Loài Vật

Thế giới động vật

Con đỉa – Loài vật hút máu động vật khác để sống

Google news



Phải chăng đỉa có khả năng tái sinh mạnh đến nỗi nếu băm nhuyễn nó thì mỗi mảnh sẽ phát triển thành một con đỉa mới? Hình dạng loài đỉa trông thật gớm ghiếc, chúng lại là loài hút máu nên luôn gây một ấn tượng ghê rợn đối với con người.

Xem thêm:

Bởi vậy, có rất nhiều câu chuyện rùng rợn được người ta kể cho nhau nghe về sinh vật này. Nhiều người tin rằng, đỉa có khả năng tái sinh và nhân bản. Nếu ta băm một con đỉa thành nhiều mảnh, thậm chí tán nhuyễn nó ra, mỗi mảnh ấy sẽ phát triển thành một con đỉa mới.

Con đỉa
Photo by: syfy.com

Trong dân gian cũng lan truyền câu chuyện, nhiều thiếu nữ vô tình nuốt phải ấu trùng đỉa, và khi vào đường tiêu hóa, nó sinh sôi nảy nở thành hàng vạn con đỉa, khiến bụng cô gái ngày càng to, ai cũng tưởng cô không chồng mà chửa.

Hay câu chuyện về một người phụ nữ trong một lần đi tắm sông về người này thấy trong đầu mình có gì đó không bình thường, những hiện tượng như đau đầu và có cảm giác có con vật gì đó lúc nhúc trong đầu mình, vài tháng sau khi người phụ nữ này tạo cho mình thành một thói quen là cứ mỗi khi nấu cơm mà đầu đau thì lấy nắp vun của nồi cơm chụp lên đầu thì cơn đau sẽ giảm, cứ như thế đến một ngày đỉa trong đầu lúc nhúc chui ra …

Sự thật về những câu chuyện ấy theo các chuyên gia, Nếu đỉa chui vào các cơ quan của cơ thể rồi sinh sôi nảy nở khi và chỉ khi rơi vào  trường hợp nếu ấu trùng đĩa lọt vào cơ thể động vật và người, nó có thể sinh sống và phát triển trong một khoảng thời gian nhất định.

Đỉa không phải là loài sinh sản vô tính nhất là trong môi trường axit của dạ dày thì đỉa sẽ không thể sống được chứ đừng nói đến chuyện sinh sản. Mặt khác, cho dù hoàn toàn thích nghi với môi trường trong cơ thể người, cũng không có chuyện một con đỉa lọt vào sẽ sinh ra hàng đống đỉa lúc nhúc trong bụng, bởi đỉa là loài lưỡng tính nhưng không thể tự thụ tinh.

Cần ít nhất 2 con đỉa để tạo ra thế hệ thứ hai.

Bên ngoài vẻ đẹp trông không tới nỗi nào, đỉa sở hữu một vũ khí bí mật: là giác hút. Trong đó có khoảng 3 hàm, mỗi hàm có 90 cái răng. Đỉa dùng giác hút để cắn con mồi và bám chặt vào để hút máu, bám chắc tới nỗi rất khó dùng tay để rút nó ra khỏi vật chủ.

Tổ đỉa
Photo by: englishrussia.com

Vết cắn của đỉa rất ngọt, có hình chạc chữ Y. Người phương Tây ví đỉa là “ma cà rồng” trong giới động vật bởi nó chỉ buông tha con mồi khi đã no máu.

Quay trở lại với những câu chuyện xảy ra từ đỉa trong xã hội.

Chuyện những người đàn bà vác cả bụng toàn đỉa là hoang đường. Tuy nhiên, việc đỉa chui vào cơ thể người là có thật. Rất nhiều trường hợp vì thế mà đã phải đến bác sĩ.

Ở Diễn Châu, Nghệ An từng xôn xao về chuyện người đàn bà đẻ ra đỉa. Thực ra con đỉa trâu này chui vào vùng kín của chị Đinh Thị Liên (47 tuổi, ở xóm Phú Hậu, Xã Diễn Tân), hút máu và khi bị rơi ra, dài gần 30 cm, đến nỗi ban đầu người ta tưởng là một quái thai.

Bệnh viện Trung ương Huế cũng từng nội soi gắp con đỉa trong khí quản của một người đàn ông 37 tuổi, đã bị khàn tiếng và ho ra máu tươi suốt 2 tháng. Bệnh nhân này thường xuyên đi rừng và hay uống nước khe suối, có thể con đỉa đã chui vào khi anh uống nước.

Theo các chuyên gia y học, đỉa chỉ có thể sống một thời gian nhất định tại các cơ quan, tạng rỗng như họng, hầu, thực quản, lỗ tai, lỗ mũi và một số chỗ vùng kín trên cơ thể như bộ phận sinh dục nam, nữ, niệu đạo và bàng quang… Nếu lọt vào dạ dày thì chúng sẽ không sống được.

Con đỉa
Photo by: meionorte.com

Đĩa là loại sinh vật hút máu động vật và người rất đáng sợ, lượng máu hút của đĩa là khá nhiều và khi hút máu xong có thể để lại sẹo trên da người.  Đỉa khi bám vào sinh vật chủ, răng sẽ cứa vào da làm chảy máu vật chủ, nhờ có chất hirudin có hoạt tính gây tê cục bộ và chống đông máu tiết ra từ tuyến đơn bào trên thành hầu làm máu vật chủ không bị đông và đỉa rời vật chủ khi đã hút no máu. Sinh vật chủ khi bị đỉa cắn sẽ khó nhận biết và vị trí bị cắn khó cầm máu

Tác dụng của đỉa trong y học

Sách “Nguyễn Phúc tộc Dược minh y kính” có nói rõ về tác dụng tốt của đỉa đối với môi trường và sức khỏe con người.

Về y lý, đỉa có tác dụng đặc biệt trong việc điều trị các vùng bầm bị hoại tử do chấn thương, mạch máu bị nghẽn, các vết thương và vùng đau nhức. Những trường hợp bệnh trầm trọng chỉ có đỉa hút máu ra mới khỏi. Đối với những vết thương lâu ngày không lành, thầy thuốc ngày xưa thường nhỏ mật ong vào và cho đỉa hút máu xung quanh.

Đỉa còn dùng để chế biến thuốc đặc trị về mắt, mắt bị cờm nước không có đỉa rất khó trị. Có hàng chục tác dụng y khoa từ con đỉa mà y học cổ truyền đã đúc kết và ngày nay y học hiện đại cũng thừa nhận.

Một số câu hỏi như Đỉa cắn người có hại gì không? Ngoài việc mất một ít máu, cơ thể vật chủ có nguy cơ mắc một số bệnh mà đỉa mang lại, chúng có thể mang trong mình virus viêm gan B cũng như HIV cùng nhiều loại kí sinh trùng gây bệnh khác. Nếu con người bị đỉa cắn mà không biết cách lấy nó ra, nó có thể truyền bệnh sang chúng ta. Tuy nhiên, trường hợp như thế khá hiếm và thế giới ghi nhận chưa nhiều.

tuy con người gặp một ít rắc rối trong việc bị đỉa cắn và trừ việc sơ ý để đỉa chui vào tai hoặc chỗ kín, nhưng đã chui vào những nơi đó thì con gì cũng có hại, không cứ là con đỉa.
Nhưng trên thế giới từ lâu đã sử dụng đỉa để phục vụ trong y học.

Tại Nga họ đã nuôi đỉa với số lượng lớn chuyên phục vụ cho ngành y và những con đỉa này phải được nuôi ở môi trường sạch, thức ăn của chúng phải được qua kiểm nghiệm không bị nhiễm khuẩn, và các căn bệnh khác.

Còn trong tự nhiên khi đỉa cắn vào những vùng nhất định trên cơ thể sẽ làm khí huyết lưu thông và chất độc bị hút đi theo máu. Người bị đỉa cắn có thể loại bỏ được bệnh phong đòn gánh, khi con người đi rừng bị Vắt cắn cũng làm hạn chế bệnh sốt rét. Nếu con vắt ngẫu nhiên cắn đúng vào huyệt “khí hải quan nguyên” (1 huyệt ở trên và 1 huyệt ở dưới rốn) thì cơ thể trở nên hưng phấn, ai bị sốt rét sẽ cắt cơn ngay.

Con đỉa
Tác dụng của đỉa trong y học

Về môi trường, đỉa giúp cân bằng sinh thái. Đỉa không nhất thiết sống bằng việc hút máu, bình thường nó ăn những phiêu sinh có hại trong nước, làm sạch môi trường nước. Ao, hồ, đầm có đỉa thì rất tốt cho sự sinh sôi nảy nở của các loài cá, nhất là cá chép.

Đĩa trâu là loại sinh vật hút máu động vật và người rất đáng sợ, lượng máu hút của đĩa trâu lớn và khi hút máu xong có thể để lại sẹo trên da người. Nếu ấu trùng đĩa trâu lọt vào cơ thể động vật và người, nó có thể sinh sống và phát triển.

Đỉa trâu khi bám vào sinh vật chủ, răng sẽ cứa vào da làm chảy máu vật chủ, nhờ có chất hirudin có hoạt tính gây tê cục bộ và chống đông máu tiết ra từ tuyến đơn bào trên thành hầu làm máu vật chủ không bị đông và đỉa rời vật chủ khi đã hút no máu. Sinh vật chủ khi bị đỉa cắn sẽ khó nhận biết và vị trí bị cắn khó cầm máu.


0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Cách Tạo Video Bằng Văn Bản AI Miễn Phí

Cách Tạo Video Bằng Văn Bản AI Miễn Phí

Đây có vẻ là công cụ tạo video miễn phí tốt nhất cho đến thời điểm này, đây cũng là một công cụ tạo video AI hoàn toàn mới. Điều [...]
15 lợi ích tuyệt vời của việc uống trà chanh gừng

15 lợi ích tuyệt vời của việc uống trà chanh gừng

Gừng, một loại thảo dược phổ biến, từng được coi là một loại thuốc trong y học cổ truyền ở nhiều nước châu Á. Các văn kiện cổ [...]
Cách làm bún bò Huế chay thơm ngon chuẩn vị

Cách làm bún bò Huế chay thơm ngon chuẩn vị

Bún bò Huế chay là một món ăn được chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên, tạo nên hương vị thanh nhẹ đặc trưng, lý tưởng cho những [...]
Cách làm sườn xào chua ngọt mềm thơm lên màu cực hấp dẫn

Cách làm sườn xào chua ngọt mềm thơm lên màu cực hấp dẫn

Sườn xào chua ngọt là một trong những món ăn cực kỳ phổ biến và được ưa chuộng trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, để làm ra [...]
Đợt tấn công mới nhắm vào thủ đô Haiti – Cuộc bạo động của các băng đảng có vũ trang

Đợt tấn công mới nhắm vào thủ đô Haiti – Cuộc bạo động của các băng đảng có vũ trang

Các tổ chức tội phạm vũ trang đang tiến hành các vụ tấn công mới tại các khu vực ngoại ô của Port-au-Prince, gây ra những âm thanh súng [...]
Cách làm tôm trộn trứng hạt ngô với súp lơ siêu ngon miệng

Cách làm tôm trộn trứng hạt ngô với súp lơ siêu ngon miệng

Hôm nay chia sẻ với các bạn một món ăn rất độc đáo, ngon miệng và cực kỳ hấp dẫn. Đó chính là món “Tôm Trộn Trứng Hạt Ngô [...]
Bí quyết nấu cháo tôm thập cẩm dinh dưỡng mềm dẻo thơm ngon

Bí quyết nấu cháo tôm thập cẩm dinh dưỡng mềm dẻo thơm ngon

Để chuẩn bị một bữa sáng ngon miệng, mềm mại và đủ dinh dưỡng, cháo hải sản tự làm là một lựa chọn tuyệt vời. Trong bài viết [...]
Cách làm sườn cốt lết mật ong áp chảo mềm ngon, đậm đà, hấp dẫn

Cách làm sườn cốt lết mật ong áp chảo mềm ngon, đậm đà, hấp dẫn

Trong thế giới ẩm thực đa dạng của Việt Nam, mỗi món ăn đều mang trong mình một câu chuyện và một cảm xúc đặc biệt khi chúng ta [...]
Hướng dẫn nấu súp Tomyum hải sản chua cay thơm ngon, đậm đà vị Thái

Hướng dẫn nấu súp Tomyum hải sản chua cay thơm ngon, đậm đà vị Thái

Với công thức Súp Tomyum hải sản kiểu Thái, bạn sẽ được thưởng thức một món ăn đậm đà với hương vị đặc trưng của ẩm thực [...]
Bí quyết chế biến gà rán mật ong Hàn Quốc siêu ngon và hấp dẫn ngay tại nhà

Bí quyết chế biến gà rán mật ong Hàn Quốc siêu ngon và hấp dẫn ngay tại nhà

Món gà rán mật ong Hàn Quốc không chỉ là một sự kết hợp tuyệt vời giữa vị ngon của gà và hương thơm của mật ong mà còn là một món [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x