Các con non bắt đầu tự kiếm ăn khi chúng được 5 – 7 tháng tuổi. Thời gian này chúng phát triển nhanh chóng và đạt kích thước trưởng thành trong năm đầu tiên.
Thiên địch
Tuy được trang bị bộ hàm mạnh mẽ, móng vuốt sắc nhọn và lớp da dày, thêm vào là một thứ sức mạnh kinh khủng so với kích thước của chúng, cũng như sự hung dữ vốn có để tự bảo vệ mình trước những kẻ săn mồi mạnh hơn như sói hoặc gấu.
Tuy nhiên, trước sự săn mồi theo kiểu bầy đàn của sói xám, thì chồn sói có rất ít cơ hội để trốn thoát. Và cho đến nay, kẻ thù nghiêm trọng nhất của chồn sói là sói xám và những con gấu to lớn, tuy hiếm nhưng một con báo sư tử đôi khi cũng có thể giết chết chồn sói.
Hiện trạng bảo tồn
Quần thể chồn sói đã giảm dần kể thừ thế kỷ 19 do nạn đánh bẫy, phạm vi giảm và phân mảnh môi trường sống. Hiện tại, chồn sói không còn xuất hiện ở cuối phía nam châu Âu như trước đây. Tuy nhiên, theo IUCN thì chồn sói được xem là loài có ít mối quan tâm nhất.
Tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình trong tự nhiên của chồn sói khoảng từ 8 – 10 năm. Còn trong điều kiện nuôi nhốt, chúng có thể sống từ 15 – 17 năm.
Video về loài chồn sói wolverine
Tài liệu tham khảo: