Kiến nhọt hay còn gọi là kiến bù nhọt, chúng có màu ô liu sẩm và gần như là đen dài, phần cuối bụng có kim chích giống như loài ong. Loài côn trùng này sống chủ yếu ở những hang sâu, trong các vùng rừng núi hay những nơi gần núi.
Xem thêm:
Khi kiếm ăn chúng ít đi thành từng bầy lớn mà đi từng nhóm riêng lẻ, còn nếu con mồi xuất hiện ở khu vực gần tổ, chúng sẽ kéo cả quân đoàn ra để kéo con mồi về tổ.
Kiến nhọt có vết cắn rất đau, nọc độc của chúng không thua kém gì các loài ong, tuy nhiên sẽ vết cắn sẽ mau hết chứ không đau dai dẳng như khi bị ong hay bọ cạp cắn. Vì vậy khi con người tiếp xúc với loài kiến này phải cẩn thận và tốt nhất là nên tránh xa. Chúng di chuyển rất nhanh và vết cắn vô cùng đau. Lợi dụng những điều này nhiều người dã sử dụng loài kiến này làm công cụ để bắt loài bò cạp núi.
Muốn có kiến nhọt nhiều người phải lặn lội vào rừng tìm ra hang của chúng, rồi dùng mồi để nhử kiến từ trong hang chui ra, sau đó họ lấy các bông cỏ mềm làm cần câu. Kiến vây mồi nhưng khi phát hiện có sự xâm nhập thì lập tức lao vào đánh đuổi. Khi kiến đã bám chặt vào bông cỏ, bông cỏ được nhấc lên và di chuyển những con kiến hiếu chiến vào xô nhựa để lưu trữ.
Thông thường kiến nhọt sống trong hang, nhưng chúng cũng thường chui xuống các hốc đá hoặc bên dưới những khúc gỗ để làm tổ, bên trong tổ chúng có khá nhiều những quả trứng màu nâu vàng nằm chi chít. Khi bị động chúng chạy loạn lên rồi nhanh chóng đi vào trật tự ngay sau đó.
Sau khi bắt được khá nhiều kiến, họ tìm đến những hang có bò cạp. Nếu không có loài kiến này, thông thường muốn bắt bọ cạp, phải dùng cuốc đào xới đất, lật đá lên mới bắt được nhưng rất nguy hiểm. Còn khi có kiến nhọt, chỉ cần dùng que có gắn lông gà cho kiến bám vào rồi đưa vào hang bọ cạp.
Kiến nhọt khi được đưa vào hang gặp phải bọ cạp thì trở nên hung hăng lao vào tấn công kịch liệt, bọ cạp tuy khoẻ nhưng gặp lũ kiến nhọt này thì đành phải bỏ tổ chạy vội ra ngoài. Và khi vừa chạy ra ngoài đã bị các thợ săn phục sẵn nhanh chóng tóm gọn.
Vì có sự trợ giúp của kiến nhọt nên việc bắt bọ cạp trở nên dễ dàng hơn, và số lượng bọ cạp bị bắt đi cũng ngày một nhiều. Tuy nhiên việc bắt bọ cạp không giới hạn như vậy rất dễ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Còn về kiến nhọt sau khi đuổi bò cạp ra khỏi tổ chúng có thể định cư tại đây, nếu số lượng loài kiến này được nhân lên với diện rộng đây có thể là nỗi ám ảnh cho nông dân.