Loài Vật

Thế giới động vật

Đại bàng biển bụng trắng bậc thầy săn mồi trên mặt nước

Google news



Đại bàng biển bụng trắng hay Đại bàng biển ngực trắng (Haliaeetus leucogaster), đây là một loài chim săn mồi lớn trong gia đình họ Ưng.

Xem thêm:

Mô tả

Đại bàng biển bụng trắng trưởng thành có bộ lông màu trắng ở phần đầu, cổ, bụng, một phần ở phía dưới đôi cánh và đuôi. Lưng và cánh có màu xám hoặc xám đen, khi chúng bay một phần lông cánh phía dưới cũng có màu đen.

Đại bàng biển bụng trắng
Photo: australiangeographic.com.au

Đuôi ngắn hình nêm, mỏ to màu xanh xám có móc cong quặp sắc nhọn. Mắt có màu nâu sẫm, chân và bàn chân có màu vàng hoặc xám, với các móng vuốt dài màu đen. Không giống như các loài đại bàng khác, chân của Đại bàng biển bụng trắng không có lông.

Cả hai giới tính là tương tự nhau, nhưng chim mái thường sẽ lớn hơn chim trống một chút. Chim trống có chiều dài cơ thể từ 66 – 80 cm, nặng từ 1,8 – 3 kg. Trong khi chim mái có chiều dài từ 80 – 90 cm, cân nặng từ 2,5 đến 4,5 kg. Sải cánh dài từ 1,78 – 2,2 m.

Các chim chưa trưởng thành có bộ lông màu nâu, và sẽ dần dần được thay thế bởi màu trắng khi chúng được  4 hoặc 5 tuổi. Đại bàng biển bụng trắng có tiếng kêu tương tự như những con ngỗng.

Phân bố

Đại bàng biển bụng trắng có phạm vi thường trú ở Ấn Độ và Sri Lanka đến Đông Nam Á, Úc…

Cụ thể: Chúng được tìm thấy từ Bangladesh, Ấn Độ và Sri Lanka, qua tất cả các vùng ven biển Đông Nam Á bao gồm cả Myanma, Thái Lan, Malaysia Indonesia, Đông Dương, Philippines và miền nam Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông, New Guinea và phía đông bắc đến quần đảo Bismarck, và Australia.

Phạm vi phân bố Đại bàng biển bụng trắng
Photo: sea-eaglecam.org

Ở Việt Nam chúng là loài di cư và không được bắt gặp thường xuyên, chúng có thể xuất hiện ở một số nơi như Vùng Đông Bắc, Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (Nguồn).

Môi trường sống

Chúng thường xuất hiện tại các vùng biển gần bờ, tuy nhiên vẫn có thể tìm thấy chúng trong đất liền.

Nói chung loài chim này cũng có vùng lãnh thổ, một số thường ghép cặp với nhau và sống quanh năm tại vùng lãnh thổ của mình, một số khác lại có cuộc sống du mục. Trong vùng lãnh thổ, chúng thường được quan sát thấy đậu trên các cành cây cao, theo từng cặp hoặc một mình, cũng có thể bay vút trên các vùng biển gần bờ, hoặc trên các vùng đất liền kề.

Đại bàng biển bụng trắng ăn gì?

Đại bàng biển bụng trắng là một thợ săn lành nghề và cũng là kẻ ăn thịt cơ hội, chúng ăn nhiều loài động vật bao gồm cả xác chết.

Trong chuyến đi săn, chúng thường bay trên mặt nước, quan sát con mồi, một khi con mồi được xác định, nó lao nhanh xuống nước dùng chân tóm lấy con mồi, giữ chặt con mồi bằng các móng vuốt, rồi nhanh chóng bay vụt lên mang theo cả con mồi.

Đại bàng biển bụng trắng
Photo: dpipwe.tas.gov.au

Các con mồi của chúng thường là những loài động vật thủy sinh, như cá, rùa, và cả rắn biển. Chúng cũng thường săn bắt các loài chim, kể cả những loài chim cánh cụt nhỏ, dơi và một số con vật khác mà chúng có thể săn bắt được với kích thước cỡ một con thiên nga.

Sinh sản

Đại bàng biển bụng trắng bắt đầu sinh sản ở tuổi thứ 6. Chúng là loài chim chung thủy một vợ một chồng suốt đời, nếu một trong hai con chết, con còn lại sẽ tìm cho mình một bạn đời mới. Điều này dẫn đến một số tổ liên tục được sử dụng lại để sinh sản hàng năm.

