Đại bàng hoàng đế Tây Ban Nha ( Aquila adalberti ), đây là một loài chim săn mồi to lớn sắp nguy cấp. Chúng có kích thước tương tự như loài chim anh em của chúng, đại bàng hoàng đế phương đông.
Xem thêm:
- Đại bàng ăn rắn nâu săn bắt cả những loài rắn cực độc
- Đại Bàng Biển Steller – Một Trong Những Loài Chim Săn Mồi To Lớn Nhất
Mục Lục
Loài chim săn mồi hiếm nhất thế giới
Loài đại bàng này bị hạn chế môi trường sống, cộng thêm nhiều mối đe dọa khác khiến chúng trở thành loài chim săn mồi hiếm nhất thế giới.
Phân bố
Đại bàng Tây hoàng đế xuất hiện ở miền trung và miền tây nam Tây Ban Nha, chúng cũng được tìm thấy tại các khu vực lân cận của Bồ Đào Nha, ở bán đảo Iberia. Chúng là một loài cư trú, tuy nhiên vào những tháng có thời tiết cực đoan, buộc chúng phải di cư một phần.
Môi trường sống
Loài đại bàng này thường sinh sống tại các khu rừng khô ráo, rừng cây trưởng thành để làm tổ và sống theo cách ẩn dật. Chúng cũng có thể được tìm thấy ở đồng bằng hoặc vùng đồi núi, đôi khi chúng cũng xuất hiện dọc theo các con suối hoặc vùng thảo nguyên với một số cây mọc rải rác.
Là loài chim nhút nhát với con người, nên chúng thường chọn những nơi có ít sự xáo trộn nhất để làm tổ. Giống như hầu hết các loài chim ăn thịt, đại bàng tây hoàng đế cũng có tính lãnh thổ khá cao.
Mô tả
Bộ lông tổng thể của loài Đại bàng hoàng đế Tây Ban Nha, chủ yếu có màu nâu đen đậm. Đuôi có màu nâu xám với vệt ngang cuối đuôi sẫm màu hơn. Phần lông trên đầu kéo dài xuống sau cổ có màu nâu nhạt hơn hoặc màu trắng kem. Một dải màu trắng khá rộng, nổi bật xuất hiện ở mép trước đôi cánh.
Mỏ màu xám đen có móc cong quặp sắc nhọn, đôi mắt màu nâu sẫm. Bàn chân màu vàng kèm theo các móng vuốt màu đen sắc nhọn. Cả hai giới tính đều tương tự nhau, nhưng chim mái sẽ to lớn hơn chim trống một chút.
Đại bàng Tây hoàng đế có cân nặng giao động từ 2,5 đến 4,8 kg. Chúng có chiều dài cơ thể từ 74 – 85 cm, sải cánh dài từ 177 – 220 cm. Chim trưởng thành có vẻ bề ngoài khá giống loài đại bàng hoàng đế phương đông, nhưng cũng giống với cả đại bàng vàng nếu nhìn từ xa.
Các chim chưa trưởng thành có bộ lông nhợt nhạt, kèm theo nhiều mảng trắng hơn. Bộ lông sẽ chuyển dần sang màu sẫm, sau từ 5 đến 6 năm chúng sẽ có được bộ lông trưởng thành.
Săn mồi
Đại bàng hoàng đế Tây Ban Nha là loài chim săn mồi to lớn, mạnh mẽ, và là loài ăn thịt tự nhiên điển hình. Lúc săn mồi, chúng thường bay lượn ở độ cao thấp tại những nơi thoáng đãng, khi con mồi bị phát hiện, nó sẽ nhanh chóng lao xuống tóm gọn con mồi bằng bằng các móng vuốt sắc khỏe của mình.
Ngoài ra, đại bàng hoàng đế Tây Ban Nha còn săn bắt các loài động vật khác như nhím, cáo đỏ, linh miêu Iberia và một số con chó nhỏ… Đôi khi chúng còn ăn cả bò sát, côn trùng, cá, hay thậm chí là xác chết.Con mồi của đại bàng tây hoàng đế chủ yếu là thỏ châu Âu, và chiếm khoảng 58 % khẩu phần ăn của chúng. Những lúc thỏ khan hiếm, loài chim này sẽ săn bắt và ăn một số loài khác như chim nước, bao gồm vịt, ngỗng… Chúng cũng bắt cả chim bồ câu, quạ, hay bất kỳ loài chim nào khác mà chúng tình cờ phục kích được.
Sinh sản
Thời gian làm tổ bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4, tổ được làm khá to trên ngọn cây, hoặc trên các tháp điện, cột điện. Và những cái tổ này thường được sử dụng lại trong nhiều năm.
Tổ được lót bằng các cành cây, bên trong còn có thêm cỏ khô và cành xanh. Chim bố có trách nhiệm mang nguyên liệu về, chim mẹ xây dựng tổ, và hoàn thành công việc trong khoảng 3 tuần.
Chim mẹ đẻ từ 2 – 3 quả trứng, cả hai chim bố mẹ cùng thay phiên nhau ấp trứng trong khoảng 43 ngày. Tỉ lệ nở của loài chim này khá thấp, chỉ từ 1,2 đến 1,4 con mỗi tổ, tỉ lệ chết cao do sự xáo trộn và phá hủy của con người, và đôi khi tổ còn bị sập, cộng thêm vào là sự xuất hiện của một số loài ăn thịt.
Chim non chào đời được phủ một lớp lông tơ màu trắng, chúng trở nên khá hung dữ ngay từ khi mới nở, những chim non nhỏ nhất trong tổ thường bị chết, nhưng đôi khi tất cả chúng đều sống.
Sau từ 55 – 60 ngày tuổi cơ thể chúng được phủ đầy đủ bằng các lông vũ. Sau khi rời tổ chúng vẫn sẽ ở quanh quẩn tổ thêm khoảng 1 tháng nữa.
Hiện trạng bảo tồn
Đại bàng Tây hoàng đế đang phải đối mặt với các vấn đề như, mắt môi trường sống do sự xâm lấn của con người, va chạm với các đường dây điện, nhất là những con chim ở những năm đầu tiên của cuộc đời.
Con mồi của chúng bị suy giảm, đặc biệt là loài thỏ do bị con người săn bắt hay nuôi nhốt, hoặc thỏ bị chết do mắc bệnh nấm da ( myxomatosis ) và gần đây nhất là bệnh xuất huyết ở thỏ.
Vào những năm 1960, đại bàng tây hoàng đế được xem là loài cực kỳ nguy cấp, chỉ còn lại khoảng 30 cặp và tất cả đều còn lại ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên sau nhiều nỗ lực bảo tồn và phục hồi, hiện tại chúng được xếp là loài sắp nguy cấp.
Tuổi thọ
Tuổi thọ của loài đại bàng hoàng đế Tây Ban Nha giao động từ 31 – 40 năm.
Video về loài chim Đại bàng hoàng đế Tây Ban Nha
Tài liệu tham khảo: