Mực nâu đỏ (Metasepia pfefferi) là một loài mực nang xuất hiện ở các vùng biển nhiệt đới Indo – Thái Bình Dương, phí bắc Australia, phía nam New Guinea cũng như ở nhiều hòn đảo của Philipines, Indonesia và Malaysia.
Xem thêm:
Cơ thể chúng đầy màu sắc và còn chứa nhiều axít đặc biệt, điều này đã giúp chúng thoát khỏi cảnh bị trở thành thực phẩm cho con người.

Cơ thể là một lớp vỏ rất rộng hình bầu dục. Bên ngoài cơ thể được phủ kín bởi các màu sắc đa dạng bao gồm màu vàng, nâu, nâu đỏ, trắng và đỏ, chúng cho thấy sự tương phản về màu giữa cơ thể và các xúc tu màu hồng.
Thông thường màu nền của mực nâu đỏ là màu nâu đậm, nhưng khi khu vực sinh sống bị xáo trộn, hoặc khi bị tấn công thì nó có thể nhanh chóng thay đổi màu sắc cơ thể thành các màu đen hoặc trắng. Riêng các cánh tay thường hiển thị với màu đỏ sáng để tránh những kẻ săn mồi.
Mực nâu đỏ còn được quan sát đi bộ bằng tay dưới đáy biển. Hoặc sử dụng các vây màng lượn sóng chạy dọc theo đáy biển kèm theo hành vi nhịp nhịp của các cánh tay, hành vi này thường là để cảnh báo với kẻo thù rằng, “đừng ăn tôi, hoặc bạn sẽ phải chết theo tôi”.
Chiều dài trung bình của loài mực này chỉ khoảng 6 cm, nhưng nó có thể phát triển đến 8 cm. Chúng sinh sống trong môi trường nước biển với độ sâu giao động từ 3 đến 86 m và những nơi này thường có nhiều cát và bùn nền.
Mực nâu đỏ tìm và bắt mồi nơi đáy biển với các con mồi là cá hoặc động vật giáp xác. Khi săn mồi nó thường nguỵ trang rồi tung một cú bất ngờ bằng xúc tua mùa trắng nằm trong khoang miệng bắn ra xa nắm lấy con mồi sau đó thu con mồi về.

Sinh sản
Thường chúng sẽ thực hiện hành động mặt đối mặt, con mực đực sẽ chèn một túi tinh trùng vào một túi bên dưới lớp phủ của mực cái. Mực cái sau đó thụ tinh trứng với tinh trùng. Trứng được đặt riêng lẻ bởi con đực vào các khe nứt hoặc các dãy đá san hô, để tránh sự dòm ngó của các loài cá ăn thịt.

Trứng mới được đặt có màu trắng, các mực non sẽ dần dần được phát triển trong mỗi quả trứng và có thể nhìn thấy sự phát triển này từ bên ngoài một cách rõ ràng. Khi đã đủ lớn mực con sẽ phá bỏ lớp vỏ trứng rồi chui ra ngoài, ngay từ khi được sinh ra mực con đã có những khả năng nguỵ trang như mực trưởng thành.
Tuổi thọ
Được biết tuổi thọ của loài mực này khoảng 1 năm.
Tài liệu tham khảo: