Qụa núi cánh trắng ( Corcorax melanorhamphos ) đây là một loài chim khá độc đáo với cách xây tổ bằng bùn khéo léo, tạo những cái tổ như những cái chén chắc chắn trên cây.
Xem thêm:
Mục Lục
Phân bố – Môi trường sống
Qụa núi cánh trắng có nguồn gốc từ miền nam và đông nước Úc. Chúng được tìm thấy sinh sống thường xuyên trong các khu rừng khô, rừng bạch đàn và một số loại cây khác, chúng cũng xuất hiện tại các vùng đất trồng hoa màu, đồng cỏ, vùng ngoại ô và những môi trường cung cấp nhiều lớp lá dày trên mặt đất.
Mô tả
Qụa núi cánh trắng có chiều dài cơ thể khoảng 44 – 50 cm và cân nặng giao động từ 280 – 425 g.
Chúng dễ dàng được nhận ra, nhưng chúng cũng thường bị nhầm lẫn với loài quạ đen, điểm nhấn của chúng là sở hữu một đôi cánh trắng rõ ràng nhất khi chúng xòe cánh ra hoặc trong chuyến bay, ngoài sự khác biệt về đôi cánh chúng còn có thêm một đôi mắt đỏ, còn lại bộ lông gần như là một màu đen.
Qụa núi cánh trắng ăn gì?
Mỗi ngày, loài chim loài chim quạ núi cánh trắng có thể đi bộ vài km quanh vùng lãnh thổ của chúng, và chỉ bay lên không trung khi bị quấy rầy. Có thể nói chúng là một trong những loài quạ bay không thật sự mạnh mẽ, và dành phần lớn thời gian trên mặt đất để tìm kiếm nguồn thức ăn.
Quạ núi cánh trắng đi bộ và tìm kiếm thức ăn theo từng nhóm nhỏ qua các lớp lá cỏ để bắt sâu bọ, côn trùng, ốc sên, rết, gián, châu chấu, kiến, ong và cả ngũ cốc. Chúng cũng thường tìm kiếm những con mối mọt trong các khúc gỗ mục nát, nhưng ít khi nhìn thấy chúng ăn quả trên cây.
Đặc biệt, loài chim này còn được biết với tính cộng đồng khá cao. Trong khi tìm kiếm thức ăn cùng nhau, chốc lát chúng lại gọi nhau bằng các âm thanh nhẹ nhàng. Và khi một cá nhân nào tìm được thức ăn, cả nhóm lại phấn khích chạy vào để cùng chia sẻ bữa ăn.
Tập tính
Mặc dù có tính lãnh thổ và cả tính xã hội rất cao, với mỗi nhóm có từ 4 đến 20 cá thể, và những nhóm như vậy thường là con cái của một cặp duy nhất, bởi việc nỗ lực nuôi dạy con non là nhiệm vụ của cả nhóm. Tuy nhiên, những nhóm gia đình khác có thể bắt cóc con non từ một nhóm gia đình bất kỳ để chúng có thể nuôi dạy những con non ở lứa sắp tới.
Sinh sản
Việc làm tổ và sinh sản mang tính cộng đồng, nghĩa là tất cả các thành viên trong gia đình đều giúp chăm sóc và nuôi con, chim non cần phải học các kỹ năng kiếm ăn một cách đầy đủ trước khi tự lập. Các nhóm gia đình lớn hơn thường sẽ có cơ hội sinh sản thành công cao hơn, đến mức nếu có cơ hội chúng sẽ bắt cóc những con non từ các nhóm gia đình lân cận để chiêu mộ chúng vào nhóm của mình.
Mùa sinh sản thường diễn ra từ tháng 8 đến tháng 12. Tổ là một cấu trúc hình chén, được lót bằng cỏ và cố định bằng bùn, đôi khi là phân động vật. Tổ được làm trên một nhánh cây cách mặt đất đến 10 m.
Chim mẹ đẻ từ 3 – 5 quả trứng màu kem, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ thay phiên nhau ấp trứng trong khoảng từ 19 – 20 ngày. Sau khi nở, chim non cũng được cả gia đình rỉa lông chăm sóc, rồi cùng hợp tác bảo vệ tổ chống lại những kẻ săn mồi.
Tuy nhiên, ở loài này cũng có những hành vi tiêu cực, xuất hiện ở những thành viên chưa trưởng thành có hiệu suất kiếm ăn kém. Khi kiếm được thức ăn và mang về tổ, thay vì để nuôi chim non thì chúng lại lén ăn mất phần khi không có ai trong nhóm quan sát thấy. Và hành vi này sẽ không còn khi nguồn thức ăn dồi dào hơn.
Các chim non phải mất từ 6 đến 7 tháng tuổi mới có thể tự lập, đây được xem là một khoảng thời gian đáng kẻ đối với các loài chim. Nhưng chúng sẽ hoàn trả khoảng thời gian này bằng cách quay trở lại tổ vào năm sau để nuôi dạy các thế hệ tiếp theo.
Nguy cơ
Có ba mối đe dọa chính đối với những chim chưa trưởng thành, là chết đói, bị những con chim săn mồi khác tấn công tổ, và tổ bị phá hoại bởi các các gia đình láng giềng. Những nhóm gia đình có số thành viên nhiều hơn sẽ có khả năng đối phó tối hơn trước các mối đe dọa này.
Tuổi thọ
Tối đa loài quạ núi cánh trắng có thể sống được khoảng 17,6 năm ( Nguồn )
Link video về loài Qụa núi cánh trắng
Tài liệu tham khảo: