Trong thế giới hoang dã, luôn tồn tại những điều phi thường vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta. Không phải loài tinh tinh thông minh, cũng không phải những con cá heo với trí tuệ vượt trội.
Xem thêm:
Mục Lục
Những Kỹ Năng Săn Mồi Đỉnh Cao Cuả Loài Vật
Trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào những kẻ săn mồi bí ẩn, những kẻ chinh phục vùng hoang dã bằng nhiều phương pháp săn mồi độc đáo. Mỗi đợt tấn công là sự hình thành kỹ năng của hàng ngàn năm tiến hóa.
Sự điêu luyện, thuần thục và không kém phần táo bạo… Hãy tận hưởng những kỹ năng săn mồi vượt trội của các loài vật hoang dã, mà tôi tin khi nhìn thấy bạn sẽ phải ngã mũ thán phục.
Chim xúc cá đen
Loài vật đầu tiên xuất hiện trong danh sách có cái mỏ kỳ lạ, xúc cá đen – loài chim tồn tại ở Bắc và Nam Mỹ sẽ trình diễn kỹ năng săn mồi có một không hai trên mặt nước.
Với cân nặng giao động từ 200 – 450 gr, đây là loài lớn nhất trong trong họ xúc cá. Tại những vùng nước ít sóng là nơi tụ tập kiếm ăn của bầy chim xúc cá đen, Với nhịp đập mạnh mẽ và những cú lướt nhẹ nhàng trên mặt nước, không quá cao chỉ vừa đủ để phần mỏ dưới dài ra bất thường của nó nhúng xuống nước.
Cánh vẫn đập, giúp con chim lao về phí trước theo một đường thẳng cùng tốc độ ổn định. Cái mỏ sắc bén khéo léo bắt đầu hoạt động, mỏ dưới lặn sâu trong nước, chúng làm điều này với sự cố gắng không mỏi mệt. Khi mỏ dưới va chạm vào những con cá, phần mỏ trên nhanh chóng kẹp chặt lại, nhấc bổng con mồi ra khỏi mặt nước.
Đối với những con cá nhỏ, con chim có thể sẽ nuốt ngay lập tức, nhưng với những con cá to lớn hơn, xúc cá đen sẽ bay vụt lên không trung, hào hứng với phần thưởng của mình.
Diệc đen
Diệc đen có một phương pháp săn mồi vô cùng thú vị – nó sử dụng đôi cánh như một tán dù, tạo ra bóng mát để thu hút cá.
Đúng như cái tên của nó, gần như toàn thân của loài chim này đều có một màu đen, duy nhất chỉ có đôi bàn chân là có chút khác biệt với gam màu vàng. Cân nặng khoảng 300 gr, sở hữu cái mỏ nhọn dài, cộng thêm đôi chân cao ráo, những điều này như giúp sức chúng thực hiện thành công hành vi săn mồi độc lạ của mình.
Loài Diệc đen xuất hiện ở khu vực phía nam sa mạc Sahara, chúng thích săn mồi tại các vùng đầm lầy nước cạn một mình. Sử dụng đôi cánh như một công cụ, nó dang rộng cánh về phía trước tạo thành vòm kín. Bên trong vòm cánh, đôi mắt của nó chăm chú nhìn xuống vùng nước râm mát tìm kiếm con mồi.
Tại thời điểm này, con chim trông giống như một cái ô nhỏ lướt qua nước, rồi đứng im bất động trong vài giây, đôi bàn chân của nó cạo bới xuống lớp bùn dưới nước để tuôn ra các con mồi nhỏ sống trong bùn.
Phương pháp này giúp cho nó tránh được ánh nắng mặt trời phản chiếu trên mặt nước, cho phép con chim nhìn thấy rõ cá để săn bắt tốt hơn.
Diệc xanh
Loài vật tiếp theo mà chúng ta sẽ nói đến là một loài chim nhỏ chỉ khoảng 200gr, chúng được tìm thấy tại các vùng đất ngập nước ở Bắc và Trung Mỹ.
Giống như các loài chim nước khác, diệc xanh cũng có cách săn mồi tương tự, nhưng ngoài hành vi kiếm ăn theo bản năng loài, chúng còn được biết đến với kỹ năng rất thông minh khác.
Chúng biết dùng mỏ gắp các mẩu bánh mì vụn, côn trùng hoặc các vật dụng khác, ném xuống mặt nước, ở những nơi gần bờ để thu hút các loài cá nhỏ. Khi đàn cá xuất hiện vây quanh mẩu bánh mì, diệc xanh chỉ việc đứng yên trên bờ thò cái mỏ dài ra, gắp lấy con mồi một cách dễ dàng.
Không chỉ cá nhỏ mà ngay đến các loài cá lớn hơn như rô, cũng rơi vào cái bẩy của diệc xanh, chúng sẽ nhanh chóng trở thành con mồi béo bở cho loài chim có bộ óc thông minh này.
Rắn đuôi nhện
Trong vương quốc hoang dã, có lẽ không có gì nguy hiểm hơn rắn độc. Tuy nhiên, loài rắn kỳ lạ với tên gọi đuôi nhện đã vượt qua đỉnh cao mới của sự nguy hiểm khi kết hợp nọc độc cộng thêm sự thu hút bằng cái đuôi có gắn thêm “con mồi giả” của mình.
Xuất hiện ở Iran, loài rắn độc đuôi nhện cực hiếm này ( Pseudocerastes urarachnoides ), sở hữu cho mình hai cái sừng trên đầu, vảy da xù xì và điểm nhấn đặc biệt là chiếc đuôi “biến dạng” giống như con nhện với sáu cái chân.
Để sinh tồn, các loài rắn khác buộc phải đi săn nhiều hơn để có thể tìm thấy con mồi, thì loài rắn này lại có vẻ nhàn hạ hơn nhiều. Nó tìm cho mình những địa hình ngụy trang tốt, sau đó hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên, nằm yên rồi bắt đầu rung lắc cái đuôi nhện để thu hút con mồi về phía mình. Sự tinh vi của loài rắn này, nếu không quan sát thật kỹ thì ngay đến con người rất có thể cũng sẽ bị nó đánh lừa.
Khi con mồi nhầm tưởng phần đuôi giống nhện của rắn là con mồi, nó sẽ bị hấp dẫn và lao đến với mong muốn tóm lấy bữa ăn càng nhanh càng tốt. Ngay lúc này, một cú tấn công bất ngờ dứt khoát, khiến con mồi bàng hoàng thoát kiếp.
Lươn điện
Tại các con sông như Guyanas, Orinoco và cả lưu vực sông Amazon của Nam Mỹ, xuất hiện một loài thủy quái sở hữu một dị năng có một không hai trong thế giới hoang dã. Với chiều dài thân khoảng 2 m và nặng đến tận 20 kg. Loài lươn điện có thói quen ẩn mình dưới đáy bùn tại các vùng nước ứ đọng ở sông suối và các đầm lầy.
Trên mặt hồ tĩnh lặng, bóng tối như lấn át mọi thứ xung quanh, ẩn hiện đâu đó dưới đáy hồ sự chuyển động nhè nhẹ. Sự chuyển động của nguy hiểm, sự chuyển động của kẻ săn mồi sát thủ sẵn sàng hạ gục bất kỳ con mồi nào.
Một con cá vô tình bơi ngang qua, nó không biết mình đã đi vào vùng săn mồi. Lươn điện đã phát điện, nó nhanh chóng gửi tín hiệu điện vào vùng nước xung quanh. Nó biết rằng một con mồi đang đến gần, cảm nhận từ xa hương vị ngọt ngào của sự yếu đuối.
Ngay lập tức, lươn điện di chuyển, rồi bất ngờ phóng ra dòng điện hướng đến con mồi. Con cá bị vây hãm bởi dòng điện chết người. Một cú tấn công táo bạo, lươn điện từ từ mở hàm ra nuốt lấy con mồi.
Sau cuộc săn mồi nhanh như ánh sáng, lươn điện lại trở thành một bóng tối mờ ảo, tan biến trong đáy hồ sâu thẳm. Đó là cuộc sống của lươn điện – một kẻ săn đêm, một kẻ chinh phục đầy bí ẩn trong vương quốc nước sâu.
Sự tồn tại của lươn điện không chỉ là một cơn ác mộng cho con mồi, mà còn là một sự thách thức đối với cả những kẻ săn mồi khác sinh sống trong khu vực có lươn điện. Khả năng phóng điện không chỉ giúp lươn điện chiếm lợi thế trong cuộc chiến săn mồi, mà còn biến chúng thành những kẻ thống trị, những vị vua tối thượng môi truòng nước.
Rồng Komodo
Trên đảo hoang dã của Komodo, Rinca, Flores, Gili Motang và Padar… Loài rồng hung dữ này đã gần như thống trị cả vương quốc săn mồi. Với sự lặng lẽ và khứu giác nhạy bén, rồng Komodo tiếp cận con mồi như một tử thần quyền năng. Hơn thế, những con rồng sẵn sàng hợp tác lại để đánh bại mục tiêu của mình.
Mỗi con rồng, với chiều dài thân lên đến 3 mét và cân nặng khoảng 70 kg, chúng hiển nhiên trở thành những con quái vật đáng sợ lan thang trên đảo. Tuy cơ thể to lớn, nhưng bước chân của chúng khá nhẹ nhàng, rồng Komodo tiếp cận con mồi như một tử thần đầy quyền năng. Bất kỳ con mồi nào tiếp xúc với vùng đất này đều là mục tiêu tiềm năng của chúng.
Khi con mồi được phát hiện, những con rồng không còn im lặng, chúng trở thành những sinh vật săn lùng đầy sức mạnh cùng với sự tàn nhẫn. Được trang bị những chiếc răng sắc nhọn như dao găm, chúng không chỉ tấn công bằng cách cắn xé, mà còn sử dụng cái lưỡi độc chứa đầy mầm vi khuẩn nguy hiểm.
Những mầm vi khuẩn này là một loại vũ khí tàn độc, có khả năng gây nhiễm trùng và giết chết con mồi sau một thời gian ngắn. Mỗi nhát cắn của rồng Komodo trở thành một cuộc tấn công tử thần, mang đến cái chết từ từ và tàn khốc cho bất cứ con mồi nào.
Sau khi con mồi bị cắn, cơ thể nó bị nhiễm những loại vi khuẩn khủng khiếp và sẽ chết trong vòng vài giờ. Tiếp theo đó rồng komodo sử dụng khả năng xác định mùi cực nhạy của nó để lần theo dấu vết con mồi. Bộ phận cảm biến trên cái lưỡi chẻ và dài của nó, có thể xác định được mùi của thịt thối trong bán kính lên đến 9.5 km.
Cho dù con mồi có bỏ chạy đến đâu chăng nữa, nhưng với khứu giác nhạy bén của mình, rồng komodo vẫn có thể đánh hơi và tìm đến con mồi một cách dễ dàng. Hơi thở cuối cùng của nạn nhân cuốn vào gió, mang theo tiếng gầm hung dữ của những kẻ chiến thắng đang chuẩn bị ngấu nghiến bữa ăn.
Kền kền râu
Loài vật tiếp theo mà chúng ta sẽ đề cập đến là Kền kền râu ( Gypaetus barbatus ), sinh sống tại các khu vực vách đá cheo leo ở miền nam châu Âu, châu Phi và cả bắc Phi. Chúng là những kẻ săn mồi và ăn cả xác thối, và đây cũng là loài duy nhất được biết đến với chế độ ăn bao gồm hầu hết từ 70 đến 90% là xương tuỷ động vật.
Với cân nặng giao động từ 4,5 đến 7,8 kg, chúng không bị hói và đầu cũng hơi nhỏ, nhưng bù lại loài chim này sở hữu kỹ năng lấy thức ăn hết sức độc đáo.
Xương gần như không được xem là thức ăn cho hầu hết các loài săn mồi, và chúng bị bỏ lại sau khi phần thịt ngon đã được ăn mất, tuy nhiên phần tuỷ trong xương lại có hàm lượng chất béo rất cao.
Một bộ xương còn sót lại trên núi sẽ nhanh chóng mất nước, điều này giúp bảo vệ phần tuỷ tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Và Kền kền râu có thể ăn những phần xương này sau nhiều tháng. Khi chúng nuốt chửng những khúc xương, nồng độ axit trong dạ dày sẽ giúp tiêu hoá những khúc xương này trong vòng 24h đồng hồ.
Khi ăn xương, kền kền râu có thể sẽ nuốt toàn bộ khúc xương, có thể sẽ cắn xuyên qua lớp xương giòn với kích thước nhỏ. Hoặc chúng sẽ dùng chân gắp lấy những khúc xương to bay lên không trung, những khúc xương này có đường kính lên đến 10 cm và nặng lên đến 4 kg, gần bằng với trọng lượng của chúng.
Sử dụng đôi cánh mãnh mẽ kền kền râu giữ khúc xương trong chân, bay đến độ cao từ 50 đến 150 m, và rồi sẽ thả rơi khúc xương xuống những khối đá to bên dưới, khi xương va chạm vào đá sẽ bị vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, và tất nhiên phần tuỷ cũng sẽ được giải phóng.
Tuy nhiên kỹ năng này không phải là bẩm sinh, mà do chúng tự học hỏi. Những con kền kền râu chưa trưởng thành thường sẽ nhận lấy thất bại, chúng phải kiên trì thử đi thử lại nhiều lần. Bài học này phải mất đến 7 năm để trở nên thành thạo.
Không chỉ có xương, kền kền râu cũng được biết đã tấn công cả những con mồi sống. Đặc biệt là rùa, chúng có vẻ ưa thích thịt rùa, và sử dụng cách thức tương tự với xương để đập vỡ mai rùa.
Những con đại bàng cũng được quan sát thấy giết rùa với hành vi tương tự.
Ó biển phương Bắc
Tại các vùng biển gần bờ ở Bắc Đại Tây Dương, xuất hiện một loài chim săn mồi mạnh mẽ, với bộ lông trắng chúng giống như những chiến binh hoàn hảo được tạo ra từ tự nhiên.
Dưới lớp sóng cuồn cuộn của đại dương, nơi chứa đựng bữa ăn đầy hấp dẫn cho các loài chim biển. Tuy nhiên, để bắt được những con mồi này, buộc các loài chim phải đủ nhanh để chiến thắng tốc độ của con mồi trong nước, đủ mạnh để có thể xuyên qua lớp nước lênh đênh mênh mông vô tận.
Khi đàn cá hấp dẫn xuất hiện, những con ó biển bay lượn trên trời nhanh chóng lao xuống với tốc độ chóng mặt, vượt qua giới hạn đặc thù môi trường sống. Đôi cánh co lại, đầu và cổ hướng về phía trước, như những mũi tên thép chúng lần lượt xuyên qua lớp nước.
Với tốc độ lao xuống đến 100 km/h giúp con chim xuyên qua nước sâu đến 5m. Khi đã ở trong nước, Ó biển phương Bắc nhanh chóng điều chỉnh hướng lặn bằng đôi cánh linh hoạt.
Chúng lao nhanh và mạnh mẽ trong nước, tiến về phía trước nơi có những đàn cá khổng lồ đang bơi lượn dùng mỏ tóm lấy con mồi, con mồi bị nuốt ngay sau đó trước khi chúng trồi lên trên.
Tắc kè
Trong thế giới hoang dã, mỗi loài động vật buộc phải tiến hóa và trang bị cho mình những kỹ năng độc đáo để tồn tại. Dù không sở hữu nọc độc như rắn hay những chiếc răng sắc nhọn của sư tử, tắc kè chỉ có một cái lưỡi nhưng lại là một trong những kẻ săn mồi đáng gờm trong tự nhiên.
Những con côn trùng không hề biết rằng ác mộng đang đến gần. Tắc kè, ẩn nấp và ngụy trang mình trên cây, sẵn sàng tấn công bất cứ khi nào cơ hội xuất hiện.
Lưỡi của tắc kè, được cấu tạo từ xương, cơ và mô đàn hồi, lúc nào cũng sẵn sàng. Nó chăm chú chờ đợi khoảnh khắc hoàn hảo để tấn công.
Khi con mồi nằm trong tầm ngắm, các bó cơ ở lưỡi tắc kè sẽ co lại, tạo ra áp lực trên phần co dãn. Lúc năng lượng tích tụ cực đại, lưỡi sẽ phóng ra khỏi miệng, dãn ra gấp đôi chiều dài cơ thể tắc kè, nhắm chính xác vào con mồi. Đầu lưỡi có khả năng bám dính vào mục tiêu, kéo con vật xấu số vào miệng tắc kè một cách vụng về.
Với cái lưỡi mạnh mẽ và khả năng thay đổi màu da linh hoạt để ngụy trang, tắc kè trở thành một trong những sát thủ đáng sợ đối với các loài côn trùng.
Cá mang rổ
Không như loài Ó biển phương Bắc, dùng tốc độ và lực phóng từ trên không xuyên qua lớp nước tóm gọn con mồi. Ngược lại, loài cá nhỏ ở dưới nước cũng muốn săn bắt con mồi trên cao. Tuy nhiên, nó không lao ra khỏi môi trường sống của mình mà sử dụng một cách vô cùng thông minh để tóm sống con mồi.
Trên mặt nước tĩnh lặng là những cành cây nhỏ vươn ra xa, in bóng mình trên mặt nước, khẽ động đậy khi một cơn gió vô tình thổi ngang qua. Dưới mặt nước, nơi ánh sáng và tầm nhìn hạn chế, luôn xuất hiện những điều bất ngờ kèm một chút ma mị.
Từ dưới nước bất ngờ một dòng thác nhỏ lao ngược lên cành cây, dòng nước tuy nhỏ nhưng lực đẩy mạnh mẽ và chính xác, hất tung con vật xấu số đang ngơ ngác văng ra xa, rơi xuống nước.
Không chờ đợi một chú cá nhỏ nhanh chóng lao về con mồi, há to miệng nuốt gọn.
Xem thêm: Cá Mang Rổ Dùng Đạn Nước Bắn Rơi Con Mồi
hay lắm ạ, đúng là thiên nhiên kỳ bí, mỗi loài mỗi cách săn mồi
Con lươn, con rồng với con rắn là vl nhất
ban đêm đi kích cá mà gặp con lươn k biết ai bị giật nữa kkk