Chim đớp ruồi đỏ son / Vermilion Flycatcher ( Pyrocephalus obscurus ) là một loài chim trong họ đớp ruồi, chúng có bộ lông khá nổi bật so với các loài đớp ruồi khác, được tìm thấy khá nhiều ở Mexico cả Trung và Nam Mỹ.
Xem thêm:
Mô tả
Đớp ruồi đỏ son có kích thước khá nhỏ với chiều dài chỉ khoảng 13-14cm, trọng lượng giao động từ 11 đến 14 g. Chim trống và mái được phân biệt rõ ràng qua màu lông. Với màu đỏ tươi nổi bật ở đầu và phần dưới của cơ thể, phía trên là màu nâu đậm ở chim trống.

Trong khi chim mái phần lông phía dưới bụng có màu vàng cam nhạt, trước ngực có màu trắng xám kèm theo các sọc tối màu chạy dọc cơ thể, phía trên lưng màu lông cũng tương tự như chim trống. Các chim chưa trưởng thành gần giống với chim mái, và bộ lông của chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ nếu là chim trống.
Chúng thường được tìm thấy trong các lùm cây bụi ở thảo nguyên, vùng đất nông nghiệp, những nơi gần nước, nó còn xuất hiện tại các cánh rừng rậm và cả sa mạc.
Chim Đớp ruồi đỏ son ăn gì?
Đớp ruồi đỏ son có thói quen đậu trên các cành cây cao, nơi mà tầm nhìn thông thoáng để quan sát con mồi, khi phát hiện con mồi nó bay vụt đi, lao đến và bắt con mồi trong chuyến bay. Thức ăn chủ yếu là côn trùng bao gồm, ruồi, châu chấu và bọ cánh cứng, đôi khi nó cũng được quan sát thấy ăn cả cá nhỏ.

Sinh sản
Mùa sinh sản thường diễn ra vào cuối tháng 3 hàng năm, lúc này các chim trống bắt đầu thiết lập vùng lãnh thổ và trở nên rất hung hăng, đôi khi nó trở nên nổi điên với hình ảnh của chính mình trong gương.
Tổ được làm ở phía trên của một cành cây to và cách mặt đất chỉ khoảng chưa đầy 2m, tổ có dạng hình chén và khá cạn, vật liệu là các cành cây nhỏ, địa y và cả tơ nhện, khi làm xong tổ hoà lẫn vào cành cây cùng lớp phủ địa y có sẵn trên cành, một số tổ khác được làm cạn đến nỗi nếu không chú ý rất khó phát hiện ra, điều này giúp tổ nguỵ trang rất tốt tránh ánh mắt các loài săn mồi.

Chim mẹ đẻ khoảng 2 đến 4 quả trứng màu trắng kèm theo các đốm đen, thời gian ấp kéo dài khoảng 2 tuần, các chim non ở trong tổ thêm 15 ngày, trước khi bay đi.
Hiện trạng bảo tồn
Loài chim đớp ruồi này đang bị đe doạ bởi môi trường sống bị mất do sự phát triển của con người.
Tuổi thọ
Tuổi thọ cao nhất được ghi nhận chỉ khoảng 5.5 năm.
Tài liệu tham khảo: