Đông trùng hạ thảo, đây là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm túi có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis, thuộc nhóm nấm Ascomycetes, loài nấm này ký sinh trên cơ thể ấu trùng của vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette.
Xem thêm:
Mục Lục
Đông trùng hạ thảo
Phần dược tính của thuốc được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis, và được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng.
Cái tên gọi “Đông trùng hạ thảo”, (tiếng Tạng là: yartsa gunbu hay yatsa gunbu, tiếng Trung: 冬虫夏草, dōng chóng xià cǎo). Cái tên xuất phát từ quan sát thự tế khi thấy vào mùa hè loài nấm này mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Còn vào mùa đông thì nhìn chúng giống con sâu (lúc là ấu trùng).

Hiện nay, trước sự săn lùng và hoạt động khai thác qua mức, nên loài đông trùng hạ thảo tại Nepal đang có nguy cơ tuyệt diệt.
Phạm vi phân bố
Những loài nấm ký sinh trên côn trùng này phân bố rộng ở châu Á và Úc với trung tâm ở Đông Á. Những con sâu bướm bị lây nhiễm bởi loài nấm ký sinh này thường sống ở độ sâu khoảng 15 cm dưới lòng đất, sâu bên dưới lớp cỏ ở vùng đất Cao nguyên Tây Tạng và dãy Himalaya, ở độ cao từ 3000 đến 5000m.
Loại nấm này được tìm thấy từ khu vực phía bắc của Nepal, Bhutan và các ở các bang phía bắc của Ấn Độ, ngoài ra chúng cũng được tìm thấy ở các tỉnh phía bắc Vân Nam, đông Thanh Hải, đông Tây Tạng, tây Tứ Xuyên, tây nam Cam Túc.
Qúa trình xâm nhiễm
Những con sâu bướm sống dưới đất ăn rễ cây, dễ bị nhiễm nấm nhất là sau khi chúng lột xác vào cuối mùa hè. Vào cuối thu, các hóa chất trên da của sâu bướm tương tác với các bào tử nấm và giải phóng các sợi nấm, sau đó sẽ bắt đầu lây nhiễm cho sâu bướm. Nấm phân tán khắp vật chủ và cuối cùng giết chết vật chủ, dần dần con sâu trở nên cứng cáp vì bên trong đã sinh ra các hạch nấm.

Hạch nấm là những cấu trúc đa pha có thể không hoạt động và sau đó nảy mầm để tạo bào tử. Phần nấm màu nâu sẫm đến đen giống như cuống, mọc ra từ phần đầu của sâu bướm đã chết và trồi lên khỏi mặt đất trên đồng cỏ núi cao vào đầu mùa xuân. Vào cuối mùa hè, phần thảo nhô lên khỏi mặt đất này bắt đầu phát tán bào tử hoàn thành chu kỳ.
Mô tả
Hai chi nấm Ophiocordyceps và Cordyceps tương ứng có khoảng 170/570 loài khác nhau, và chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy khoảng 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về hai loài Ophiocordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link.. Loài thứ hai được gọi là Nhộng trùng thảo.

Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, “mọc lá”. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần “lá” hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành.
Sâu non giống như con tằm, dài chừng 3–5 cm, đường kính khoảng 0,3 – 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng từ 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn.
Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả tám cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút.
Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
Thành phần
Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 amino acid khác nhau, D-mannitol, lipid, nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất có hoạt tính sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên.
Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs).
Đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)
Công dụng
Những thông tin y khoa trên trong Loaivat.com chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.
Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.
Đông trùng hạ thảo là một trong những vị thuốc quý của đông y, được khai thác khó khăn, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch.
Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. Liều uống Đông trùng hạ thảo an toàn đối với chuột thí nghiệm là trên 45 g/1 kg thể trọng.

Sử dụng
Tuỳ theo từng bài thuốc mà đông trùng hạ thảo tham gia, người ta có các chế biến nó khác nhau. Phổ biển nhất là hầm lên hoặc ngâm rượu. Cần phải phân biệt loại đông trùng hạ thảo dùng trong đông y và các chất có dược tính được tinh chế từ các chi nấm Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp.
Đông trùng hạ thảo giá bao nhiêu ?
Ở vùng nông thôn Tây Tạng, việc thu thập đông trùng hạ thảo đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng nhất. Các loại nấm góp 40% thu nhập tiền mặt hàng năm cho các hộ gia đình địa phương.
Giá đã tăng liên tục từ những năm 1990, đến năm 2008 giá 1 kg ấu trùng này được bán khoảng 3000 đô la Mỹ, nhưng đây chỉ là chất lượng thấp nhất. Còn loại tốt (có thể là những đông trùng hạ thảo to lớn nhất) thì được bán với giá lên đến 18000 đô la Mỹ.
Sản lượng hàng năm trên cao nguyên Tây Tạng ước tính vào năm 2009 là từ 80 – 175 tấn. Trong khi sản lượng đông trùng hạ thảo ở Himalaya có thể không vượt quá vài tấn.
Hệ lụy
Vì giá trị cao của loài này, nên việc xung đột giữa các làng trong việc tìm kiếm đông trùng hạ thảo là không thể tránh khỏi, các cơ quan quản lý địa phương khá đau đầu trong vấn đề giải quyết vấn đề này.
Trong một số trường hợp, người dân đã thiệt mạng. Vào tháng 11 năm 2011, một tòa án ở Nepal đã kết án 19 dân làng về tội giết một nhóm nông dân trong cuộc chiến tranh giành loại nấm này.
Vào tháng 6 năm 2009 đã có 7 nông dân bị giết chết ở quận Manang xa xôi phía bắc Nepal.
Việc tìm kiếm đông trùng hạ thảo được xem là mối đe dọa cho môi trường của vùng cao nguyên Tây Tạng.
Link video full về Đông trùng hạ thảo
Tài liệu tham khảo:

