Loài Vật

Thế giới động vật

Hươu Cao Cổ Và Trận Chiến Sinh Tồn Với Sư Tử

Google news



Hươu cao cổ ( Giraffa ) đây là một loài động vật có vú, thuộc bộ guốc chẵn, chúng còn là loài động vật trên cạn cao nhất và cũng là loài động vật nhai lại lớn nhất, với những đặc điểm nổi bật như cổ và chân cực kỳ dài.

Xem thêm:

Hươu Cao Cổ Và Trận Chiến Sinh Tồn Với Sư Tử
Photo: Pinterest

Phân bố

Hươu cao cổ có phạm vi phân bố rải rác kéo dài từ Tchad ở phía bắc đến phía Nam của Nam Phi, và từ Nigeria ở phía tây đến Somalia ở phía đông châu Phi.

Phạm vi phân bố Hươu Cao Cổ
Photo: wikipedia.org

Môi trường sống

Hươu cao cổ thường sinh sống tại các môi trường xavan, đồng cỏ và rừng thưa.

Hươu cao cổ  ăn gì ?

Nguồn thức ăn chính của Hươu cao cổ chủ yếu là lá cây, quả và hoa của các loại cây thân gỗ như cây keo, chúng ăn lá ở độ cao mà hầu hết các loài động vật ăn cỏ khác không thể với tới. Một con hươu cao cổ ăn khoảng 34kg lá mỗi ngày. Khi bị căng thẳng chúng có thể nhai vỏ cây.

Hươu Cao Cổ
Photo: nobaweb.com

Hươu cao cổ có tác dụng rất lớn đối với những cây mà chúng ăn, nó làm chậm sự phát triển của cây non trong một số năm, làm giảm sự phát triển quá cao của những cây trưởng thành. Hươu cao cổ ăn mạnh nhất vào sáng sớm và cuối ngày, giữa những giờ này, hươu cao cổ có xu hướng đứng và chủ yếu nhai lại.

Thực quản của hươu cao cổ cũng rất mạnh mẽ cho phép nó lấy lại thức ăn từ dạ dày lên cổ đến miệng để nhai lại.

Hành vi

Trong các trận đánh cổ được dùng làm công cụ chiến đấu, con đực dùng cách này củng cố hệ thống cấp bậc xã hội. Vì có cơ thể khá cao, nên để uống được nước, nó sẽ phải dang hai chân trước hoặc uốn cong phần đầu gối lại, để hạ thấp cơ thể xuống.

Hươu cao cổ chủ yếu được tìm thấy trong các nhóm với số lượng thành viên khác nhau, có khi lên đến 66 thành viên. Chúng có xu hướng tách biệt về giới tính, những nhóm có số lượng thành viên ổn định thường là nhóm được tạo thành từ mẹ và các con của chúng. Những con hươu cao cổ đực khi về già chúng có xu hướng đơn độc, và có thể nó sẽ gia nhập vào nhóm của những con hươu cao cổ cái.

Hươu cao cổ không có vùng lãnh thổ, nhưng chúng có phạm vi sinh sống theo lượng mưa từng khu vực và có sự gần gũi với các khu định cư của con người.

Mô tả

Toàn thân hươu cao cổ được bao phủ bởi những đốm không đều nhau, trên lớp lông có màu từ vàng đến đen và được phân chia bởi màu trắng đến vàng nâu. Hươu cao cổ đực, có bộ lông tối màu hơn khi chúng già đi. Với lớp da loang lỗ này giúp chúng ngụy trang tốt hơn trong các rừng cây thảo nguyên và bóng râm.

Phần da của hươu cao cổ chủ yếu có màu xám, với độ dày nhất định cho phép con vật chạy qua các bụi gai mà không bị gai đâm thủng. Ngoài ra bộ lông còn đóng thêm vai trò phòng vệ hóa học, khi toát ra các mùi hương đặc trưng chống lại ký sinh trùng.

Hươu cao cổ đực có chiều cao giao động từ 4,3 đến 5,7 mét và cân nặng trung bình khoảng 1,192 kg. Kỷ lục đo được của một con hươu cao cổ là 5,88 m và cân nặng lên đến 2000kg. Hươu cao cổ cái thì thường có chiều cao và cân nặng nhỏ hơn con đực một chút, với cân nặng trung bình khoảng 828 kg.

Đuôi dài khoảng 1m, phần cuối đuôi là chùm lông dài được sử dụng như một công cụ xua đuổi côn trùng. Phần lưỡi của Hươu cao cổ dài khoảng 45cm và có màu đen tím, với cái lưỡi này có thể giúp chúng lấy thức ăn một cách dễ dàng, hơn thế nó còn có tác dụng chải chuốt lông và làm sạch phẫn lỗ mũi.

Cả hai giới tính đều có phần nhú lên phía trên đầu như là sừng, phần này được hình thành từ sụn, chúng được bọc trong da và hợp nhất với hợp sọ, chúng có vai trò trong điều chỉnh nhiệt, và còn được sử dụng làm vũ khí trong lúc chiến đấu với các con đực khác.

Hươu Cao Cổ
Photo: vdv-stupino.ru

Cả chân trước và chân sau của hươu cao cổ đều có cùng chiều dài, với đường kính mỗi chân khoảng 30cm, móng guốc cao 15 cm ở con đực, và 10 cm ở con cái. Phần cổ chiếm phần lớn chiều cao của chúng, với chiều dài giao động từ 2 – 2,4 m. Với cái cổ dài cho phép chúng tiếp cận được nguồn thức ăn tốt nhất.

Hươu cao cổ di chuyển bằng cách đi bộ và phi nước đại, phần đầu sẽ chuyển về phía trước hoặc phía sau để giữ thăng bằng khi chúng di chuyển. Khi phi nước đại chúng có thể đạt tốc độ lên đến 60 km, và có thể duy trì tốc độ 50km/h với quảng đường vài km.

Hệ thống tuần hoàn cũng có một sự thích nghi tuyệt vời với chiều cao của chúng. Qủa tim nặng hơn 11 kg, dài tận 60 cm, và phải tạo ra lực co bóp rất mạnh để đưa máu đến não, riêng thành tim của chúng đã dày đến tận 7,5 cm. Ngoài ra nhịp tim cũng cao bất thường so với kích thước của chúng, ở mức 150 nhịp mỗi phút.

Khi con vật cúi xuống, một lớp màng mỏng ở cổ ngăn lượng máu dư thừa đến não, và khi đầu được đưa lên cao, các mạch máu co lại đưa máu trực tiếp vào não giúp con vật không bị ngất.

Kẻ thù của Hươu cao cổ

Những con Sư tử có thể săn bắt và ăn thịt hươu cao cổ trưởng thành, trong khi con non là mục tiêu của báo hoa mai, linh cẩu đốm và chó hoang châu Phi.

Với kích thước lớn, cộng thêm đó là thị lực và những cú đá hậu mạnh mẽ, những kẻ săn mồi có rất ít cơ hội để hạ gục hươu cao cổ trưởng thành. Tuy nhiên, với cách săn mồi theo bầy đàn của sư tử, chúng có thể hợp tác và cô gắng tấn công một con hươu cao cổ.

Sinh sản

Hươu cao cổ là loài đa thê, một vài con đực lớn hơn giao phối với con cái có khả năng sinh sản, nó có xu hướng thích các hươu cao cổ trưởng thành hơn những con già và những con chưa trưởng thành.

Thời gian mang thai kéo dài từ 400 đến 460 ngày, hươu mẹ sẽ đẻ một con non duy nhất, hiếm khi có trường hợp sinh đôi. Con non mới sinh yếu ớt, nhưng nó sẽ cố gắng đứng dậy ngay sau đó và chạy nhảy sau vài giờ.

Một con hươu cao cổ non mới sinh có chiều cao 1,7m. Trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuần tuổi, lúc này chúng dành phần lớn thời gian để lẩn trốn những kẻ ăn thịt đang rình rập. Các hươu mẹ có con non sẽ tập hợp lại và di chuyển cùng nhau, cùng tìm kiếm thức ăn và cùng nhau bảo vệ con non, trong khi đó hươu cao cổ đực gần như không có vai trò gì trong việc chăm sóc con non.

