Rết là tên gọi của một nhóm động vật chân khớp thuộc lớp Chân môi (Chilopoda) trong phân ngành Nhiều chân (Myriapoda).
Xem thêm:
Mô tả
Chúng là loài vật thân đốt, cơ thể thon dài, mỗi đốt có một đôi chân ở hai bên, đặc biệt số cặp chân trên cơ thể rết luôn là số lẻ.
Loài Rết thường có màu nâu sậm, đây là kết hợp của 2 màu nâu và đỏ. Các loài rết sống trong hang thường không có nhiều sắc tố, thế nhưng loài rết sống tại các vùng nhiệt đới thì cơ thể lại mang khá nhiều màu sắc sặc sỡ mang tín hiệu xua đuổi. Ở Việt Nam rết trưởng thành có thể dài đến 30cm và nó có thể xuất hiện rất nhiều khu vực có điều kiện môi trường khác nhau kể cả Bắc cực.
Môi trường sống
Môi trường sống chủ yếu của Rết là những nơi có độ ẩm cao, vì da của chúng dễ dàng bị mất nước. Những nơi chúng thường sinh sống như, môi trường đất mùn, là cây mục, dưới các phiến lá hay tại các khúc gỗ chết.
Rết có nhiều mắt đơn trên phần đầu, đôi khi chúng tập trung thành từng cụm để trở thành mắt kép. (Có nhiều loài rết còn không có mắt) tuy có mắt nhưng Rết dường như chỉ phân biệt được sáng và tối chứ không có thị giác như các loài chân khớp khác.
Săn mồi
Rết là một trong những loài săn mồi không xương sống to lớn nhất trên cạn, cặp kìm dưới miệng chứa nọc độc là cặp chân đầu tiên của rết, được biến đổi trở thành phần phụ dạng kìm, bên trong kìm độc này là một đường ống rỗng để bơm chất độc và giải phóng chất độc vào con mồi làm tê liệt con mồi khi chúng đi săn.
Cơ thể loài rết được chia làm 15 đốt hoặc có thể nhiều hơn, mỗi đốt mang một cặp chân, mỗi cặp chân sau đều dài hơn cặp chân trước 1 xíu. việc này đảm bảo các chân không chạm vào nhau khi chúng di chuyển. Đặc biệt cặp chân sau cùng dài hơn gấp đôi so với cặp chân trước, đốt cuối cùng trở thành dạng trâm nhọn và mang lỗ huyệt của cơ quan sinh dục.
Khi săn mồi, loài rết sử dụng râu để dò tìm con mồi, con mồi của chúng bao gồm thằn lằn, ếch, chim, chuột, và các loài côn trùng nhỏ như bọ ngựa, dế … Đối với những con mồi to, loài rết chỉ cần dùng kìm có chứa nọc độc tiêm vào cơ thể chúng, ngay lập tức cơ thể chúng sẽ bị tê liệt và nằm yên cho rết ăn thịt.
Hệ thống tiêu hoá của rết có dạng một đường ống đơn giản với các tuyến tiêu hoá kết nối với miệng. Giống như côn trùng, loài rết hô hấp thông qua hệ thống khí quản, với mỗi đốt có một cặp lỗ thở.
Còn khi con người bị loài rết cắn, nếu là rết nhỏ nọc độc chưa nhiều thì có thể gây dị ứng da, chỉ cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng, cũng có thể chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng.
Còn nếu là rết trưởng thành, lượng độc tố nhiều sẽ có những biểu hiện như, vết cắn sưng tấy và rất đau nhức, kèm theo là triệu chứng nôn mửa và sốt, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp can thiệp kip thời. không nên xoa bóp xung quanh vết thương để tránh làm chất độc phát tán nhanh hơn.
Tuy lượng độc của rết không đủ làm chết người trưởng thành nhưng cũng sẽ rất nguy hiểm cho trẻ em nếu bị rết cắn.
Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới loài rết được dùng chế biến các món ăn, xem đây như là một món ngon đặc sản và có thể giúp tăng cường sức khoẻ. Những món có thể thấy được chế biến từ rết như, rết nướng mọi, rết tẩm bột chiên xù, rết chiên giòn, hoặc gỏi rết…
Sinh sản
Qúa trình thụ tinh và sinh sản của loài rết không cần đến hoạt động giao phối. Con đực chỉ đơn giản tạo ra một bao tinh rồi bỏ đi để đó cho con cái tự tìm và nhặt lấy. Trong một số loài rết, bao tinh được đặt trong một túi lưới và lúc này con đực thực hiện một điệu nhảy mang tính ve vãn nhằm thuyết phục con cái nhận bao tinh của mình.
Ở các khu vực ôn đới, thời gian sinh sản của loài rết diễn ra vào mùa xuân và hè, tuy nhiên ở các khu vực cận nhiệt đới dường như rết không có nhu cầu sinh sản theo mùa.
Khi trứng đã được thụ tinh, một số loài thì rết cái đào một cái hố nhỏ, đẻ trứng vào đó rồi lấp lại và bỏ đi, số lượng trứng giao động từ 10 đến 50 quả, thời gian trứng nở mất khoảng từ 1 đến vài tháng. Còn một số loài rết khác làm một cái tổ ở thân cây mục hay đất mùn.
Sau khi đẻ, rết cái sẽ ở lại bên tổ, canh chừng trứng, làm sạch trứng để trứng khỏi bị nhiễm nấm. Sau khi rết con nở, chúng sẽ được rết mẹ canh chừng cho đến khi chúng có thể tự lập được, và thời gian này có thể kéo dài đến một năm.
Một số loài thì rết mẹ có thể ăn trứng của mình, hoặc một số loài còn có tình trạng mẫu thực, nghĩa là khi rết con nở rết mẹ sẽ tình nguyện để rết con ăn thịt mình.
Tài liệu tham khảo: