Ong đất ( Vespa mandarinia ), dân gian còn gọi là ong bắp cày hay thổ phong, mã phong.
Xem thêm:
- Ruồi ăn sâu | Loài Côn Trùng ăn bằng cách tiêm nọc độc
- Chuồn chuồn – Sát thủ tàn bạo bậc nhất trong thế giới côn trùng
Đây là một loài ong lớn nhất thế giới, chúng thường được biết đến với nọc độc chết người, loài ong này có nguồn gốc từ các vùng ôn đới và nhiệt đới đông châu á, chúng thích sống ở những ngọn núi thấp và các khu rừng, những khu vực đồng bằng hay những nơi có khí hậu cao thường ít thấy chúng xuất hiện.

Chúng có thể được tìm thấy ở Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Đông Dương ( Bao gồm các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Việt Nam ), Nepal, Ấn Độ, và Sri Lanka. Nhưng phổ biến nhất vẫn là ở các khu vực của đất nước Nhật Bản.
Loài ong đất khổng lồ có một màu cam bóng hoặc màu vàng cam trên cơ thể, nó có 1 hàm răng khá lớn và khoẻ mạnh dùng để đào đất và cắn xé nát con mồi, ngực có màu nâu đậm, cánh màu xám, nọc độc của loài ong này có chiều dài lên đến 10mm và chứa một lượng độc tố vô cùng mạnh, trong trường hợp một người trưởng thành chỉ cần bị khoảng 5 con ong đốt cùng một lúc cũng có thể dẫn đến tử vong, hoặc một con trâu khỏe mạnh cũng sẽ không chịu được 20 vết ong đất đốt.
Ong chúa có kích thước cơ thể to hơn các ong thợ, chiều dài cơ thể ong chúa có thể hơn 50mm, trong khi các ong thợ là từ 35 đến 40mm, Tổ ong thường được làm ở trong lòng đất và trong các hốc của gốc cây, Mỗi tổ thông thường có khoảng 4-7 bánh ong.
Thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng, các loài ong nhỏ khác, và kể cả thịt động vật chúng cũng ăn luôn.
Cách thức ăn uống của ong chú cũng rất khác, trong tổ sẽ có một con ong chúa được xếp hạng cao nhất, nó được ăn đầu tiên, trong khi các ong chúa được xếp hạng thấp hơn tạo thành một vòng tròn quang ong chúa cao nhất, một khi ong chúa cao nhất kết thúc bữa ăn, thì ong chúa xếp hạng tiếp theo sẽ được cho ăn, quá trình này được lặp lại cho đến khi một ong chúa cuối cùng được ăn vào một thời gian có thể nói là tồi tệ.

Ong đất có thể tấn công bất cứ loài động vật nào nếu dám xâm phạm lãnh thổ, vì vậy nếu đi rùng mà vô tình bắt gặp tổ ong đất thì cách tốt nhất là nhẹ nhàng tránh càng xa càng tốt.
Nọc độc của ong đất khổng lồ là khoảng 6mm, chất độc của loài ong này có chứa một chất độc thần kinh gọi là mandaratoxin, một chuỗi đơn polypeptide với những lượng phân tử, loại chất độc này có thể gây chết người ngay lập tức, nhưng trong thực tế nếu 1 người trưởng thành bị 1 con cong đất khổng lồ đốt thì lượng độc tố của 1 con ong cũng không thể gây tử vong, nhưng nếu trường hợp nạn nhân bị dị ứng với nọc độc thì nguy cơ tử vong sẽ tăng cao.

Theo một số thống kê gần đây mỗi năm ở Nhật Bản, số người chết do loài ong đất khổng lồ châu Á gây ra là khoảng 30 đến 40 người. còn ở Trung Quốc lời khuyên được đưa ra là nếu 1 người bị loài ong này cắn nhiều hơn 10 lần thì nên nhờ sự giúp đỡ của ytế, và cần được điều trị khẩn cấp nếu bị cắn lên đến 30 lần, nọc độc có thể gây suy thận, thực tế ở đây loài ong này đã giết chết 41 người, và làm bị thương hơn 1.600 người chỉ ở Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 2013.
Tài liệu tham khảo: