Giếng địa ngục hay còn gọi với cái tên khác như Siêu lỗ khoan Kola, hay Hố khoan siêu sâu Kola. Đây là kết quả của một dự án khoan khoa học ở Liên Xô tại Quận Pechengsky, thuộc Bán đảo Kola.
Xem thêm:
- Sự Thật Về Bí Ẩn Quái Vật Biển Khổng Lồ Ở Nam Cực
- Bí ẩn hiện tượng chim tự sát tại ‘vùng đất chết’ Jatinga
Năm 1997, giếng địa ngục được liệt kê vào sách kỷ lục Guinness là cuộc xâm lăng sâu nhất của con người vào lớp vỏ trái đất. Đây cũng là giếng sâu nhất thế giới cho đến năm 2008, khi nó bị bỏ qua bởi giếng dầu Maersk Oil BD-04A, giếng giầu này được khoang ở một góc nhọn so với bề mặt trái đất.
Công việc khoan đã được tiến hành một cách không liên tục từ năm 1970 đến năm 1991, với độ sâu của giếng là 12.261 mét, đường kính của phần trên là 92cm và đường kính của phần dưới là 21,5cm.
Mục Lục
Đặc điểm chung
Giếng địa ngục nằm ở vùng Murmansk , cách thành phố Zapolyarny 10 km về phía tây. Giếng được khoan ở phía đông bắc của Khiên Baltic, trong khu vực khớp nối các cấu trúc Precambrian chứa quặng điển hình của nền móng các nền tảng cổ xưa. Không giống như các giếng siêu sâu khác, được khoan hoàn toàn cho mục đích lấy dầu, khí đốt hoặc thăm dò, giếng Kola thì lại khác, nó được khoan riêng để giải quyết các vấn đề về nghiên cứu.
Điều kiện tiên quyết
Đây là một nỗ lực để khám phá nơi sâu nhất bên trong ruột trái đất. Vào thế kỷ XIII, người Trung Quốc đã tìm cách đào giếng với độ sâu lên đến 1200 mét. Vào thế kỷ XX, khoa học thế giới đã tích lũy được một lượng lớn kiến thức về cấu trúc các tầng trên của thạch quyển.
Những nơi thuận tiện nhất để có thể khoan giếng siêu sâu là tại các khu vực trên bề mặt trái đất, nơi có độ dày của lớp phủ đá trầm tích có giá trị tối thiểu nhất hoặc hoàn toàn không có. Bán đảo Kola là một trong số ít những nơi trên bề mặt lục địa của trái đất không có đá trầm tích, và bề mặt gồm những tảng đá có nguồn gốc cổ xưa với tuổi thọ khoảng 3 tỷ năm.
Biên niên khoan
Công việc khoan bắt đầu vào ngày 24 tháng 5 năm 1970. Đến 700 mét đầu việc khoan diễn ra tương đối êm đềm, mũi khoan xuyên qua những viên đá granit đồng nhất. Sau độ sâu này, đầu khoan bắt đầu đi vào lớp đá xếp lớp không chắc chắn. Khi mũi khoan đi qua chúng, lỗ khoan kola bắt đầu xuất hiện sự hình thành của hang động.
Kết quả là chuỗi khoan bị mắc kẹt bởi các tảng đá, và đầu khoan bị đứt khi cố gắng trở lên mặt đất. Phần bị mất của chuỗi khoan sau đó được hàn lại, và rồi công việc lại tiếp tục với một độ lệch nhất định của dụng cụ khoan. Các tai nạn tương tự đã liên tục xảy ra, do đó thời gian khoan cũng được kéo dài trong vài năm, cấu trúc giếng lúc này đã xuất hiện thêm các hang động, giống như một cái cây có nhiều nhánh.
Vào ngày 6 tháng 6 năm 1979, giếng đã phá vỡ kỷ lục 9.583 mét, trước đây độ sâu này thuộc về giếng dầu Berta Rogers (Oklahoma). Đến năm 1983, giếng đã đạt đến độ sâu 12.066 mét và tạm thời dừng lại, lúc này họ đang chuẩn bị cho Đại hội Địa chất Quốc tế, được tổ chức vào năm 1984 tại Moscow.
