Loài Vật

Thế giới động vật

Cú tuyết loài chim làm tổ với xung quanh là hàng trăm xác chuột

Google news



Cú tuyết ( Bubo scandiacus ) hay còn được gọi với một số tên khác như cú trắng, cú bắc cực… Chúng được biết đến là một trong những loài cú lớn nhất thế giới.

Xem thêm:

Phân bố

Cú tuyết rất dễ nhận biết với bộ lông màu trắng và những đặc trưng của họ nhà cú. Loài này có nguồn gốc ở Bắc Cực, Bắc Mỹ và Á-Â.

Mô tả

Nếu không quan sát kỹ, rất có thể sẽ nhầm tưởng là một cục tuyết, khi chúng đậu trên nền tuyết. Với bộ lông trắng và dày này, giúp chúng thích nghi tốt nhất với cuộc sống khắc nghiệt tại vùng cực Bắc, với cái lạnh lên đến – 62 độ C.

Cú tuyết
Photo – birdeden.com

Cú tuyết trống trưởng thành thường có bộ lông màu trắng gần như toàn bộ, tuy nhiên một số còn có thêm các đốm nâu. Bộ lông cú mái thường sẽ đậm màu hơn, khi xuất hiện thêm nhiều đốm đen trong nền lông trắng.

Cú tuyết có đôi mắt màu vàng sáng và đĩa mặt nông, các ngón chân có lông trắng rất dày bao phủ, chỉ để lòi ra những móng vuốt màu đen cong quặp sắc nhọn.

Cú tuyết có chiều dài cơ thể trung bình từ 52,5 – 64 cm, chiều dài tối đa của loài cú này là khoảng 70,7 cm. Sải cánh cú tuyết trống có chiều dài trung bình khoảng 146,6 cm và cân nặng là 1,6 kg. Cú mái có sải cánh dài hơn một chút khoảng 159 cm với trọng lượng khoảng 2,1 kg.

Những con cú tuyết chưa trưởng thành, có bộ lông màu xám đen. Với bộ lông này giúp cú trắng ngụy trang vô cùng hiệu quả, khi sống tại các vùng lãnh nguyên với nhiều kẻ thù. Bộ lông xám sẽ dần chuyển sang màu trắng khi cú trắng trưởng thành hơn.

Móng vuốt cú tuyết
Photo – toyhou.se

Hành vi

Cú tuyết có thể hoạt động ở một mức độ nào đó vào cả ban ngày và đêm. Cú trắng có chuyến bay khá tốt, với những cú lướt và bay nhấp nhô ở độ cao thấp.

Cú tuyết còn có khả năng đi bộ và chạy khá nhanh, cú trắng sử dụng đôi cánh để giữ thăng bằng khi cần thiết. Hơn thế cú trắng còn có thêm khả năng bơi lội từ rất sớm, từ khi chúng còn chưa biết bay.

Di cư

Vào mùa đông, một số cú tuyết rời khỏi Bắc cực di cư đến các khu vực xa hơn về phía nam.

Săn mồi

Cú tuyết có thể săn mồi gần như là bất cứ lúc nào cả ngày lẫn đêm, chỉ trừ những lúc thời tiết cực kỳ khắc nghiệt.

Cú tuyết thường kiếm ăn trên mặt đất, chúng có vẻ dành phần lớn thời gian để đậu trên mặt đất, hoặc ở một độ cao vừa phải so với mặt đất, như trên trụ rào, cột điện, hoặc biển báo đường bộ…

Hầu hết cú tuyết săn bắt con mồi theo kiểu “ngồi và chờ đợi”. Ngoài ra đôi khi chúng còn bay lơ lửng một chỗ trên không để quan sát con mồi, và bổ nhào xuống khi con mồi được xác định, con mồi có thể bị chộp ngay trên mặt đất, trong không trung hoặc cá bị bắt từ mặt nước.

Cú tuyết săn mồi
Photo – Daniel J. Cox / NaturalExposeures.com

Một kỹ thuật săn mồi khác theo kiểu “quét”, trong đó cú tuyết bay ngang qua và vồ lấy con mồi, giữ nó trong chân và tiếp tục bay đi. Hơn thế, chúng còn có thể săn những con mồi đã ẩn nấp kỹ trong lớp tuyết dày đến tận 20 cm.

Mỗi ngày cú tuyết có thể bắt khoảng 7 đến 12  con chuột nhắt, để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của mình và có thể ăn hơn 1.600 con chuột lem-ming mỗi năm.

