Những cánh cò trắng chao liệng trên bầu trời bình yên, bay qua cánh đồng bạt ngàn, vốn là hình ảnh đặc trưng của vùng nông thôn Việt Nam.
Xem thêm:
- Diệc lớn sử dụng cái mỏ sắc nhọn như một mũi lao khi săn mồi
- Diệc Xanh Nhử Cá Chuyện Hiếm Thấy Xưa Nay
Đôi chân gầy và màu cánh trắng tinh khôi đã đi vào hồi ức ngày thơ bé của biết bao thế hệ, vào cả giấc mơ với bầu trời rợp cánh cò bay.
Mô tả
Cò trắng (Egretta garzetta) là một loài thuộc họ diệc, được tìm thấy tại các khu vực ngập nước từ ôn đới ấm áp đến nhiệt đới của châu Âu , châu Phi , châu Á và Úc. Ở Việt Nam loài cò trắng này phân bố khá rộng rãi từ Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và cả Nam Bộ.
Với chiều dài cơ thể giao động từ 55-65cm, sải cánh dài từ 88-106cm, cân nặng từ 350-550g. Nó là một con chim trắng với cái mỏi đen dài và nhọn, chân dài màu đen, dưới bàn chân có màu vàng. Trong mùa sinh sản trên đỉnh đầu xuất hiện thêm chùm lông dài màu trắng như là mào.
Các chim chưa trưởng thành có bộ lông tương tự các chim trưởng thành lúc không sinh sản.
Môi trường sống
Môi trường sống của loài cò trắng khá đa dạng, từ bờ ao, sông, kênh, rạch, hồ, đầm phá, vùng đất ngập nước, thậm chí chúng còn xuất hiện tại các vùng đất ngập mặn và bãi biễn. Nó còn xuất hiện tại các cánh đồng lúa, bên cạnh đàn trâu bò đang mải miết gặm cỏ.
Cò trắng ăn gì?
Cò trắng thường kiếm ăn theo bầy đàn, và đôi khi cùng với các loài khác. Tuy nhiên một số thì kiếm ăn riêng lẻ và những con cò này không thích những kẻ khác đến quá gần khu vực kiếm ăn của mình.
Có trắng thường bắt con mồi trong các khu vực nước nông, thông thường cò trắng sẽ đứng yên một chỗ và quan sát con mồi, khi phát hiện con mồi nó sử dụng cái mỏ nhọn như mũi lao phóng về con mồi và gắp nó lên, rồi nhanh chóng nuốt xuống cổ trong khi con mồi đang còn sống. Hoặc nó cũng chủ động chạy đuổi theo con mồi bằng đôi chân dài, cùng với đôi cánh được nâng lên cao.
Còn khi kiếm ăn trên mặt đất chúng thường đi bên cạnh đàn gia súc, nó bắt và ăn các loài côn trùng quấy rầy đàn gia súc. Thức ăn khá đa dạng bao gồm: chủ yếu là cá, loài lưỡng cư, bò sát nhỏ, động vật có vú nhỏ và kể cả chim cũng được ăn, loài giáp xác, động vật thân mềm, côn trùng, nhện và giun.
Sinh sản
Cò trắng làm tổ theo bầy đàn trên các cây gần nước, và thông thường tổ các mặt đất trung bình khoảng từ 3 đến 4m. Tổ là một cấu trúc lộn xộn và đơn giản, bao gồm các cành cây nhỏ được đặt chồng chéo lên nhau. Cò mẹ sẽ đẻ từ 3 – 5 quả trứng, và được ấp bởi cả hai chim bố mẹ trong khoảng từ 21 đến 25 ngày.
Các chim non khi nở được bao phủ bởi một lớp lông tơ màu trắng, sau khoảng từ 40 đến 45 ngày các lông trưởng thành sẽ mọc đủ.
Hiện trạng
Hiện nay tại một số vùng quê đã không còn yên bình như xưa, con người đã thay đổi, đã không còn thân thiện nữa, họ dùng đủ loại chiêu trò để bắt cò, tiêu diệt chúng không thương tiếc.
Hình ảnh chiều ta với đàn cò trắng bay về nơi tả ngạn, đã trở nên hiếm hoi, nhường chỗ cho những tiếng cười khoái trá khi con người đặt bẫy bắt được cò.
Tuổi thọ
Tuổi thọ cao nhất của cò trắng được ghi nhận lên đến 22,3 năm.