Le Hôi cổ đen ( Podiceps nigricollis ), đây là một loài chim nước, được tìm thấy ở Bắc Mỹ, một số vùng ở Châu Phi, Âu-Á và Châu Mỹ.
Xem thêm:
- Le Hôi Loài Chim Nước Cõng Con Trên Lưng Khi Bơi Lội
- Chim lặn mào lớn cõng con trên lưng bơi trong nước
Mục Lục
Phân bố và môi trường sống
Le Hôi cổ đen chủ yếu sinh sản tại những nơi có thảm thực vật thủy sinh trong các hồ nước ngọt, trên khắp châu Âu và châu Á, châu Phi, bắc Nam Mỹ, tây nam và tây Hoa Kỳ. Khi không sinh sản, môi trường sống của chúng chủ yếu là các hồ nước mặn và khu vực cửa sông ven biển.
Sau sinh sản, loài chim này di cư đến các hồ nước mặn để thay lông. Sau khi hoàn thành việc thay lông thường xảy ra trong vài tháng. Chúng tiếp tục di cư trú đông đến một số nơi như vùng tây nam Palearctic, các khu vực phía đông của châu Phi và châu Á. Chúng cũng trú đông ở một số nơi khác như miền nam châu Phi, Guatemala.
Mô tả
Le Hôi cổ đen có kích thước chiều dài cơ thể từ 28 đến 34cm, cân nặng giao động từ 265 đến 450 gram. Bộ lông trong mùa sinh sản có phần đầu cổ, ngực, và phần phía trên có màu đen đến nâu đen, ngoại trừ những sợi lống hình quạt màu nâu nhạt kéo dài từ phía sau mắt.
Chúng có đôi mắt màu đỏ với vòng mắt hẹp màu vàng nhạt. Mỏ nhỏ màu đen, khá nhọn và hơi cong lên phía trên. Hai bên sườn có màu nâu hung đến hạt dẻ, thỉnh thoảng còn có thêm vài vệt đen. Phía dưới bụng chủ yếu có màu trắng. Đôi chân có màu xám xanh đậm, cả hai giới tính đều tương tự nhau.
Bộ lông lúc không sinh sản, chủ yếu có màu đen xám ở phần thân trên, bụng chủ yếu có màu trắng, phần còn lại của cơ thể chủ yếu có màu xám đến nâu xám hoặc trắng. Bộ lông các chim chưa trưởng thành tương tự như bộ lông chim trưởng thành lúc không sinh sản
Le hôi cổ đen ăn gì?
Le Hôi cổ đen sử dụng nhiều cách để tìm kiếm con mồi của mình, côn trùng (chiếm phần lớn khẩu phần ăn của chúng) có thể bị bắt trên mặt nước, trong khi bay, thi thoảng chúng cũng lượm lặt thức ăn trong đáy nước, nhổ các cây bụi thủy sinh. Tuy nhiên phương thức chính của loài le hôi cổ đen vẫn là lặn xuống nước để bắt các loài giáp xác, động vật thân mềm, nòng nọc, ếch nhỏ và cá. Thời gian lặn có thể kéo dài khoảng 30 giây.
Sinh sản
Mùa sinh sản thay đổi theo từng khu vực sống, ở Bắc bán cầu, mùa sinh sản diễn ra từ tháng 4 đến tháng 8, ở phía đông châu Phi, mùa sinh sản sẽ là từ tháng 1 đến tháng 2, trong khi ở miền nam châu Phi, mùa sinh sản sẽ là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Le hôi cổ đen là loài chim chung thủy một vợ một chồng. Giống như những loài chim nước khac. Le Hôi cổ đen cũng làm cho mình những cái tổ nổi ngay trên mặt nước, tại các vùng nước nông. Tổ được làm bởi cả hai chim bố mẹ, nguyên liệu được thu thập chủ yếu là cỏ, thân và rễ cây thủy sinh. Tổ có đường kính trung bình giao động từ 20 đến 30cm.
Trong một mùa chim mẹ có thể đẻ từ 1 đến 2 ly hợp, mỗi ly hợp từ 3 đến 4 quả trứng màu xanh lục hoặc hơi xanh, số lượng trứng đôi khi lớn hơn mức trung bình do những con chim khác đẻ nhờ vào tổ.
Thời gian ấp kéo dài khoảng 21 ngày, sau khi nở các chim non sẽ rời khỏi tổ, thời gian này chúng có thể bơi và lặn, tuy nhiên chúng hiếm khi làm thế, thay vào đó chúng sẽ nằm trên lưng bố mẹ mình trong khoảng 4 ngày đầu sau khi nở. Sau khoảng 10 ngày tuổi, chim bố mẹ bắt đầu chia tách đàn con ra, bố nhận một nửa và một nửa chim mẹ sẽ chăm sóc.
Các chim non sẽ có cuộc sống tự lập ngay sau đó, và bắt đầu thay lông sau khoảng 3 tuần tuổi.
Thay lông và di trú
Mùa sinh sản kết thúc, Le hôi cổ đen thường tập trung thành bầy đàn di cư đến các hồ nước mặn. Chúng đặc biệt thích những hồ có số lượng lớn con mồi không xương sống, để chúng có thể vỗ béo trong thời gian thay lông, và trước khi bước vào cuộc di cư trú đông đầy nguy hiểm. Có đến hàng trăm và đôi khi hàng ngàn con chim bị giết chết bởi bão tuyết khi đi ngang qua các hồ lớn.
Sau khi hoàn tất quá trình thay lông, lúc này vào khoảng tháng 8 hoặc tháng 9. Vì trong suốt quá trình thay lông, chúng hiếm khi bay nên cơ ngực bị teo giảm, trong khi trọng lượng lại tiếp tục tăng đôi khi tăng đến gấp hai lần trọng lượng ban đầu. Điều này khiến chúng gặp khó khăn trong việc bay lên.
Tuy nhiên việc chúng hạn chế bay, và tăng cân vỗ béo là cần thiết, vì lượng chất béo này sẽ được sử dụng triệt để, trong quá trình di cư trú đông.
Mặc dù Le Hôi cổ đen ít khi bay, tuy nhiên trong mùa di cư chúng có thể bay xa đến tận 6000 km, để đến nơi an toàn. Sau chuyến bay xa le hôi cổ đen sẽ không bay lên trong 2 tháng tiếp theo.
Hiện trạng bảo tồn
Tuy trong quá trình di cư loài chim này bị chết khá nhiều, nhưng chúng vẫn được xếp vào loại ít quan tâm nhất.
Tuổi thọ
Tuổi thọ của loài Le hôi cổ đen giao động từ 7-10 năm, cao nhất chúng có thể sống là 13 năm.