Southern ground-hornbill (Bucorvus leadbeateri) là một loài hồng hoàng lớn nhất trong họ hồng hoàng mỏ sừng. Chúng được tìm thấy từ phía bắc Namibia và Angola đến phía bắc Nam Phi, Zimbabwe và Kenya.
Xem thêm:
- Chim hồng hoàng và hành vi bí ẩn làm tổ trong khoang cây bịt kín
Hồng hoàng mũ cát và vấn nạn đe doạ tuyệt chủng cực kỳ nguy cấp
Mô tả
Kích thước chiều dài cơ thể chim từ 90 đến 129cm, chim mái cân nặng từ 2,2 đến 4,6kg, chim trống nặng hơn một chút với cân nặng khoảng từ 3,5 đến 6,2kg.

Hồng hoàng phía Nam có bộ lông đặc trưng màu đen kèm theo những mảng da trần trên mặt kéo dài xuống cổ họng. Mỏ màu đen khá to và dày, phần sừng nhô lên không cao, rỗng bên trong, tuy nhiên nhìn mỏ của chúng gọn gàn hơn nhiều so với các loài chim hồng hoàng khác.
Đôi mắt có màu xanh xám nhạt, phía bên ngoài có những sợi lông mi khá dài, điều này được cho là để ngăn cản bụi chui vào mắt trong khi chúng kiếm ăn ở những đám cỏ vào mùa khô. Chân màu đen to khoẻ.
Ở đầu cánh còn xuất hiện thêm màu trắng có thể nhìn thấy rõ khi chúng bay. Môi trường sống chủ yếu là Savan nhưng phải có nhiều cây cỏ ngắn để chúng kiếm ăn, kèm theo những cây lớn để làm tổ. Chúng sinh sống trong các nhóm nhỏ từ 5 đến 11 cá thể, bao gồm cha mẹ, những con chim giúp đỡ và các chim chưa trưởng thành.
Các cuộc gọi được thực hiện bởi các thành viên trong đàn tạo nên một dàn hợp xướng, và khi chúng kêu, âm thanh này có thể được nghe ở khoảng cách lên đến 3 km. Các cuôc gọi với mục đích đe doạ kẻ thù và cảnh báo cho các nhóm chim hồng hoàng khác biết rằng vùng đất này đã có chủ.
Hồng hoàng phía Nam ăn gì?
Loài hồng hoàng phía Nam to lớn này kiếm ăn trên mặt đất, nơi chúng có thể tìm các con mồi như loài bò sát bao gồm các loài rắn độc khá to và cả kỳ đà, nó ăn cả các loài ốc sên, ếch, côn trùng và ăn cả các loài động vật có vú với kích thước cỡ của thỏ. Ngoài ra nó còn ăn các loài chim khác, nếu chúng bắt được.

Điều đặc biệt ở loài chim này là chúng hiếm khi uống nước.
Sinh sản
Loài hồng hoàng này phải mất từ 6 đến 7 năm để có thể trưởng thành. Thông thường việc sinh sản của loài chim hồng hoàng đã có chút gì đó bí mật và phức tạp. Riêng đối với loài hồng hoàng lớn nhất này còn có thêm nhiều phần phức tạp. Khi một cặp chim trưởng thành sinh sản, sẽ có ít nhất 2 chú chim chưa có kinh nghiệm khác theo để hỗ trợ.
Để đầy đủ kinh nghiệm và để sinh sản thành công một lứa đầu tiên của riêng mình, thì những con chim chưa trưởng thành phải có ít nhất 6 năm kinh nghiệm trong việc giúp đỡ cho các cặp chim khác sinh sản. Chúng sẽ học về cách làm tổ, cách ấp trứng và cả kỹ năng chăm sóc các chim non.
Tổ được làm trong các hốc rỗng sâu trên thân cây cổ thụ. Chim mẹ sẽ đẻ khoảng 2 quả trứng màu trắng vào đầu mùa mưa thường là khoảng từ tháng 9 đến tháng 12, chim mẹ đẻ quả trứng đầu tiên xong phải mất đến 4 ngày sau nó mới đẻ quả trứng thứ 2, thời gian ấp trứng kéo dài từ 40 đến 45 ngày.
Các chim non nở ra không đồng bộ, khi chim non đầu tiên nở ra và lớn lên nặng khoảng 250g thì chú chim non tiếp theo mới nở và lúc này nó chỉ nặng khoảng 60g, điều này thường sẽ dẫn đến các hệ luỵ như chim non nở ra trước cạnh tranh nguồn thức ăn dẫn đến chim thứ 2 bị chết do đói. Các chim non sẽ ở trong tổ khoảng 85 ngày, một khoảng thời gian khá dài.

Sau khi ra khỏi tổ, các chim non vẫn sẽ ở lại với chim bố mẹ và các chim giúp đỡ thêm từ một đến 2 năm nữa, trước khi chúng có cuộc sống độc lập. Đây thật sự là một khoảng thời gian rất dài cho một lứa sinh sản ở chim vì phải mất đến tận 3 năm.
Hiện trạng bảo tồn
Do con người khai thác quá mức, nên môi trường sống của loài chim này ngày càng bị thu hẹp, cộng thêm tỉ lệ sinh sản quá thấp. Những điều này đã khiến loài chim này có nguy cơ cao trên bờ vực tuyệt chủng.
Tuổi thọ
Được biết tuổi thọ của loài Hồng hoàng phía Nam rất cao, trong tự nhiên chúng có tuổi thọ trung bình là khoảng từ 40-60 năm, còn trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể sống đến tận 70 năm.
Tài liệu tham khảo: