Hạc đen (Ciconia nigra)… Chim non có thể bị Hạc mẹ gắp lên và lắc nó, có vẻ như Hạc mẹ không thích kích thước của nó hay bất kì vấn đề nào khiến Hạc mẹ muốn loại bỏ nó ra khỏi tổ. Nhấc bổng nó lên và ném nó xung quanh tổ, điều này có thể làm chim non bị chết.
Xem thêm:
Mô tả
Đây là một loài chim lớn, có kích thước chiều dài cơ thể từ 95 đến 100 cm, sải cánh dài từ 145 – 155 cm, chúng có cân nặng khoảng 3 kg. Khi đứng, Hạc đen có thể cao đến tận 102 cm. Bộ lông có màu đen với những ánh mờ màu xanh tía, chúng có lớp da đỏ trần quanh mắt, đôi chân khá cao màu đỏ, cổ dài và cái mỏ dài màu đỏ.
Cả hai giới tính đều tương tự nhau, ngoại trừ hạc trống có kích thước cơ thể lớn hơn hạc mái một chút.
Phân bố
Hạc đen là loài chim sinh sống khá phổ biến và rộng rãi, chúng sinh sản rải rác ở khắp các khu vực ở châu Âu.
Tập tính
Hạc đen là loài chim nhút nhát và cảnh giác, chúng ít tiếp xúc với loài người. Hạc đen thường được tìm thấy một mình hoặc theo cặp, đôi khi cũng có thể quan sát thấy chúng xuất hiện theo từng đàn hàng trăm con trong mùa di cư.
Hạc đen ăn gì?
Thức ăn của loài Hạc đen chủ yếu là cá, trong đó bao gồm các loài cá chép nhỏ, lươn, chạch bùn… Nó còn ăn cả động vật lưỡng cư, bò sát nhỏ, cua, ốc, động vật có vú và chim, kể cả các loài côn trùng, đôi khi chúng còn ăn cả cỏ. Nói chung hạc đen có khẩu phần ăn rất đa dạng, chính vì khẩu phần ăn này nên cơ thể chúng chứa đến hơn 12 loài giun sán ký sinh.
Sinh sản
Hạc đen sinh sản vào khoảng tháng 4 – 5 ở Bắc bán cầu, với các trứng thường được đẻ vào cuối tháng 4. Còn ở Nam phi mùa sinh sản thường xảy ra vào tháng 9 và tháng 3 hàng năm, vì lúc này lượng thức ăn được tìm thấy khá dồi dào tại các con sông khô cạn.
Chúng xây dựng những cái tổ khá to bằng các cành cây, đôi khi chúng còn sử dụng cả những cành cây to lớn. Tổ được làm ở độ cao từ 4 – 25 m. Hạc đen có vẻ thích làm tổ ở những khu rừng tán rộng, nơi mà tổ có thể làm xa thân cây chính, nơi này có thể tránh xa sự xáo trộn của con người, có đến hơn 80% cây được chọn làm tổ co tuổi thọ ít nhất 80 năm tuổi.
Hạc đen con bị Hạc mẹ sát hại
Hạc mẹ đẻ trung bình từ 2 – 5 quả trứng màu xám, trứng được đẻ mỗi 2 ngày nên khi nở sẽ không đồng bộ. Cả hạc bố và mẹ sẽ cùng tham gia vào công việc ấp trứng trong khoảng thời gian từ 32 đến 38 ngày. Kể từ khi các trứng chim bắt đầu nở đã có một sự thật khó tin xảy ra, trứng chim nở sau cùng đã có sự phân biệt đối xử, có vẻ chim bố hoặc mẹ muốn loại bỏ chúng, bằng chứng là chim bố mẹ đã muốn gắp bỏ trứng ra khỏi tổ.
Nhưng vì một số lý do nào đó trứng chim vẫn còn ở lại tổ và tiếp tục được ấp cho đến khi nở, khi chú chim cuối cùng này được nở trong một vài ngày, nó được cho ăn và chăm sóc như các chim non khác trong tổ. Nhưng chim non có thể bị hạc mẹ gắp lên và lắc nó, có vẻ như hạc mẹ không thích kích thước của nó hay bất kì vấn đề nào khiến Hạc mẹ muốn loại bỏ nó ra khỏi tổ. Nhấc bổng nó lên và ném nó xung quanh tổ, điều này có thể làm chim non bị chết. Quá tàn nhẫn đối với hành vi của chim bố mẹ, phải chăng vì chim non này ra đời sau cùng nên đã bị phân biệt đối xử như vậy?
Một số ý kiến đưa ra rằng, có thể đây là sự “chọn lọc tự nhiên”, “tạo hoá là tạn bạo”, mỗi quả trứng là hỗn hợp ADN của chim bố mẹ, những chim non được thừa hưởng các Gen yếu, sẽ phát triển chậm hơn và bị từ chối, điều này làm giảm Gen xấu cho thế hệ tiếp theo. Nếu chim non này còn sống sót và sinh sản sẽ gây ra sự nguy hiểm cho sự sống còn của loài sau này, nếu một căn bệnh đi kèm.
Về một khía cạnh khác nếu áp đặt đạo đức của con người vào động vật hoang dã, điều này sẽ làm đau lòng rất nhiều người khi xem bài viết này.
Những chim non khác sẽ tiếp tục phát triển bình thường, sau từ 60 đến 70 ngày, chúng sẽ được chim bố mẹ dẫn đi tìm thức ăn, nhưng trong 2 tuần tiếp theo các chim non sẽ được trở về tổ vào ban đêm và tiếp tục được Hạc bố mẹ cho ăn, để bảo đảm an toàn cho sự sống còn của chúng.
Hiện trạng bảo tồn
Trước đây, vào khoảng năm 1998, Hạc đen được sách đỏ đánh giá là loài có ít mối quan tâm nhất về nguy cơ tuyệt chúng. Mặc dù vậy, số lượng thành viên của loài nói chung là không rõ ràng, và số lượng đã giảm đi trong nhiều năm ở Tây Âu, và đã tuyệt chủng ở Scandinavia.
Ở Ấn Độ số lượng chim về trú đông đã giảm, và một số nơi khác cũng đã suy giảm ở một mức độ nào đó. Ở một số quốc gia khác tại Nam Âu và Châu Á, thì chúng thường bị các thợ săn đe dọa. Nói chung, về nhiều nguyên nhân, loài Hạc đen đã suy giảm rõ rệt. Và kể từ tháng 10 năm 2021, loài Hạc đen đã được IUCN phân loại là suy giảm ở mức độ vừa phải.
Tuổi thọ
Trong điều kiện nuôi nhốt, loài Hạc đen có thể sống lâu đến 36 năm.
Tài liệu tham khảo: