Lợn rừng ( Sus scrofa ), hay heo rừng là một loài hoang dã có nguồn gốc ở nhiều vùng Á-Âu, Bắc Phi và Quần đảo Greater Sunda.
Xem thêm:
Môi trường sống
Môi trường sinh sống khá đa dạng, từ các thung lũng đến sa mạc, các vùng núi, thậm chí là các vùng núi cao lên đến 4000m. Để tồn tại trong một môi trường nào đó, lợn rừng đòi hỏi 3 yếu tố. Thứ nhất môi trường phải cung cấp cho chúng nơi để trú ẩn khi bị kẻ thù tấn công, thứ 2 là nguồn nước và thức ăn, yếu tố còn lại là nơi không có tuyết rơi thường xuyên.
Những môi trường ưa thích của lợn rừng là các khu rừng rụng lá hỗn hợp, đầm lấy và các đồng cỏ. Chúng là loài ăn tạp bao gồm cả thực vật và động vật.
Mô tả
Lợn rừng có cơ thể khá cồng kềnh, với chân ngắn, thân cũng ngắn nhưng khá to, phần lưng sau tương đối ít phát triển, cổ ngắn nhưng lại khá to. Nó có cái đầu rất lớn chiếm gần như lá 1/3 chiều dài toàn bộ cơ thể, cấu trúc của đầu thích hợp cho việc đào xới đất và hoạt động như một cái cày, trong khi các cơ ở cổ vô cùng mạnh giúp chúng có thể đào xới những lượng đất lớn.
Nó có khả năng đào sâu xuống từ 8-10cm và dùng đầu di chuyển những hòn đá nặng lên đến 50kg. Trong khi đôi mắt khá nhỏ và sâu, tai dài và rộng. Chúng có răng nanh rất khoẻ mọc ra từ miệng những con lợn đực trưởng thành. Móng chân giữa dài hơn các móng bên cạnh giúp chúng chạy khá nhanh. vận tốc tối đa lên đến 40km/h và nhảy cao lên đến 150cm.
Lợn rừng đực thường lớn hơn con cái từ 5-10% và nặng hơn từ 20-30%, ngoài ra các răng nanh cũng dài và cong hơn các lợn cái. Kích thước và trọng lượng cơ thể của heo rừng được xác định bởi các yếu tố môi trường.
Những con lợn được sống ở các khu rừng khô cằn, lượng thức ăn thấp, có xu hướng đạt kích thước nhỏ, Trung bình con đực có trọng lượng từ 50-130kg và chiều dài cơ thể khoảng từ 140 – 160cm và chiều cao khoảng từ 75 – 95cm. Con cái nặng từ 60 – 95kg cao khoảng từ 70-90cm và dài khoảng 140cm. Tuy nhiên ở Bắc Á lợn rừng có thể nặng đến 270kg đến 350kg, chiều cao lên tới 115cm, tuy nhiên những con vật to lớn như thế này thường rất hiếm.
Mùa đông lợn rừng khoát trên mình bộ lông dài và thô màu nâu đen, chiều dài của lông khác nhau ở những vùng cơ thể với lông ngắn nhất ở mặt, các chân và dài nhất ở lưng. Những sợi lông ở vùng lưng có thể dựng dứng thẳng và tạo thành viền mỗi khi nó kích động.
Lợn rừng có thị lực tương đối yếu và không thể phát hiện ra con người với khoảng cách từ 10 – 15m. Tuy nhiên khứu giác của nó rất phát triển, ở Đức đã sử dụng những con lợn rừng để phát hiện ra ma tuý.
Sinh sản
Trong mùa sinh sản con đực phát triển thêm một lớp phủ mô dưới da, có độ dày từ 2-3cm kéo dài từ vai xuống đùi để có thể bảo vệ các cơ quan quan trọng khi nó chiến đấu với các con đực khác.
Khi bộ giáp đã phát triển hoàn chỉnh nó bắt đầu lên đường đi tím các lợn cái, một khi đã phát hiện lợn cái, các con đực lao vào tranh dành và đánh nhau quyết liệt, chúng dùng đầu húc vào nhau với răng nanh là vũ khí sắc nhọn và nó còn dùng cả răng để cắn đối thủ. Vào cuối mùa giao phối con đực thường bị thương nặng và giảm đi mất 20% trọng lượng cơ thể.
Một con đực duy nhất chiến thắng sẽ có quyền giao phối với 5 hoặc 15 lợn cái. Thời gian mang thai kéo dài từ 114 – 140 ngày. Thời kỳ sinh sản ở hầu hết các khu vực thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5. Lợn mẹ sẽ đẻ lứa con trung bình từ 4-6 con non, lứa tối đa lên đến 12 con.
Các lợn con mới sinh có trọng lượng từ 600 – 1000gram, Các lợn con không rời khỏi hang ổ ở tuần đầu tiên, nếu lợn mẹ đi khỏi các con non sẽ cuộn chặt lấy nhau và nằm im với nhau. Sau 2 tuần tuổi các lợn con sẽ bắt đầu theo mẹ đi kiếm ăn.
Sau 8 tháng các lợn con có vẻ bề ngoài như lợn trưởng thành. Bộ răng vĩnh viễn được hình thành trong 1 – 2 năm đầu và phát triển cho đến năm thứ 4 thì ngưng, ngoại trừ răng nanh sẽ tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời, các răng nanh cong vút và trở nên vô cùng mạnh mẽ khi chúng trưởng thành.
Kẻ thù chính của lợn rừng là sói xám, một con sói có thể giết từ 50-80 con lợn rừng mỗi năm ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ngoài sói xám còn có loài báo.
Tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình ngoài tự nhiên khoảng 10-14 năm, còn khi bị nuôi nhốt chúng có thể sống lên đến 20 năm.
Ly kỳ chuyện nanh heo rừng
Ở mỗi bầy heo rừng thường có những con heo một thường tách bầy nhưng vẫn đi lẩn khuất, lầm lũi song song với bầy đàn để bảo vệ.
Để tự tạo bộ giáp khí cho mình, heo một thường mài nanh vào thân cây gỗ dầu chai, khi cây dầu chai chảy nhựa cây ra, nó nằm xuống và lăn bộ lông cứng của mình vào thứ chất dẻo đó, khi nhựa dầu khô, nó trở thành một bộ giáp cứng tuyệt vời bảo vệ cơ thể heo. Còn heo mẹ chỉ việc dẫn dắt các con đi kiếm ăn mà không cần lo lắng đến kẻ thù vì đã có heo một bảo vệ từ xa.
Khi các thợ săn gặp phải heo một, việc đầu tiên họ thường làm là trèo lên một cái cây to rồi mới tìm cách bắn hạ, nếu không sẽ khó toàn mạng, với các đòn tấn công dũng mãnh, một khi đã gặp kẻ thù là chiến đấu đến cùng, không bỏ cuộc.
Những câu chuyện được truyền tai nhau về công năng tuyệt vời của chiếc nanh heo một. Rằng trong thời chiến tranh nếu một người lính nào may mắn đeo được nanh heo này lên cổ, sẽ giúp cơ thể không phải hứng chịu những viên đạn của kẻ thù.
Hoặc đâu đó câu chuyện một tổ gà rừng nằm giữa khu rừng đang cháy, ngọn lửa thiêu rụi tất cả nhưng trong đám tro tàn vẫn còn sót lại một vùng cỏ xanh rì cùng với tổ gà rừng, khi lại gần thì phát hiện bên trong tổ gà rừng có chiếc nanh heo một vv…
Những câu chuyện được truyền tai nhau và nhiều người đã lao vào săn cho mình một chiếc nanh để được may mắn tránh các tai ương bất ngờ cũng như có thể thâu tóm thời vận.
Nhưng sự thật nanh heo một có được những công năng như đã kể hay không thì chưa ai khẳng định, còn chuyện đạn bắn không trúng thì có lẽ là không trúng nanh heo thôi.