Vào ngày 27 tháng 9 năm 1984, việc khoan lại được tiếp tục, tuy nhiên lúc này một tai nạn đã xảy ra – chuỗi khoan lại bị gãy, công việc khoan buộc phải rẽ sang một nhánh khác, và bắt đầu lại ở độ sâu 7000m.
Đến năm 1990, độ sâu ở nhánh khoan mới đã đạt lên đến 12.262 mét, lúc này cột lại bị vỡ một lần nữa và khoan đã dừng lại, năm 1994 việc khoan đã dừng lại hoàn toàn.
Trạng thái hiện tại của giếng địa ngục
Lịch sử Lỗ Khoan Kola gắn liền với hoạt động của trung tâm nghiên cứu và sản xuất tại giếng, vì giàn khoan là một phần của tổ hợp nghiên cứu này. Sau năm 1991, trung tâm nghiên cứu bắt đầu suy giảm. Việc khoan bị ngừng chính thức vào năm 1992. Đến năm 1995, các nguồn tài trợ cho công ty gần như bị chấm dứt hoàn toàn.
Tình trạng giếng năm 2010, theo ý kiến của giám đốc Viện Địa chất thuộc Trung tâm Khoa học Kola của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: Lỗ Khoan Kola bị vỡ và dần sụp đổ. Chi phí phục hồi là khoảng một trăm triệu rúp. Theo ông, hiện tại, có thể khôi phục thiết bị khoa học và mở một viện đào tạo các chuyên gia khoan ngoài khơi.
Do sự phá hủy đá không đồng đều, sự không đồng nhất về địa chất cùng các lý do khác, đã khiến lỗ khoan kola bị uốn cong, và ở độ sâu tối đa độ lệch so với phương thẳng đứng của đầu giếng là 840 mét.
Hiện nay phía trên lỗ khoan Kola là những nắp kim loại vó đường kính khoảng 23 cm, chúng đã hoen rỉ và được hàn kín. Theo một số người, nếu bị rơi xuống hố này, con người sẽ mất từ 3 tới 4 phút mới có thể chạm đến đáy. Người dân địa phương cho biết giếng khoan kola sâu đến nỗi có thể đặt tên là “giếng địa ngục”.
Năm 1997, lỗ Khoan Kola được đưa vào Sách kỷ lục Guinness, là nơi sâu nhất thế giới.
Giếng xuống địa ngục
Truyền thuyết giếng xuống địa ngục này xuất hiện trên internet ít nhất là từ năm 1997. Trong tiếng Anh, lần đầu tiên truyền thuyết này được công bố vào năm 1989 trong một chương trình truyền hình Mỹ Trinity Broadcasting Network.
Theo truyền thuyết này, trong trái đất ở độ sâu 12.000 mét, micro của các nhà khoa học đã ghi được tiếng la hét và rên rỉ. Còn trên các tờ báo lá cải họ viết rằng đó là một giọng nói từ thế giới ngầm. Khi đó mũi khoan Kola được gọi là đường đến địa ngục – mội km được khoan mới sẽ mang lại sự bất hạnh cho đất nước và khi mũi khoan đến chiều sâu mười ba nghìn mét, Liên Xô sẽ sụp đổ.
Cụ thể khi giếng địa ngục được khoan ở độ sâu 14,5 km, họ bất ngờ vấp phải những khoảng trống. Bị thu hút bởi phát hiện bất ngờ này, các thợ khoan đã hạ micro ở đó, có khả năng hoạt động ở nhiệt độ cực cao và các cảm biến khác. Nhiệt độ bên trong lúc này lên tới 1100 ° C – có một sức nóng của buồng lửa, họ cho rằng, người ta có thể nghe thấy tiếng khóc của con người. Một truyền thuyết khác, cho rằng có một sinh vật được cho là quỷ dữ đã trèo lên mặt đất thông qua một ống khoan.
Thực tế, truyền thuyết này chỉ là hư cấu, đây chỉ là một dạng sóng của dao động đàn hồi phản xạ được kích thích bởi thiết bị phát ra với tần số 10-20 kHz và 20 kHz – 2 MHz. Trên thực tế, độ sâu mà quá trình khoan dừng lại là 12.262 mét với nhiệt độ cố định là 220 ° C.