Sếu đầu đỏ hay còn gọi là Chim Hạc ( Grus japonensis ), chúng là một loài chim rất hiếm, và là biểu tượng của sự may mắn, trường thọ và lòng trung thành. Sếu đầu đỏ sống ở các khu vực châu Á.
Xem thêm:
Mô tả
Sếu đầu đỏ được đặt tên theo vệt màu đỏ trên đỉnh đầu của nó, toàn thân loài chim này là một màu trắng tuyết và một màu đen trên cánh, khi đứng sếu đầu đỏ trông giống như có một cái đuôi đen, nhưng không, phần màu đen đó là của đôi cánh, còn lông đuôi thực sự là một màu trắng.
Hạc trống có vệt màu đen 2 bên má kéo dài xuống cổ, hạc mái cũng có ở các vị trí này nhưng là màu xám ngọc. Đôi bàn chân có màu nâu xám.
Sếu đầu đỏ nằm trong số những loài chim lớn nhất, với chiều dài cơ thể khoảng từ 150 đến 158 cm, chiều cao từ 101 – 150 cm. trong khi sải cánh của chúng có kích thước rất dài lên đến 220 – 250 cm, và trọng lượng trung bình nặng khoảng từ 4,8 đến 10,5kg. với chim trống thường to và nặng hơn chim mái một chút. cân nặng lớn nhất ở loài chim này lên đến 15kg.
Môi trường sống
Môi trường sống của chúng bao gồm các cánh đồng lúa, bãi triều, bãi bồi. Thức ăn của hạc trắng chủ yếu là các loài động vật không xương sống dưới nước, cá, loài lưỡng cư, côn trùng, bò sát và các loài chim nhỏ khác, thông thường hạc trắng sẽ nuốt chửng con mồi nhưng nếu con mồi quá to nó cũng có thể xé con mồi ra thành nhiều phần.
Sếu đầu đỏ ăn gì?
Khi thời tiết khắc nghiệt hơn, vào những ngày đông lạnh. Hạc chuyển sang ăn chủ yếu là lúa gạo từ các ruộng lúa, trong khi gạo thì rất cần thiết cho người dân Nhật Bản, chúng còn ăn các loại hạt cây khác nhưng sẽ ưu tiên để ăn những loại cây có lượng protein thô cao và hàm lượng chất xơ thấp.
Chúng thường tụ tập và kiếm ăn theo bầy đàn, số lượng thành viên trong một bầy có thể lên đến 80 con, nhưng vì chúng có chế độ ăn chủ yếu là thịt, nên khi mùa đông đến, các cá thể trong đàn phải tự phân tán ra để có thể tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn. vào thời gian này có thể thấy chúng đi thành đôi một hoặc đơn lẻ chỉ một mình.
Khi mùa xuân đến, hạc trắng sẽ kiếm ăn thành từng cặp, và có sự tách biệt với các Hạc non, khoảng cách an toàn cho các Hạt non và Hạc chưa trưởng thành là từ 2 đến 3 m, trong trường hợp các chim non vi phạm ranh giới này, chúng có thể bị tấn công dữ dội.
Với chiều cao trung bình khoảng 1,5m cộng với kích thước cơ thể lớn, loài sếu đầu đỏ gần như ngăn cản hầu hết các kẻ thù của chúng, bằng chứng là sếu đầu đỏ thường phản ứng thờ ơ vớ sự xuất hiện của những loài chim săn mồi như chim ưng, cú, diều. Những loài săn mồi này được phép kiếm ăn gần khu vực tổ của hạc trắng, thông thường chúng sẽ săn mồi trong hoà bình mà không có bên nào quấy rối nhau.
Tuy nhiên đối với những loài chim săn mồi có thể ăn thịt chim non và trứng, như đại bàng, thì sếu đầu đỏ sẽ phản ứng quyết liệt, đe doạ cho đến khi chúng rời khỏi vùng lãnh thổ.
Các loài động vật có vú bao gồm sói xám, Cáo đỏ, Lửng, Mèo rừng, sẽ bị hạc trắng tấn công ngay lập tức, bằng cách hạc trắng sẽ tìm cách dùng mỏ chọc vào 2 bên sườn cho đến khi chúng rời khỏi khu vực nguy hiểm, và đôi khi sếu đầu đỏ cũng có thể giết chết kẻ thù nhỏ như cáo.
Vào 2 mùa xuân – hè, quần thể sếu đầu đỏ sinh sản ở siberia, hoặc đông bắc trung quốc, ở những nơi này loài chim hạc được bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Sinh sản
Hạt trưởng thành khi đạt được 3 hoặc 4 năm tuổi chúng bắt đầu sinh sản. Tất cả các hoạt động như giao phối và đẻ trứng được giới hạn vào tháng tư và tháng 5, vào thời gian này các cặp đôi sẽ di chuyển theo một nhịp điệu cho đến khi chúng đưng gần nhau, hạ đầu xuống và phát ra các tiếng kêu tán tỉnh.
Khi chúng đã chấp nhận nhau làm vợ chồng, chúng sẽ tạo riêng một vùng lãnh thổ trong mùa sinh sản, vùng lãnh thổ có diện tích từ 1 đến 7 km, các vùng lãnh thổ được chọn để làm tổ thường là những nơi bằng phẳng, gần các vùng đất ngập nước và vùng cỏ cao, vị trí làm tổ thường được lựa chọn bởi chim mái, nhưng khi làm tổ thì cả 2 cùng làm.
Đôi khi tổ được làm trên bề mặt nước lạnh, hoặc trên các cánh đồng cỏ. Tổ được làm xong chỉ khoảng 1 tuần, đa số các tổ thường được chim mái đẻ khoảng 2 quả trứng, nhưng cũng có thể là 3. Cả 2 hạc bố và mẹ sẽ cùng nhau ấp trứng trong khoảng 30 ngày, khi hạc con nở chúng sẽ được bố mẹ chăm sóc trong vài tuần, sau khoảng 3 tháng tuổi các hạc con sẽ cùng theo hạc bố mẹ kiếm ăn ở các đầm lầy.
Tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình khoảng từ 30 đến 40 năm, còn những con hạc bị nuôi nhốt chúng có thể sống lên đến 70 năm. Với tuổi thọ này chúng được xem là một trong những loài chim sống lâu nhất.
Tài liệu tham khảo: