Loài Vật

Thế giới động vật

Diều Ăn Ong Châu Âu – “Thợ Săn Ong Chuyên Nghiệp”

Google news



Diều ăn ong châu Âu ( Pernis apivorus ), đây là một loài chim săn mồi cỡ trung bình thuộc họ Ưng ( Accipitridae ).

Xem thêm:

Mô tả

Loài diều ăn ong này có chiều dài cơ thể giao động từ 52 – 60 cm, sải cánh dài 135 – 150 cm và cân nặng giao động từ 440 – 1000 g.

Chúng có đầu khá nhỏ và hẹp, chim trống có đầu màu xám xanh, trong khi đầu của chim mái thì có màu nâu. Chim mái to lớn hơn một chút so với chim trống. Ở loài chim này bộ lông cũng xuất hiện 2 hình thái nhạt màu và tối.

Mỏ màu đen cong quặp sắc nhọn. Chân và bàn chân mạnh mẽ màu vàng, các móng vuốt màu đen sắc nhọn.

Phân bố và môi trường sống

Loài Diều ăn ong này sống và sinh sản ở châu Âu, chúng xuất hiện ở châu Phi nhiệt đới vào mùa đông sau khi di cư.

Diều ăn ong châu Âu
Photo by: Wikipedia, some rights reserved (CC BY-SA), http://en.wikipedia.org/wiki/Pernis_apivorus

Thông thường loài chim này được quan sát thấy trong khá nhiều môi trường sống, nhưng nhìn chung là chúng thích rừng và các khu đồn điền…

Di cư

Là loài di cư đường dài, chúng sử dụng từ trường để định hướng khi tìm đường bay về phía Nam, cũng như trí nhớ trực quan về đặc điểm địa lý đáng chú ý như các con sông, các dãy núi xuất hiện trên đường đi. Chúng có vẻ lảng tránh các vùng nước rộng lớn mà không thể bay qua.

Bắt chước

Sự giống nhau về bộ lông giữa diều ăn ong châu Âu và loài chim Diều thường ( Buteo buteo ), đã giúp chúng một phần chống lại sự săn mồi của loài Ưng ngỗng ( Accipiter gentilis ). Mặc dù, đôi khi ưng ngỗng có thể giết chết cả 2 loài, nhưng ưng ngỗng có vẻ thận trọng hơn khi tấn công loài diều thường vì chúng có cơ chế bảo vệ tốt hơn, với mỏ và móng vuốt khỏe hơn.

Hành vi

Diều ăn ong châu Âu thường bay khá thấp trong các thảm thực vật rậm rạp, và hay đậu giữa các cành cây, khi đậu chúng giữ thân tương đối ngang với phần đuôi cụp xuống, chúng cũng thường chuyền từ cành này sang cành khác, mỗi lần chuyển cành đôi cánh thường vỗ một lần kèm theo tiếng đập cánh lớn.

Diều ăn ong thường kiểm tra các vị trí có thể kiếm được thức ăn, chúng quay đầu theo những cách khác nhau để nhìn kỹ các hướng, cố gắng phát hiện ra con mồi. Hành vi này khiến ta liên tưởng đến sự tò mò của một con vẹt.

Diều ăn ong châu Âu ăn gì?

Đúng như cái tên diều ăn ong, thức ăn chủ yếu là ấu trùng của các loài ong, mặc dù chúng cũng ăn cả động vật có vú, bò sát và chim nhỏ, đôi khi chúng cũng ăn cả quả mọng và trái cây vào cuối mùa hè.

Diều ăn ong châu Âu cũng là loài săn mồi duy nhất, được biết đến của loài ong bắp cày châu Á.

Khi săn mồi, chúng dành nhiều thời gian trên nền rừng, hoặc bay ở độ cao khoảng 15 m, hay đậu ở một cành cây thông thoáng tầm nhìn. Nơi đây chúng sẽ quan sát những con ong và theo chúng đến tổ.

Diều ăn ong săn bắt các tổ ong trên cây hoặc trong lòng đất. Nó dùng đôi chân khỏe mạnh và các vóng vuốt sắc nhọn để đào đất ở độ sâu khoảng 40 cm. Khi tìm thấy tổ, nó dùng mỏ xé tổ rồi ăn ấu trùng, nhộng, và cả ong trưởng thành.

Diều ăn ong châu Âu, được trang bị những ngón chân dài và móng vuốt thích nghi cao với việc đào bới đất, lỗ mũi hẹp kèm theo là lớp lông cứng như vảy nhỏ trên đầu, để ngăn chặn sự tấn công của ong độc.

Diều ăn ong châu Âu ăn ong
Photo by: Reddit | lediath

Hơn thế, loài chim này còn được cho là có chất hóa học trong lông, để bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của ong bắp cày.

Sinh sản

Diều ăn ong sinh sản trong rừng, có thể là rừng lá rụng hoặc rừng lá kim, với các khoảng trống đồng cỏ và bụi rậm. Nơi đây, chúng có thể dễ dàng tìm thấy nguồn thức ăn ưa thích của mình.

