Diệc xanh ( butorides virescens ) là một loài diệc nhỏ của Bắc và Trung Mỹ.
Xem thêm:
- Diệc xanh lớn khốn đốn vì thói quen ăn rắn độc
- Diệc đen [Black Heron] Loài Chim Có Cách Săn Mồi Kỳ Lạ
Mục Lục
Mô tả
Chúng tương đối nhỏ với chiều dài cơ thể trưởng thành khoảng 44cm, cân nặng khoảng 135 – 250 g. Nó có cổ khá dài tuy nhiên ở trạng thái bình thường, cổ thường co rụt ngắn lại khiến chúng trở nên rất gọn gàng.
Phía trên đầu có chòm lông màu xanh lục bóng loáng, lưng và đôi cánh có màu xám đen, cổ có màu hạt dẻ với một đường màu trắng phía trước. Phần dưới có màu xám và đôi chân ngắn màu vàng. Nó có mỏ to dài, sắc nhọn như một mũi lao mỗi khi đâm xuống con mồi.
Tập tính
Diệc xanh có thói quen đứng trên các cành cây cao, và tạo ra các cuộc gọi to đột ngột. Môi trường sống chủ yếu là các vùng đất ngập nước nhỏ cạn, tại các vùng trũng thấp. Chúng thường dễ dàng nhìn thấy vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, trên các cây bụi của khu đầm lầy, tuy nhiên vào ban ngày chúng kiếm ăn khá tích cực tại những nơi có bóng mát.
Diệc xanh ăn gì?
Thức ăn chủ yếu là các loài cá nhỏ, ếch và động vật chân đốt sống dưới nước, tuy nhiên chúng cũng ăn tất các các loài động vật nhỏ nào mà chúng có thể tìm thấy được, kể cả đỉa và chuột.
Khi kiếm ăn diệc xanh thường đứng yên trên bờ, hoặc trên các cành cây trồi lên trên mặt nước cạn, chăm chú quan sát con mồi. khi con mồi lọt vào tầm ngắm nó nhanh như chớp phi cả thân mình xuống nước, dùng mỏ tóm lấy con mồi và rồi nhanh chóng quay trở lại nơi nó vừa bay xuống nước. Con mồi sau đó bị dần chết rồi mới nuốt một cách từ từ.
Diệc xanh dùng bánh mì nhử cá
Ngoài hành vi kiếm ăn theo bản năng của loài, diệc xanh còn được biết đến với hành vi rất thông minh nữa là, biết dùng mỏ gắp các mẩu bành mì vụn, côn trùng hoặc các vật dụng khác, ném xuống mặt nước, ở những nơi gần bờ để thu hút các loài cá nhỏ. Khi đàn cá xuất hiện vây quanh mẩu bành mì, diệc xanh chỉ việc đứng yên trên bờ thò cái mỏ dài ra, rồi gắp lấy con mồi một cách dễ dàng.
Không chỉ cá nhỏ mà ngay đến các loài cá lớn hơn như rô, cũng rơi vào cái bẩy của diệc xanh, và chúng sẽ nhanh chóng trở thành những con mồi béo bở cho loài chim có bộ óc của loài linh trưởng siêu thông minh.
Sinh sản
Diệc xanh sinh sàn 2 lần trên năm, mùa sinh sản phụ thuộc nhiều vào lượng mưa, cũng như nguồn thức ăn có phong phú hay không. Chúng là loài chung thuỷ một vợ một chồng. Các cặp hình thành trong phạm vi sinh sản.
Tổ được làm trên cây ở các mảng rừng và các khu đầm lầy, những nơi gần nước. Nguyên liệu chỉ đơn giản là các cành cây nhỏ. Hiếm khi, loài này tụ tập lại thành các bầy để cùng nhau làm tổ.
Chim mẹ sẽ đẻ từ 2-6 quả trứng màu xanh lá cây nhạt, sau khi quả trứng cuối cùng được đẻ, cả hai chim bố mẹ sẽ cùng nhau ấp trứng trong khoảng từ 19-25 ngày. Các chim non sẽ bắt đầu rời khỏi tổ và bám đậu ở các cành cây gần nước, sau khoảng 16 ngày tuổi. Và sẽ hoàn toàn độc lập khi chúng được 30 đến 35 ngày tuổi.
Hiện trạng bảo tồn
Diệc xanh dường như không bị đe doạ tuyệt chủng, tuy nhiên trước đây chúng từng bị con người giết hại do thói quen tìm kiếm con mồi tại các trại sản xuất cá giống, và điều này ngày nay vẫn còn tiếp tục diễn ra ở một mức độ nào đó. Các yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến loài chim này bao gồm: Suy giảm sinh cảnh, ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, và sự xáo trộn từ con người.
Tuổi thọ
Được biết diệc xanh có thể sống đến 12 năm.