Loài Vật

Thế giới động vật

Tầm Bóp – Loài Cây Mọc Hoang Ở Việt Nam

Google news



Tầm bóp hay còn gọi lu lu cái, lồng đèn, thù lù cạnh, bôm bốp ( Physalis ) đây là loài thực vật có hoa thuộc họ Cà. Loài cây này có khá nhiều phân loài, chúng sinh sống và phát triển tại các vùng cận nhiệt đới trên thế giới.

Xem thêm:

Mô tả

Một đặc điểm đáng chú ý của loài cây này, là trái của chúng được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng như cái túi, phát triển từ đài hoa. Qủa nhỏ mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh khi chín có màu vàng đến cam.

Qủa tầm bóp
Qủa tầm bóp

Tầm bóp là cây thân thảo, có chiều cao từ 0,4 đến 3m, thân cây phân nhiều cành, thường rũ xuống, lá mọc so le hình bầu dục. Hoa mọc đơn độc có cuống mảnh dài khoảng 1cm, hoa có màu vàng tươi hoạc trắng nhạt. Tùy theo phân loài mà có thể là cây hàng năm hoặc cây lâu năm.

Hầu hết chúng đều cần ánh nắng đầy đủ và nhiệt độ từ ấm đến nóng. Một số phân loài khá nhạy cảm với sương giá, nhưng một số loài khác thì có thể chịu được cái lạnh đến khắc nghiệt của mùa đông.

Tầm bóp có thể phát triển ở hầu hết các loại đất, chúng phát triển rất tốt trong đất nghèo dinh dưỡng, và cả trong chậu. Tuy nhiên, loài cây này dễ bị ảnh hưởng bởi các loài sâu bệnh gây hại, như một số loài rệp, ruồi trắng, bọ…

Không phải tất cả các phân loài của chi tầm bóp đều cho trái ăn được. Tuy nhiên, một số loài đã chọn lọc được trồng để lấy quả làm thức ăn. Qủa tầm bóp rất giàu cryptoxanthin ( β-cryptoxanthin là một chất chống oxy hóa và có thể giúp ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho tế bào và DNA, cũng như kích thích việc sửa chữa các tổn thương do oxy hóa đối với DNA )

Sau khi loại bỏ lớp vỏ bao bọc bên ngoài, quả tầm bóp có thể được ăn sống và được sử dụng trong món salad, hoặc như một món tráng miệng. Loại quả này cũng được sấy khô và sử dụng như nho khô. Qủa tầm bóp chứa Pectin ( Pectin là một chất xơ tự nhiên – polymer của các acid polygalacturonic và các este metyl, có trong hầu hết các loại thực vật ) và có thể được sử dụng để làm nhân bánh.

Một số phân loài của tầm bóp có tầm quan trọng trong thương mại ở Colombia hoặc Ấn Độ, như Tomatillos ( Physalis philadelphica ), tầm bóp Nam Mỹ ( Physalis peruviana )…

Trong y học Trung Quốc, các loài tầm bóp được sử dụng để điều trị những căn bệnh như áp xe, ho, sốt và đau họng.

Cây Tầm bóp ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây tầm bóp ( Physalis angulata ) mọc hoang rất nhiều, có thể được tìm thấy ở nhiều nơi, như bờ ruộng, bãi cỏ, vùng đất hoang ven đường làng quê, chúng cũng có thể được tìm thấy ở ven rừng, tại các vùng đất thấp và các vùng đất cao hơn lên đến độ cao 1500 m so với mực nước biển.

Sử dụng trong y học cổ truyền

Toàn cây có vị đắng, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc. Dùng 20 – 40 g khô sắc uống. Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái. Dùng 40 – 80 g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa.

Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thuỷ thủng và đắp ngoài chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng đái đường.

Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.

Những người hay lênh đênh sông nước, nên ăn quả này thường xuyên vì lượng vitamin C và B1, tiền vitamin A trong quả tầm bóp rất cao nên rất tốt cho cơ thể, có thể chữa bệnh Scorbut vì trên biển không có hoa quả.

Cây tầm bóp
Cây tầm bóp – Photo by: User:Carstor

Ở châu Phi, họ ăn lá cây đã được nấu chín hoặc dùng như một tấm băng để băng các vết thương bị nhiễm trùng.

Ngoài ra quả tầm bóp còn có thể phòng ngừa các bênh về đường tiết niệu và viêm thận, như sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Quả có thể để khô làm mứt. (Nguồn)

Link Video Cây Tầm Bóp 

 

Tài liệu tham khảo:


5 1 Bỏ phiếu
Article Rating
Subscribe
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Bài viết của danh mục khác:

Nuốc Bụng Vàng – Loài Chim Sở Hữu Bộ Lông Nổi Bật

Nuốc Bụng Vàng – Loài Chim Sở Hữu Bộ Lông Nổi Bật

Nuốc bụng vàng (Harpactes oreskios) là một loài chim thuộc họ Trogonidae, đặc trưng bởi vẻ đẹp và màu sắc phong phú. Loài này phân bố chủ [...]
Chim Đại Bàng Vàng- Sát Thủ Săn Mồi Trên Không Trung

Chim Đại Bàng Vàng- Sát Thủ Săn Mồi Trên Không Trung

Chim Đại bàng vàng – Chim săn mồi là một trong những nhóm chim đa dạng và thành công nhất trên hành tinh. Chúng sở hữu những kỹ năng [...]
Chim Cắt với Đại Bàng, Chim Cắt Có Chút Cơ Hội Nào?

Chim Cắt với Đại Bàng, Chim Cắt Có Chút Cơ Hội Nào?

Chim cắt với đại bàng – Tốc độ bay của loài chim cắt có thể vượt quá 100 mét mỗi giây, ngay cả máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit [...]
Chuột Ma Sói Bắt Sống Rắn Độc, Tấn Công Rết, Ăn Thịt Đồng Loại

Chuột Ma Sói Bắt Sống Rắn Độc, Tấn Công Rết, Ăn Thịt Đồng Loại

[ Chuột ma sói ] Con chuột nhỏ sa mạc này đã phá vỡ mọi quan điểm về loài gặm nhấm, không giống như những loài chuột khác chỉ thích ăn [...]
Tại sao một số loài vật bị mất đầu nhưng vẫn sống

Tại sao một số loài vật bị mất đầu nhưng vẫn sống

Một cái đầu bị cắt đứt liệu có thể mọc lại không? Câu trả lời có lẽ ai cũng biết. Từ xa xưa đến nay, rất nhiều người đi tìm [...]
10 hiện tượng động vật kỳ lạ đáng sợ nhất thế giới

10 hiện tượng động vật kỳ lạ đáng sợ nhất thế giới

Hiện tượng động vật kỳ lạ – Trận mưa rắn từ trên trời có thật sự tồn tại? giông bão, mưa đá, bão tuyết… Những thảm [...]
Hồng hoàng Visayan Đứng Trước Nguy Cơ Tuyệt Chủng

Hồng hoàng Visayan Đứng Trước Nguy Cơ Tuyệt Chủng

Hồng hoàng Visayan (Penelopides panini) là một loài chim mỏ sừng sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới trên các đảo Panay, Negros, Masbate và [...]
Hồng Hoàng Mỏ Đỏ Phương Bắc

Hồng Hoàng Mỏ Đỏ Phương Bắc

Hồng hoàng mỏ đỏ phương Bắc / Northern red-billed hornbill (Tên khoa học: Tockus erythrorhynchus) đây là một loài chim thuộc họ hồng hoàng [...]
10 Loài Rắn Lớn Nhất Từng Được Con Người Phát Hiện

10 Loài Rắn Lớn Nhất Từng Được Con Người Phát Hiện

Trong hơn 600 loài rắn có nọc độc trên hành tinh, thì khoảng 200 loài có thể gây nguy hiểm thực sự. Ngay cả khi bạn sợ rắn, đó là một [...]
Chú chó tội nghiệp và hổ nằm ngủ bên đường

Chú chó tội nghiệp và hổ nằm ngủ bên đường

Chú chó tội nghiệp và hổ nằm ngủ – Một tình huống xảy ra trên một con đường đất trong khu rừng, một chú chó đang thong thả đi từ [...]
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luậnx
()
x