Mùa sinh sản thay đổi theo từng địa điểm, và thường diễn ra trong mùa khô từ tháng 6 – 8. Chúng thường chọn những thân cây cao to, chết trụi lá hoặc những cành cây có tầm nhìn tốt để làm tổ, những nơi được chọn thường gần nước hoặc rừng. Đôi khi vách đá hoặc thậm chí là trên mặt đất (Trên các đảo vắng) cũng được chọn làm nơi sinh sản.

Tổ khá to lớn, được làm bằng các cành cây, bên trong được lót thêm cỏ hoặc rong biển, thông thường tổ được làm mới hàng năm nên kích cỡ tổ ngày một to lớn hơn. Chim mẹ sẽ đẻ khoảng 2 quả trứng màu trắng.

Thời gian ấp kéo dài khoảng 6 tuần, chim non mới nở được phủ một lớp lông tơ màu trắng, cả hai chim bố mẹ cùng tham gia vào việc chăm sóc và cho chúng ăn. Các chim non nhận sự chăm sóc của bố mẹ trong khoảng từ 70 – 80 ngày trước khi chúng rời tổ, sau khi rời tổ chúng vẫn sẽ ở quanh khu vực của bố mẹ thêm khoảng 6 tháng nữa hoặc cho đến tận mùa sinh sản tiếp theo.

Khi rời đi các chim non có thể phân tán ra khỏi vùng lãnh thổ của bố mẹ, đến hơn 50 km thậm chí một số còn bay xa đến tận 3000 km.

Hiện trạng bảo tồn

Sự xáo trộn môi trường sống của con người là một mối đe dọa chính, cộng thêm là tác hại của thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, đã tạo nhiều nguy hại cho loài chim này.

Đại bàng biển bụng trắng
Photo: Wasantha P Dissanayake

Mặc dù chúng được xem là loài có ít mối quan tâm nhất trên phạm vi toàn cầu, nhưng thực tế Đại bàng biển ngực trắng đã giảm đi tại một số khu vực ở Đông Nam Á như Thái Lan và vùng Đông Nam Úc.

Tuổi thọ

Đại bàng biển bụng trắng có tuổi thọ khoảng 30 năm.

Link video về loài chim Đại bàng biển bụng trắng

 

Tài liệu tham khảo:
wikipedia.org
birdwatchingvietnam.net


0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cái tôi – hai từ tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là gốc rễ của mọi khổ đau trong cuộc sống con người. Trong ánh sáng của Phật giáo, [...]
20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

Giữa cuộc đời nhiều vết xước, con người vẫn mải miết đi tìm một chốn bình yên. Nhưng bình yên không nằm nơi tiếng vỗ tay, mà nằm [...]
Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp được người đồng tu, cùng bạn đời bước đi trên con đường giác ngộ, không chỉ là một sự tình cờ, mà là phước báu lớn lao [...]
20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

Giữa bộn bề cuộc sống, ai trong chúng ta cũng đôi lần thấy lòng chênh vênh, tâm bất an. Những lúc như thế, một câu nói nhẹ nhàng, một [...]
Những Điều Đáng Sợ Nhất Khi Đi Vào Rừng Sâu

Những Điều Đáng Sợ Nhất Khi Đi Vào Rừng Sâu

Đi vào rừng sâu, nơi thiên nhiên hoang dã vẫn còn nguyên vẹn và chưa bị tác động bởi bàn tay con người, là một trải nghiệm không chỉ kỳ [...]
Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều gì còn lại – Vào một ngày mùa đông của trăm năm sau, không ai trong chúng ta còn hiện diện trên cõi đời này. Những bước chân ta [...]
Chợ Maeklong – Khu Chợ Trên Đường Ray Tàu Hỏa Độc Nhất Thế Giới

Chợ Maeklong – Khu Chợ Trên Đường Ray Tàu Hỏa Độc Nhất Thế Giới

Ở Thái Lan, có một khu chợ không giống bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Nó không nằm trong những khu phố đông đúc, cũng không được [...]
Bí ẩn về tuổi thọ và vẻ đẹp của phụ nữ bộ tộc Hunza

Bí ẩn về tuổi thọ và vẻ đẹp của phụ nữ bộ tộc Hunza

Bộ tộc Hunza, sống tại một thung lũng hẻo lánh ở vùng núi Himalaya thuộc Pakistan, từ lâu đã thu hút sự chú ý của thế giới bởi tuổi [...]
Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Trong văn hóa Á Đông, kỳ lân là một trong bốn linh thú Long – Lân – Quy – Phụng, tượng trưng cho điềm lành, sự giác ngộ và trí tuệ. [...]
Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Trong cơn giận, ta thường nói cho đã miệng, đánh cho đã tay, chẳng màng đến tội phước. Nhưng khi cơn giận qua đi, hậu quả [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x