Đây cũng là loài chim chung thủy một vợ một chồng suốt đời, chúng trở lại vào mùa xuân và bắt đầu làm tổ ở cùng một địa điểm mỗi năm. Tổ được lót rất cao bằng các cành cây tươi có lá.

Chim mẹ đẻ từ 1 – 3 quả trứng màu nâu đốm. Cả hai chim bố mẹ thay phiên nhau ấp trong khoảng từ 30 – 35 ngày. Chim non mới nở được bao phủ bởi lớp lông tơ màu trắng xám. Khi chúng được khoảng 15 ngày tuổi, lớp lông tơ sẽ được thay thế bằng các lông sơ khai.

Tổ chim diều ăn ong châu Âu
Photo by: W. van Manen

Vào khoảng 40 ngày tuổi, chim non có thể rời tổ đứng trên các cành cây gần đó, và sẽ trở nên độc lập vào khoảng 55 ngày tuổi. Sau khi rời tổ, các chim non vẫn sẽ ở lại trong khu rừng sinh sản thêm từ 20 đến 30 ngày nữa, và sau đó sẽ bắt đầu di cư đến châu Phi. Những chim non này đạt độ tuổi trưởng thành sinh sản sau khoảng từ 2 – 3 năm.

Hiện trạng bảo tồn

Diều ăn ong châu Âu, bị đe dọa bởi nạn săn bắt bất hợp pháp ở miền nam châu Âu trong quá trình di cư. Những hành động này thường liên quan đến sự suy giảm đến số lượng của loài.

Tuy nhiên, nhìn chung loài chim này có phạm vi phân bố rộng lớn và có vẻ ổn định, nên được xem là loài có ít mối quan tâm nhất. ( Nguồn )

Tuổi thọ

Tuổi thọ tối đa được biết đến trong môi trường tự nhiên là khoảng 29 năm. ( Nguồn )

Tài liệu tham khảo: 


0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cuộc Đời Bạn Do Ai Điều Khiển? Bạn – Hay Cái Tôi Trong Bạn?

Cái tôi – hai từ tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là gốc rễ của mọi khổ đau trong cuộc sống con người. Trong ánh sáng của Phật giáo, [...]
20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

20 Bài Viết Lời Phật Dạy Hay Nhất – Buông Bỏ Để Nhẹ Lòng

Giữa cuộc đời nhiều vết xước, con người vẫn mải miết đi tìm một chốn bình yên. Nhưng bình yên không nằm nơi tiếng vỗ tay, mà nằm [...]
Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp Được Người Đồng Tu – Phước Duyên Hiếm Có Trong Cõi Ta Bà

Gặp được người đồng tu, cùng bạn đời bước đi trên con đường giác ngộ, không chỉ là một sự tình cờ, mà là phước báu lớn lao [...]
20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

20 Bài Viết Phật Giáo Ý Nghĩa Giúp Tâm An Mỗi Ngày

Giữa bộn bề cuộc sống, ai trong chúng ta cũng đôi lần thấy lòng chênh vênh, tâm bất an. Những lúc như thế, một câu nói nhẹ nhàng, một [...]
Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều Gì Còn Lại Sau Trăm Năm?

Điều gì còn lại – Vào một ngày mùa đông của trăm năm sau, không ai trong chúng ta còn hiện diện trên cõi đời này. Những bước chân ta [...]
Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Kỳ Lân – Linh Vật Thiêng Liêng Trong Phật Giáo

Trong văn hóa Á Đông, kỳ lân là một trong bốn linh thú Long – Lân – Quy – Phụng, tượng trưng cho điềm lành, sự giác ngộ và trí tuệ. [...]
Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Ngọn Lửa Thiêu Rụi Phước Báu

Sân Hận – Trong cơn giận, ta thường nói cho đã miệng, đánh cho đã tay, chẳng màng đến tội phước. Nhưng khi cơn giận qua đi, hậu quả [...]
Rồng – Biểu Tượng Của Sức Mạnh Vũ Trụ Và Linh Hồn Thiêng Liêng

Rồng – Biểu Tượng Của Sức Mạnh Vũ Trụ Và Linh Hồn Thiêng Liêng

Rồng không chỉ là một loài linh thú huyền thoại trong văn hóa Việt Nam mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Trong tín ngưỡng Á Đông, rồng [...]
6 Cõi Luân Hồi – Những Nẻo Đường Không Xa Lạ

6 Cõi Luân Hồi – Những Nẻo Đường Không Xa Lạ

6 Cõi Luân Hồi – Trong vòng luân hồi vô tận, sáu cõi không chỉ là những điểm đến sau cái chết mà còn là những trạng thái tâm thức mà [...]
Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai

Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai

Mười Lời Khấn Nguyện Vào Mỗi Sớm Mai—Trời vừa hé rạng, khi hơi thở ban mai còn vương làn sương nhẹ, ta lặng lẽ chắp tay trước Phật [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x