Sóc bay (Pteromyini hoặc Petauristini ) là loài sóc có thể bay, tuy nhiên nó không bay theo cách giống như các loài chim hoặc dơi mà là bay theo kiểu lướt qua từ cây này đến cây khác, bằng 2 lớp cánh giả ở hai bên kéo dài từ chân trước tới chân sau, kèm theo cái đuôi dẹp phối hơp nhịp nhàng với cơ thể và các chi giúp nó điều khiển hướng bay một cách hoàn hảo.
Xem thêm:
Loài sóc bay thường có chiều dài 30 cm và nặng từ 113 gram – 184 gram. Con đực và con cái nhìn giống nhau. Phần lông trên lưng và hai bên mình có màu nâu hoặc xám, bụng có màu trắng.
Về mặt giải phẩu học, loài sóc bay không khác gì về cấu trúc cơ thể so với các loài sóc khác nhưng nó có một sự thích nghi cao để phù hợp với phong cách sống riêng của chúng.
Một giả thuyết được đưa ra để giải thích vì sao loài sóc này lại tiến hoá để bay như vậy. Thông thường các loài sóc tìm kiếm nguồn thức ăn trên cây, khi một cây đã được tìm kiếm và nó muốn chuyển sang một cây khác, nếu là các cây ở gần nhau thì chúng chỉ việc nhảy từ cây này sang cây khác, nhưng nếu là cây ở khoảng cách quá xa thì để qua được cây khác nó phải trèo xuống đất rồi chạy thêm một quảng đường nữa để đến với 1 cây khác, chưa kẻ khi xuống đất nó còn phải đối mặt với vô số kẻ thù.
Như vậy quá mất thời gian và công sức, hiệu quả tìm kiếm lại giảm và nguy hiểm, chính vì thế bay lướt là cách hiệu quả nhất để tăng kết quả tìm kiếm thức ăn và tiết kiệm năng lượng. Bằng cách leo đến 1 độ cao thích hợp và trược trong không khí nó có thể tìm kiếm thức ăn ở một diện tích rừng lớn hơn và nhanh hơn loài sóc cây.
Đôi chân của sóc bay có vai trò như một tấm nệm khi nó “hạ cánh” giúp cơ thể tránh các tổn thương do va đập. Khi sóc bay “hạ cánh” ở trên cây, nó sẽ leo lên thật cao để chuẩn bị cho cú nhảy tiếp theo.
Sóc bay có thể xoay người 180 độ và bay xa với khoảng cách lên đến 90m, ngoài ra nó còn có khả năng tăng độ nâng của cơ thể. Chúng là loài vật sinh sống về đêm và ăn tạp, thức ăn là trái cây, chồi, hoa, côn trùng, nhện, nấm, trứng chim và cả nhựa cây.
Ở Việt Nam, một số nơi tin rằng loài sóc bay mang lại điềm xấu, điềm gở và được xem là sứ giả của thần chết vì ở nơi nào có sóc bay xuất hiện là nơi ấy sắp có người chết.
Sinh sản
Mùa sinh sản thường diễn ra vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm. Sóc bay thường đẻ từ 2 – 7 con/lứa. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 40 ngày.
Con non mới sinh không lông, các giác quan khác hầu như là không hiện diện, kể cả nội tạng của nó cũng có thể nhìn thấy qua da, nhưng sau 5 tuần cơ thể nó gần như được phát triển hoàn toàn, và lúc này nó có thể thích nghi dần với môi trường và bắt đầu học các kỹ năng sinh tồn. Sóc mẹ sẽ chăm sóc và bảo vệ chúng cho đến khi trưởng thành, sóc đực không tham gia vào công việc nuôi con.
Các sóc con bắt đầu học bay lướt qua các cây sau 2,5 tháng sau thời gian đó, kỹ năng của chúng được hoàn thiện, sẵn sàng rời khỏi tổ và bắt đầu có cuộc sống tự lập.
Tỉ lệ tử vong ở những con sóc chưa trưởng thành khá cao, do bị ăn thịt hoặc bệnh tật, những kẻ thù của sóc bay bao gốm, rắn, chó sói, mèo hoang, đặc biệt là cú rừng.
Tuổi thọ
Tuổi thọ trong tự nhiên của sóc bay là 6 năm, nhưng trong các vườn thú nó có thể sống đến 15 năm.