Hươu Cao Cổ
Photo: pinterest.it

Thời gian con non ở với mẹ nó là khác nhau, nó có thể theo mẹ và được cho bú trong vòng một tháng, chúng cũng có thể ở với mẹ cho đến mùa sinh sản tiếp theo. Những con hươu cao cổ cái sẽ trưởng thành và bắt đầu sinh sản ở tuổi thứ 4, trong khi con đực khoảng 5 năm, tuy nhiên nó phải đợi ít nhất là 7 tuổi để có cơ hội giao phối.

Hiện trạng bảo tồn

Hươu cao cổ được liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xem là loài dễ bị tuyệt chủng, và thực tế chúng đã bị tuyệt chủng ở nhiều nơi mà trước đây chúng sinh sống. Ngoài ra chúng còn là mục tiêu phổ biến cho các thợ săn khắp châu Phi.

Hiện nay Hươu cao cổ vẫn được tìm thấy tại nhiều công viên quốc gia và khu bảo tồn động vật, ước tính của năm 2016 số lượng hươu cao cổ có khoảng 97.500 thành viên.

Tuổi thọ

Hươu cao cổ có tuổi thọ lên đến 38 năm.


0 0 Phiếu bầu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Cách thêm Nhạc từ Máy tính vào Capcut trên PC

Cách thêm Nhạc từ Máy tính vào Capcut trên PC

Cách thêm nhạc từ máy tính vào Capcut – Capcut là ứng dụng chỉnh sửa video đơn giản, chuyên nghiệp với nhiều hiệu ứng đẹp và phong [...]
72 Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống

72 Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống

“Mỗi lời Phật dạy về cuộc sống đều mang lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá. Hãy cùng suy ngẫm về những lời Phật dạy [...]
10 Game Thế Giới Mở Hấp Dẫn Nhất Cho IOS, Androi Và PC

10 Game Thế Giới Mở Hấp Dẫn Nhất Cho IOS, Androi Và PC

Không còn nghi ngờ gì nữa, thế giới game đang ngày càng phát triển và đổi mới không ngừng. Chỉ khi bạn nghĩ rằng mình đã khám phá hết [...]
Chim Hoành Hoạch Và Những Điều Bạn Cần Biết

Chim Hoành Hoạch Và Những Điều Bạn Cần Biết

Chim Hoành hoạch hay chim Trao trảo, tên tiếng anh là Olive-winged Bulbul ( tên khoa học là Pycnonotus plumosus)! Đây là một trong những loài chim phổ [...]
36 Loài Lan Rừng Đẹp Và Quý Hiếm Ở Việt Nam

36 Loài Lan Rừng Đẹp Và Quý Hiếm Ở Việt Nam

Hoa lan là tên gọi chung để chỉ các loại hoa thuộc họ Lan (Orchidaceae), một trong những họ thực vật lớn nhất trên thế giới với khoảng [...]
Cách Nuôi Chào Mào

Cách Nuôi Chào Mào

Chào mào, tên tiếng anh Red-whiskered bulbul (tên khoa học: Pycnonotus jocosus) đây là một loài chim thuộc bộ Sẻ phân bố ở châu Á. Nó là một [...]
Lưỡi dao lam và cách người ta tạo ra lưỡi dao cạo

Lưỡi dao lam và cách người ta tạo ra lưỡi dao cạo

Chúng mỏng như giấy nhưng rất sắc và đủ cứng để cắt xuyên qua những vật rất thô, đó là lưỡi dao lam. Dao lam đã hiện diện trong đời [...]
Vì sao ban đêm lại thấy những ngôi sao phát sáng

Vì sao ban đêm lại thấy những ngôi sao phát sáng

Chúng ta thấy được các ngôi sao trên bầu trời đêm vì chúng phát ra ánh sáng và năng lượng. Ánh sáng phát ra từ các ngôi sao truyền đi trong [...]
6 Loài Chim Mặt Đất Đẹp Nhất

6 Loài Chim Mặt Đất Đẹp Nhất

6 Loài chim mặt đất đẹp nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho thiên nhiên, chúng không chỉ có bộ lông tuyệt đẹp, màn vũ điệu tán tỉnh đặc [...]
Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ

Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ

Các Bài Kệ Tụng – Kinh Nhật Tụng Của Phật Giáo Khất Sĩ – Kinh Tụng Hàng Ngày Mục Lục1 LỄ THÍ PHÁT2 NHỚ ƠN PHẬT3 CẦU NGUYỆN [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x