Loài Vật

Thế giới động vật

Dế trũi sử dụng thuật độn thổ ám ảnh nhà nông

Google news



Dế trũi (Gryllotalpidae) còn được gọi với tên dế nhũi hay dế dũi, là một loài côn trùng sinh sống phổ biến ở mọi châu lục ngoại trừ Nam cực, nhưng vì là loài sinh hoạt về đêm và dành gần như tất cả thời gian của mình dưới lòng đất, trong các hệ thống đường hầm, nên chúng hiếm khi được con người nhìn thấy.

Xem thêm

Môi trường sống

Môi trường yêu thích của dế trũi là cánh đồng nông nghiệp và những cánh đồng cỏ, nơi chúng có thể tìm kiếm cho mình nguồn thức ăn phong phú. Và những nơi chúng cư ngụ, sẽ trở thành nỗi ám ảnh cho những người làm nông nghiệp.

Dế trũi
Photo by: gameasphalt.ru

Mô tả

Dế trũi có thể thay đổi về kích thước và diện mạo, tuỳ vào từng khu vực sống. Với thân hình trụ dài khoảng từ 3-5cm. Cơ thể được thích nghi cao với cuộc sống dưới lòng đất, toàn thân dế trũi được phủ một lớp lông mịn dày đặc.

Nó có một cái đầu cứng, phần cổ được bao bọc bởi lớp giáp cứng lớn, nhưng phần bụng lại khá mềm. Đôi cánh ngắn không tương xứng với cơ thể ở một số loài không thể bay, nhưng một số loài với đối cánh sau dài nên có thể bay.

Đôi chân trước được tiến hoá thành dạng xẻng, rất khoẻ mạnh dùng để đào hang, các chân sau cũng giống như các loài dế khác, nhưng không thể dùng để nhảy mà để đẩy đất. Các dế trũi chưa trưởng thành cũng tương tự nhưng chưa có cánh.

Dế trũi ăn gì?

Chế độ ăn của chúng thay đổi đa dạng, một số loài ăn thực vật và chủ yếu là rễ cây. Nhưng một số khác thì ăn tạp, bao gồm cả giun đất và ấu trùng. Khi màn đêm xuống, các con dế trũi sẽ chui ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn, nó có thể lôi cả thức ăn vào hang, nhưng cũng có thể đào hang đến nơi có rễ cây để ăn.

Dế trũi
Photo by: tarimkutuphanesi.com

Và điều này là thật không may cho những nhà nông nghiệp, khi luống rau của họ dần bị ăn mất rễ, các cây trở nên khô héo và chết dần.

Hơn thế khi dế trũi đào hang của mình ở lớp đất mỏng trên mặt đất, điều này làm tăng sự bốc hơi của độ ẩm ở bề mặt đất, các hạt giống khi được gieo có rất ít cơ hội nảy mầm. Hoặc nếu có nảy mầm cũng bị chúng ăn mất rễ, dẫn đến chết cây, đây quả thật là một vần đế rất đáng lo ngại.

Và rồi con người bắt đầu hành động, họ tìm mọi cách có thể để tiêu diệt chúng. Ngoài con người dế trũi còn phải đối mặt với khá nhiều loài ăn thịt, như chim đầu rìu, thằn lằn, loài nhện sói, và nhất là các loài ong ký sinh, chúng đẻ trứng vào cơ thể dế trũi, các ấu trùng lớn lên sẽ giết chết dế trũi và chui ra ngoài.

Dế trũi
Photo by: blogs.ifas.ufl.edu

Dế trũi trống có tiếng kêu rất đặc biệt và thuần khiết ở mức 3,5 kilohertz, tiếng kêu đủ lớn để làm mặt đất rung động ở 20 cm quanh hang, và có thể nghe ở khoảng cách 600m. Tiếng kêu được điều chỉnh âm sắc với mục đích thu hút dế mái. Độ to của tiếng kêu thể hiện kích thước của dế trống và cả chất lượng của môi trường sống. Hơn thế đây cũng là chỉ số hấp dẫn để thu hút các dế mái.

Sau khi mặt trời lặn khoảng 1 giờ đồng hồ, cũng là lúc các dế mái hoạt động mạnh nhất, chúng bay đến những nơi có tiếng kêu của dế trống. Những con dế trũi trống to có tiếng kêu lớn, có thể thu hút được 20 dế mái trong một buổi tối, ngược lại những dế trống kém hơn có thể sẽ không thu hút được dế mái nào.

Điều này vô tình bị con người phát hiện và họ đã sử dụng âm thanh để bẫy các dế mái. Khi phát tiếng kêu của những con dế trống to trong đêm, các dế mái sẽ nhanh chóng bị sập bẫy với số lượng lớn, vì nhầm tưởng đây là tiếng kêu của một anh dế rất to.

Vòng đời

Dế trũi có 3 giai đoạn sống bao gồm, trứng, nhộng, và cơ thể trưởng thành. Hầu hết cuộc sống của chúng trong các giai đoạn này đều ở dưới lòng đất, tuy nhiên ở giai đoạn trưởng thành, dế trũi có thêm đôi cánh, lúc này nó có thể bay khá tốt.

Dế trũi sống gần như hoàn toàn dưới mặt đất, nó đào các đường hầm với nhiều công dụng khác nhau cho các chức năng chính của cuộc sống, bao gồm nơi để ăn uống, nơi chạy thoát khỏi kẻ thù, nơi thu hút bạn đời và đây cũng là nơi mà dế trống cất tiếng kêu mỗi đêm, nơi dành cho hoạt động giao phối, và nuôi dưỡng các con non.

Trong đường hầm, chúng có thể di chuyển khá nhanh về hai phía, trước và sau. Kỹ thuật đào hầm của nó là dùng đôi chân trước khoẻ mạnh ép đất sang hai bên, tạo nên đường hầm.

Vòng đời dế trũi
Photo by: gezerilaclama.com

Sinh sản

Dế trũi có thể di chuyển đi xa tới tận 8km trong mùa sinh sản để kết đôi. Sau khi giao phối khoảng 1 đến 2 tuần, các dế mái bắt đầu đẻ trứng, nó chui vào lòng đất với độ sâu khoảng 30cm, đẻ từ 25 đến 60 trứng. Các trứng sẽ nở sau một vài tuần, thường là trong môi trường đất ẩm, nếu môi trường đất không đủ độ ẩm, các con nhộng có thể bị chết.

Dế trũi sinh sản
Photo by: krrot.net

Ở các khu vực khác nhau, con người nhìn nhận về loài dế trũi cũng khác. Một số nơi xem dế trũi là loài có thể dự báo mưa. Một số nơi xem chúng là loài gây hại cho nông nghiệp và tìm mọi cách để tiêu diệt. Một số nơi thì săn bắt dế trũi để làm thực phẩm như Việt Nam hoặc Philippines.

Tuổi thọ.

Đang cập nhật

 

 

Tài liệu tham khảo:


5 1 Bỏ phiếu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Trong văn hóa Á Đông, kỳ lân là một trong bốn linh thú Long – Lân – Quy – Phụng, tượng trưng cho điềm lành, sự giác ngộ và trí tuệ. [...]
Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Trong cơn giận, ta thường nói cho đã miệng, đánh cho đã tay, chẳng màng đến tội phước. Nhưng khi cơn giận qua đi, hậu quả [...]
Rồng – Biểu Tượng Của Sức Mạnh Vũ Trụ Và Linh Hồn Thiêng Liêng

Rồng – Biểu Tượng Của Sức Mạnh Vũ Trụ Và Linh Hồn Thiêng Liêng

Rồng không chỉ là một loài linh thú huyền thoại trong văn hóa Việt Nam mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Trong tín ngưỡng Á Đông, rồng [...]
6 Cõi Luân Hồi – Những Nẻo Đường Không Xa Lạ

6 Cõi Luân Hồi – Những Nẻo Đường Không Xa Lạ

6 Cõi Luân Hồi – Trong vòng luân hồi vô tận, sáu cõi không chỉ là những điểm đến sau cái chết mà còn là những trạng thái tâm thức mà [...]
Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai

Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai

Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai—Trời vừa hé rạng, khi hơi thở ban mai còn vương làn sương nhẹ, ta lặng lẽ chắp tay trước Phật [...]
Sám Hối – Con Đường Chuyển Hóa Nghiệp Chướng Và Tâm An Lạc

Sám Hối – Con Đường Chuyển Hóa Nghiệp Chướng Và Tâm An Lạc

Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi những lỗi lầm, nhưng điều quan trọng là biết nhận ra, sám hối và chuyển hóa để tâm được thanh [...]
100 Lời Dạy Của Đức Phật: Hiểu Và Ứng Dụng Trong Cuộc Sống

100 Lời Dạy Của Đức Phật: Hiểu Và Ứng Dụng Trong Cuộc Sống

Trong cuộc sống, mọi hành động và lời nói của chúng ta đều bắt nguồn từ tâm. Nếu tâm trong sáng, thiện lành, cuộc sống sẽ tràn đầy [...]
Bali – Hòn Đảo Thiên Đường và Những Phong Tục Kỳ Bí

Bali – Hòn Đảo Thiên Đường và Những Phong Tục Kỳ Bí

Bali, hòn đảo nổi tiếng của Indonesia, nằm giữa đảo Java và Lombok, được mệnh danh là “hòn đảo của các vị thần” nhờ vẻ đẹp thiên [...]
30 Câu Chuyện Phật Giáo Ý Nghĩa Trong Cuộc Sống

30 Câu Chuyện Phật Giáo Ý Nghĩa Trong Cuộc Sống

Trong thế giới xô bồ của cuộc sống hiện đại, có những câu chuyện nhỏ bé nhưng lại chạm đến sâu thẳm trái tim con người. Đó là [...]
Phước Báo Khi Có Người Trong Gia Đình Chia Sẻ Phật Pháp

Phước Báo Khi Có Người Trong Gia Đình Chia Sẻ Phật Pháp

Trong gia đình, nếu có một người thực hành và chia sẻ Phật pháp, không chỉ bản thân người đó mà cả gia đình cũng sẽ nhận được [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x