Khi bắt được con mồi, cú trắng thường sẽ nuốt toàn bộ với những con mồi có kích cỡ nhỏ, những con mồi lớn hơn sẽ bị chúng xé nhỏ ra trước khi ăn.

Các dịch dạ dày sẽ giúp chúng tiêu hoá con mồi, trong khi xương, lông và răng, không tiêu hoá được sẽ bị đầm lại thành các viên hình bầu dục, rồi bị tống ra ngoài sau khoảng 18 đến 24 giờ sau khi ăn.

Cú tuyết chủ yếu ăn chuột lem-ming, và các loài động vật gặm nhấm nhỏ khác trong suốt mùa sinh sản. Cú tuyết còn là những kẻ săn mồi cơ hội, con mồi cũng thay đổi đáng kể, vào những thời điểm có mật độ con mồi thấp, chúng có thể chuyển qua săn bắt các loài gà gô nhỏ.

Cú tuyết ăn nhiều loại động vật nhỏ như chuột đồng, nhưng chúng cũng săn cả những loài động vật có vú lớn hơn như thỏ, chuột xạ, chuột mar-mot, sóc, gấu mèo con, sóc chó thảo nguyên, chuột cống, chuột chũi, và các loài chim bao gồm gà gô, vịt, ngỗng, chim dẽ, gà lôi, gà rừng, gà nước, chim lặn, mòng biển, chim sẻ, và thậm chí cả các loài chim ăn thịt khác, kể cả các loài cú khác.

Sinh sản

Cú trắng thường được tìm thấy ở khu vực xung quanh vùng cực Bắc. Và những khu vực sinh sản của chúng thường được bao phủ bởi rêu, địa y, nơi có một số tảng đá, và thường là những nơi có độ cao thấp.

Tổ chim Cú tuyết
Photo – animalia-life.club

Chim mẹ một mình ấp trứng trong khoảng 31 – 33 ngày. Cú con mới nở yếu ớt được bao phủ bởi lớp lông tơ màu trắng.Qáu trình sinh sản thường được diễn ra trong khoảng tháng năm hoặc tháng sáu. Tổ thường được làm ngay trên mặt đất, trên một gò đất hoặc các tảng đá. Cú mẹ có thể đẻ từ 3 đến 11 quả trứng, và điều này còn tùy thuộc vào số lượng con mồi hiện tại nhiều hay ít.

Lúc này cú mẹ dành phần lớn thời gian trong tổ để ấp ủ chúng, khi chim bố mang thức ăn về, chim mẹ nhận lấy rồi xé nhỏ con mồi mớm cho con non, và sẽ tăng dần kích thước cho đến khi cú con có thể ăn toàn bộ con mồi.

Thức ăn được mang về bời chim trống, và những con mồi dư thừa không ăn hết được cất giữ xung quanh tổ.

Tuy nhiên không phải lúc nào khi làm tổ, cú tuyết cũng mang chuột về để xung quanh tổ như vậy, thực tế chỉ những khi nào số lượng chuột lem-ming nhiều quá mức bình thường, lúc đi săn ăn không hết, và theo bản năng cú trắng không thể ngăn cản việc mình tiếp tục bắt một con mồi khác khi đã no.

Khi con non trưởng thành hơn, lúc này cú mẹ không ở trong tổ như trước mà sẽ bay đến đậu ở một nơi gần đó, để quan sát và sẵn sàng đánh trả nếu có bất kỳ kẻ thù xâm phạm.

Những kẻ thù chính của chúng trong mùa làm tổ bao gồm cáo Bắc cực, quạ và chim mòng biển, chó sói xám cũng như các loài chim săn mồi khác.

Khi tấn công, cả hai chim bố mẹ sẽ cùng tham gia, chúng tấn công mạnh mẽ bằng cách bổ nhào từ trên xuống, làm phân tâm và thu hút các động vật ăn thịt đi xa khỏi tổ. Còn khi kẻ thù là các loài chim, cú tuyết sẽ đứng yên dưới đất và đá ngược móng vuốt lên không trung, khi kẻ thù tấn công từ trên xuống.

Tổ chim cú tuyết với nhiều xác chuột
Photo – forum.zoologist.ru

Khi được 2 tuần tuổi, cú con có thể đi bộ xung quanh ra khỏi khu vực tổ. Sau từ 18 – 28 ngày tuổi, cú con có thể đi bộ ra xa tổ và ẩn nấp vào những ngõ ngách, thảm thực vật hoặc tìm sự bảo vệ từ mẹ chúng. Tuy nhiên lúc này chúng vẫn chưa biết bay.

