Loài Vật

Thế giới động vật

Chuồn chuồn – Sát thủ tàn bạo bậc nhất trong giới côn trùng

Google news



Vẻ bề ngoài nhỏ bé của những chú chuồn chuồn, khiến ta lầm tưởng rằng chúng là loài côn trùng hiền lành và đáng yêu. Trong thực tế, các nhà côn trùng học khẳng định rằng, chính con vật mà ta cho là hiền lành và nhỏ bé đó, lại là một trong những “sát thủ” tàn bạo nhất trong thế giới côn trùng.

Xem thêm:

Chuồn chuồn (Odonata) là một bộ côn trùng với khoảng 4.500 loài hiện được biết tới, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô (Anisoptera) và chuồn chuồn kim (Zygoptera), khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng.  Ở Việt Nam, trên 500 loài. Phần lớn các loài chuồn chuồn là côn trùng có ích, là thiên địch ăn thịt nhiều loài sâu hại cây trồng và ruồi, muỗi.

Chuồn chuồn
Photo by: webtech360.com

Loài côn trùng này có cách săn mồi vô cùng tinh vi, trong thực tế để  bắt giữ một mục tiêu nào đó trong không trung là một việc vô cùng khó khăn, bởi để có thể làm như vậy thì kẻ đi săn phải đoán biết trước hướng đi cũng như tốc độ di chuyển của con mồi. Các công việc này thường chỉ có thể được thực hiện bởi những động vật có hệ thống thần kinh phát triển.

Thế nhưng, thay vì “theo dõi” và đuổi theo con mồi của mình cho đến khi bắt kịp nó, chúng sẽ chặn đầu chúng. Nói cách khác, chuồn chuồn đảm bảo tiêu diệt con mồi bằng cách bay thẳng đến hướng mà con mồi muốn di chuyển.

Như một “sát thủ chuyên nghiệp”, trong khoảng thời gian mili giây, chúng “tính toán” về khoảng cách của con mồi, hướng nó đang di chuyển, tốc độ bay, góc bay và phương pháp tiếp cận. Lúc này, chúng chỉ cần chờ đợi ở vị trí mà chắc chắn con mồi sẽ rơi vào và “thưởng thức” chúng.

Tỉ lệ thành công trong những cuộc săn mồi của chuồn chuồn là 95%, cao hơn rất nhiều so với sư tử và cá mập. Một khi đã trở thành mục tiêu của chúng thì con mồi khó có thể chạy thoát.

Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, Hầu hết mắt của các loài côn trùng đều rất lớn và cấu tạo bởi nhiều vật kính nhỏ ghép lại với nhau, gọi là mắt kép. Mắt chuồn chuồn được ghép bởi 300.000 vật kính (giống như thấu kính) trong mỗi con mắt.

Mỗi vật kính thu nhận một hình ảnh riêng, bộ não của chuồn chuồn có 8 đôi tế bào thần kinh thị giác có nhiệm vụ kết hợp hàng nghìn hình ảnh lại với nhau để tạo nên một hình ảnh tổng thể, toàn diện nhất.

Chuồn chuồn
Photo by: zhuanlan.zhihu.com

Chuồn chuồn có nghĩa là tầm nhìn của chuồn chuồn lên đến 360 độ và chúng có thể nhìn thấy bất kỳ vật gì đến gần chúng, ở bất cứ góc độ. Đây là “vũ khí” lợi hại của chúng trong quá trình săn mồi cũng như thoát khỏi kẻ thù.

Các cặp chân cùa chuồn chuồn có thể bắt mồi một cách dễ dàng trong khi bay. Hai cánh hai bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, và cử động độc lập nhau. Hệ gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp, cuối bờ trước của cánh thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho cánh vững chắc.

Chuồn chuồn có thể bay về phía trước, phía sau, sang ngang hoặc thay đổi hướng bất cứ khi nào. Chuồn chuồn thậm chí có thể bay lộn trong những trường hợp cần thiết.

Phần thân bụng dài. Cơ quan miệng kiểu nghiền, chân mảnh hướng về trước. Râu nhỏ, có hai đốt và một lông nhỏ dài phân đốt. Phần phụ hậu môn ở đốt bụng thứ ba, thứ tư (ở con đực), thứ hai (ở con cái); cơ quan sinh dục ở đốt bụng thứ chín; cơ quan giao cấu thứ sinh ở đốt thứ hai (ở con đực).

Loài chuồn chuồn lớn nhất thế giới hiện nay là loài chuồn chuồn kim khổng lồ Trung Mỹ, Megaloprepus coerulatus và Anax strenuus, một loài chuồn chuồn đặc hữu của quần đảo Hawaii. Trong quá khứ, đã từng có loài chuồn chuồn với sải cánh dài 60 cm, hóa thạch của nó có niên đại 285 triệu năm.

Chuồn chuồn sinh sản

Chuồn chuồn là côn trùng biến thái không hoàn toàn. Thiếu trùng chuồn chuồn sống trong nước và có tên là con Cơm Nguội (còn gọi là Con Mày Mạy), khi trưởng thành thì sống trên cạn. Do vậy, người ta thường thấy các con chuồn chuồn trưởng thành sống gần các đầm hay ao hồ. Tuy nhiên cũng có nhiều loài sống cách xa môi trường nước.

Chuồn chuồn sinh sản
Photo by: eu.wikipedia.org

Trứng chuồn chuồn được đẻ vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ, và các khu vực ẩm ướt hoặc trong mô cây ở nước, sau đó trứng nở thành tiền ấu trùng sống bằng các chất dinh dưỡng có trong trứng. tiếp theo đó chúng tiếp tục biến thái thành thiếu trùng với khoảng 9-14 lần lột xác, và trở thành loài ăn thịt tham lam đối với các loài sinh vật sống trong nước, kể cả những loài cá con, chúng hô hấp bằng mang.

Thiếu trùng tiếp tục biến thái và lột xác, thường vào những lúc chập choạng hoàng hôn, và tiếp tục phát triển thành loài biết bay, tuy nhiên màu sắc vẫn chưa hình thành. Những côn trùng này sau đó biến thành các con trưởng thành có khả năng sinh sản.

Con đực có một cơ quan nằm gần phía sau của ngực, bên trong có chứa túi tinh; chúng giao cấu bằng cách dùng các móc nằm ở phía đuôi của thân bụng con đực để giữ con cái ở phía sau đầu; con cái uốn cong thân bụng về phía trước để đón cơ quan giao cấu của con đực và nhận tinh.

Một số loại chuồn chuồn phải sống dưới hình thái ấu trùng như thế này trong khoảng 5 năm, trước khi sống một cuộc sống ngắn ngủi từ 6-7 tháng như những con chuồn chuồn trưởng thành.

Tài liệu tham khảo:


0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Cách thêm Nhạc từ Máy tính vào Capcut trên PC

Cách thêm Nhạc từ Máy tính vào Capcut trên PC

Cách thêm nhạc từ máy tính vào Capcut – Capcut là ứng dụng chỉnh sửa video đơn giản, chuyên nghiệp với nhiều hiệu ứng đẹp và phong [...]
72 Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống

72 Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống

“Mỗi lời Phật dạy về cuộc sống đều mang lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá. Hãy cùng suy ngẫm về những lời Phật dạy [...]
10 Game Thế Giới Mở Hấp Dẫn Nhất Cho IOS, Androi Và PC

10 Game Thế Giới Mở Hấp Dẫn Nhất Cho IOS, Androi Và PC

Không còn nghi ngờ gì nữa, thế giới game đang ngày càng phát triển và đổi mới không ngừng. Chỉ khi bạn nghĩ rằng mình đã khám phá hết [...]
Chim Hoành Hoạch Và Những Điều Bạn Cần Biết

Chim Hoành Hoạch Và Những Điều Bạn Cần Biết

Chim Hoành hoạch hay chim Trao trảo, tên tiếng anh là Olive-winged Bulbul ( tên khoa học là Pycnonotus plumosus)! Đây là một trong những loài chim phổ [...]
36 Loài Lan Rừng Đẹp Và Quý Hiếm Ở Việt Nam

36 Loài Lan Rừng Đẹp Và Quý Hiếm Ở Việt Nam

Hoa lan là tên gọi chung để chỉ các loại hoa thuộc họ Lan (Orchidaceae), một trong những họ thực vật lớn nhất trên thế giới với khoảng [...]
Cách Nuôi Chào Mào

Cách Nuôi Chào Mào

Chào mào, tên tiếng anh Red-whiskered bulbul (tên khoa học: Pycnonotus jocosus) đây là một loài chim thuộc bộ Sẻ phân bố ở châu Á. Nó là một [...]
Lưỡi dao lam và cách người ta tạo ra lưỡi dao cạo

Lưỡi dao lam và cách người ta tạo ra lưỡi dao cạo

Chúng mỏng như giấy nhưng rất sắc và đủ cứng để cắt xuyên qua những vật rất thô, đó là lưỡi dao lam. Dao lam đã hiện diện trong đời [...]
Vì sao ban đêm lại thấy những ngôi sao phát sáng

Vì sao ban đêm lại thấy những ngôi sao phát sáng

Chúng ta thấy được các ngôi sao trên bầu trời đêm vì chúng phát ra ánh sáng và năng lượng. Ánh sáng phát ra từ các ngôi sao truyền đi trong [...]
6 Loài Chim Mặt Đất Đẹp Nhất

6 Loài Chim Mặt Đất Đẹp Nhất

6 Loài chim mặt đất đẹp nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho thiên nhiên, chúng không chỉ có bộ lông tuyệt đẹp, màn vũ điệu tán tỉnh đặc [...]
Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ

Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ

Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ – Kinh Tụng Hàng Ngày Mục Lục1 LỄ THÍ PHÁT2 NHỚ ƠN PHẬT3 CẦU NGUYỆN [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x