Tương truyền rằng, thuở xưa có một vị hoàng hậu, đang ngồi uống trà dưới gốc cây thì bất ngờ một kén lụa rơi xuống tách trà. Khi cô nhặt cái kén ra và bắt đầu quấn sợi quanh ngón tay, cô từ từ cảm thấy một cảm giác ấm áp -Con tằm.
Xem thêm:
Khi những sợi lụa chạy ra, cô nhìn thấy một ấu trùng nhỏ. Ngay lập tức cô nhận ra ấu trùng sâu bướm này sẽ là nguồn gốc của tơ tằm. Và rồi cô bắt đầu nói điều này với mọi người, nhanh chóng lụa tơ tằm đã trở nên phổ biến kể từ đó.
Mục Lục
Lịch sử nghề sản xuất tơ tằm
Nghề sản xuất tơ tằm thô đã có lịch sử ít nhất từ 5.000 năm ở trung Quốc. Từ đây nó bắt đầu lan sang Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả phương tây. Hiện nay đối với con người tằm là một loài côn trùng kinh tế quan trọng.
Con tằm có thể quấn nhộng sau đó trưởng thành và sinh sản, phụ thuộc chặc chẽ vào con người. Đây là kết quả của hàng nghìn năm chọn và tạo giống. Trong khi quần thể tằm ngoài tự nhiên, kén của con tằm hầu như không thể sử dụng để sản xuất tơ tằm.
Giai đoạn trứng và ấu trùng
Bướm mẹ sẽ đẻ trứng vào lá cây, mất khoảng từ 9 đến 12 ngày để trứng nở. Khi nở ấu trùng dùng miệng và cắn dần từ một lỗ nhỏ trên vỏ trứng cho đến khi cơ thể chui được ra ngoài. Sau khi ra ngoài ấu trùng sẽ ăn lá liên tục. Lúc này cơ thể được bao phủ bởi những sợi lông nhỏ màu đen thưa thớt.
Con tằm ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của con tằm là lá dâu tằm trắng, mặc dù chúng cũng có thể ăn các loại lá dâu tằm khác như dâu tằm đỏ (Morus rubra) và đen (Morus negra). Sau khi lột xác, giai đoạn con tằm màu trắng xuất hiện trần trụi không lông và có sừng nhỏ trên lưng.
Giai đoạn nhộng
Sau khi lột xác bốn lần, cơ thể con tằm dần chuyển sang màu hơi vàng, và da cũng trở nên săn chắc hơn. Con tằm sau đó sẽ quấn tơ hoá nhộng để chuẩn bị cho bước chuyển tiếp trong vòng đời của chúng.
Ban đầu con tằm sẽ chọn một vị trí thích hợp, sau đó bắt đầu nhả tơ bao bọc cơ thể bằng tơ thô được tạo ra từ tuyến nước bọt. Sau khi đã quấn tơ tạo thành kén chắc chắn quanh cơ thể, ấu trùng bắt đầu hoá nhộng, lúc này cơ thể nó gần như là bất động.
Nếu không có sự tác động từ bên ngoài, nhộng sau đó sẽ phát triển thành bướm, lúc này nó giải phóng một lượng enzym phân giải protein, để tạo ra một cái lỗ trong kén và chui ra ngoài thành bướm trưởng thành.
Và khi kén bị các enzym này phá vỡ, những sợi tơ sẽ không thể sử dụng hoàn toàn, và làm giảm đi giá trị của lụa. Thông thường để ngăn chặn quá trình này, con người sẽ đun sôi kén làm chết nhộng, và nước giúp cho việc lấy tơ trở nên dễ dàng hơn. Các nhộng tằm sau đó được con người sử dụng như một món ăn.
Thu hoạch tơ tằm
Qúa trình thu hoạch tơ tằm quá tàn nhẫn đã giết chết các ấu trùng, và nghề nuôi tằm bị chỉ trích bởi các nhà hoạt động xã hội về quyền lợi của động vật. Và để cải thiện việc này, các máy kéo sợi bông được thay thế cho tơ tằm. Và đi thu hoạch tơ tằm hoang dã được lấy từ vỏ kén của bướm.
Giai đoạn bướm thoát ra khỏi kén
Khi những con bướm trưởng thành thoát ra khỏi kén, ở một số loài bướm cái gần như không thể bay vì cơ thể quá to và nặng nề so với đôi cánh, hơn nữa bướm cái còn to lớn hơn gấp hai hoặc 3 lần so với bướm đực, và bướm đực sẽ chủ động bay đến tìm bướm cái. Ở cơ thể trưởng thành này chúng có sải cánh khoảng từ 3-5cm. Cơ thể được phủ kín bởi lớp lông dày màu trắng.
Tơ lụa
Những cái kén khi kéo sợi có thể dài từ 300 đến 900m, sợi tơ rất mịn và bóng, có đường kính khoảng 10 μm, và mất khoảng từ 2000 đến 3000 kén để có thể làm nên 0,4kg lụa, và mỗi năm số lượng kén được sản xuất lên đến 10 tỷ kén đạt khoảng 30 ngàn tấn tơ và phải mất gần 4 triệu tấn lá dâu tằm.
Cho em hỏi nhé con tằm thường đẻ ở đâu ạ
Chào bạn!
Con tằm (sâu bướm) thường đẻ trứng ở nơi phù hợp với môi trường sống của chúng. Vị trí đẻ trứng của con tằm có thể thay đổi tùy thuộc vào loài và yếu tố môi trường. Một số loài tằm đẻ trứng trực tiếp lên các cây thức ăn của chúng, gắn trứng vào lá hoặc cành. Các loài khác có thể đẻ trứng ở các vị trí ẩn náu như dưới đá, trên đất, trong ổ đất hoặc trong tổ chim. Cũng có những loài tằm xây tổ trứng riêng biệt và bảo vệ chúng cho đến khi trứng nở.
Mỗi loài tằm có hành vi đẻ trứng đặc biệt của riêng mình để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của con cái. Điều quan trọng là tìm hiểu về loài tằm cụ thể mà bạn quan tâm để hiểu rõ hơn về thói quen đẻ trứng và môi trường sinh sống của chúng.