Sau từ 50 – 60 ngày tuổi, cú con có thể bay tốt và hơn thế lúc này chúng có thể tự săn mồi cho mình. Những con cú này bắt đầu sinh sản khi chúng được gần 2 tuổi.

Hiện trạng bảo tồn

Cú tuyết hiện được xem là loài sắp nguy cấp.

Tuổi thọ

Tuổi thọ trung bình của cú tuyết trong tự nhiên khoảng 10 năm, còn trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể sống tận 25 – 30 năm.

Video về loài chim Cú Tuyết

 

Tài liệu tham khảo:

48

0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN SÁM HỐI OAN GIA TRÁI CHỦ – Lão Pháp Sư Tịnh Không

BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN SÁM HỐI OAN GIA TRÁI CHỦ – Lão Pháp Sư Tịnh Không

Nam Mô A Di Đà Phật! Xin thành tâm hướng về tất cả những oán thân trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, những vị thiện Bồ tát đã bị tôi [...]
10 công thức smoothie Yến Mạch thơm ngon và healthy

10 công thức smoothie Yến Mạch thơm ngon và healthy

Các công thức chứa smoothie Yến Mạch này vô cùng thơm ngon giàu dinh dưỡng phù hợp vào bữa sáng hàng ngày của bạn hoặc thích hợp làm bữa [...]
Ăn sữa chua thời điểm nào là tốt nhất – Buổi sáng hay buổi tối?

Ăn sữa chua thời điểm nào là tốt nhất – Buổi sáng hay buổi tối?

Để tối ưu hóa lợi ích sức khỏe từ sữa chua, một sản phẩm từ sữa giàu chất dinh dưỡng, bạn nên chú ý đến thời điểm ăn. Sữa chua [...]
11 Loại Trái Cây Tốt Nhất Hỗ Trợ Giảm Cân Theo Đánh Giá Của Chuyên Gia Y Tế

11 Loại Trái Cây Tốt Nhất Hỗ Trợ Giảm Cân Theo Đánh Giá Của Chuyên Gia Y Tế

Nếu bạn đang lên kế hoạch giảm cân để nâng cao sức khỏe, việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể là một trong những biện pháp thay [...]
8 công thức đồ uống ngon mát, bổ dưỡng cực kỳ thích hợp trong những ngày hè

8 công thức đồ uống ngon mát, bổ dưỡng cực kỳ thích hợp trong những ngày hè

8 Công Thức Đồ Uống Ngon Mát, bổ dưỡng cực kỳ thích hợp trong những ngày hè Xem thêm: Thanh lọc toàn thân một cách tự nhiên làm mới cơ [...]
Sóng Não Là Gì, Hình Ảnh Sóng Não | Alpha Brain Wave Pictures

Sóng Não Là Gì, Hình Ảnh Sóng Não | Alpha Brain Wave Pictures

Sóng não ( Brain Wave ) – những đợt sóng điện bí ẩn ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng của con người. Hiểu rõ về bản chất, các loại [...]
Bài “Sám Hối Oan Gia Trái Chủ” của Hòa Thượng Thích Tịnh Không – Bản Đầy Đủ

Bài “Sám Hối Oan Gia Trái Chủ” của Hòa Thượng Thích Tịnh Không – Bản Đầy Đủ

Bài Sám Hối Oan Gia Trái Chủ của Pháp Sư Tịnh Không được biết đến với khả năng giúp người trì niệm giải tỏa bệnh tật và nghiệp [...]
6 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị ‘oan gia trái chủ’ quấy phá, cách sám hối hóa giải

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị ‘oan gia trái chủ’ quấy phá, cách sám hối hóa giải

Dựa trên những kinh điển trong Phật giáo và những thực tế mà nhiều người đã chứng kiến và trải qua trong cuộc sống hàng ngày từ xưa [...]
15 loại thực phẩm & đồ uống tốt nhất giúp cơ thể mát mẻ giải nhiệt mùa hè

15 loại thực phẩm & đồ uống tốt nhất giúp cơ thể mát mẻ giải nhiệt mùa hè

Khi mùa hè đến, việc đánh tan cái nóng của mùa hè bằng những thực phẩm giải nhiệt cơ thể này là điều cần thiết để giúp cơ thể [...]
Thanh lọc toàn thân một cách tự nhiên làm mới cơ thể của bạn

Thanh lọc toàn thân một cách tự nhiên làm mới cơ thể của bạn

Thuật ngữ “độc tố” là ám chỉ các chất ô nhiễm, hóa chất tổng hợp, kim loại nặng và thực phẩm chế biến, có thể gây hại [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x